Quy trình xử lý học sinh vi phạm kỷ luật 2023
Việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật theo nội quy sẽ giúp nhà trường và gia đình dễ kiểm soát các hành vi vi phạm của học sinh. Sau đây là quy trình xử lý học sinh vi phạm kỷ luật được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn cùng tham khảo.
Các bước xử lý học sinh vi phạm kỷ luật
I. Các bước xử lý, giáo dục trước khi đề nghị kỷ luật học sinh
1. Đối với những HS có hành vi vi phạm "Nội quy học sinh" (đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài, không làm bài tập):
+ Lần 1: Giám thị ghi nhận và nhắc nhở HS không được tái phạm.
+ Lần 2: Giám thị yêu cầu học sinh viết bản tự kiểm điểm, phê bình học sinh và thông báo cho GVCN biết để cùng phối hợp giáo dục.
+ Lần 3: Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.
+ Lần 4: Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.
+ Lần 5: Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật (theo hướng dẫn tại thông tư của Bộ GD&ĐT).
*Ghi chú: Xử lý theo số lần vi phạm của học sinh (không chỉ là tái phạm lỗi trước).
2. Đối với những học sinh có hành vi vi phạm "những điều học sinh không được làm" (theo Điều lệ Trường THCS, THPT, và trường phổ thông có nhiều cấp học):
+ Học sinh có hành vi gian lận trong các kỳ kiểm tra định kỳ, tập trung (có biên bản do giáo viên coi thi, coi kiểm tra lập) thì GVCN xem xét xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ cao nhất là Trung bình.
+ Học sinh vi phạm những điều "cấm" còn lại thì Giám thị lập biên bản, mời phụ huynh đến trao đổi; đồng thời yêu cầu GVCN phải xét kỷ luật Khiển trách trước lớp.
+ Học sinh đã bị Khiển trách trước lớp mà vẫn vi phạm lần 2 (không chỉ là tái phạm lỗi trước) giám thị phối hợp với GVCN lập hồ sơ gởi Hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét; đồng thời thông báo để CMHS biết.
* Riêng những khuyết điểm có tính nghiêm trọng (dù mới vi phạm lần đầu) giám thị lập biên bản, thông báo cho CMHS, phối hợp với GVCN lập hồ sơ đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường để xử lý.
II. Các bước thực hiện khi đề nghị triệu tập Hội đồng kỷ luật
1. Các hình thức kỷ luật đối với học sinh:
+ Khiển trách trước lớp đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau:
- Nghỉ học không phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng
- Không thuộc bài hoặc không làm bài tập từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
- Đi học trễ từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
- Nói năng thô tục, đánh bài, hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần
- Vi phạm nội quy thi ( kiểm tra)
- Có thái độ thiếu tôn trọng đối với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, bạn bè…
- Gây mất đoàn kết trong lớp, bao che cho hành vi sai trái của bạn mà không có ý thức đấu tranh hoặc không báo cáo cho nhà trường (GVBM,GVCN,giám thị hoặc BGH….) biết cái sai của bạn
*Lưu ý: GVCN căn cứ mức độ vi phạm của học sinh, khiển trách học sinh trước lớp trong buổi sinh hoạt lớp đầu tuần (ghi lại biên bản sinh hoạt lớp và nộp về phòng QLGD học sinh).
+ Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
- Tái phạm các khuyết điểm đã từng bị xử lý khiển trách trước lớp.
- Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần song đã gây nhiều tác hại, ảnh hưởng không tốt đến giáo dục của nhà trường: Ăn cắp sách, bút, tiền bạc, tư trang …của người khác; Gây gỗ đánh nhau với học sinh trong trường và người ngoài trường; Tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm, tuyên truyền và thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; Nghe nhạc, xem phim ảnh hoặc lưu trữ, truyền bá sách báo có nội dung xấu.
*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường ở học kì nào thì chỉ được xếp loại hạnh kiểm cao nhất là Trung bình ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ không ghi vào học bạ nhưng được thông báo cho CMHS biết để phối hợp giáo dục.
+ Cảnh cáo trước toàn trường đối với HS vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
- Tái phạm các khuyết điểm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường.
- Nhiều lần trốn học, trốn đi lao động hoặc quay cóp trong lúc kiểm tra (có tính hệ thống)
- Mắc khuyết điểm, sai phạm lớn dù chỉ 1 lần và mức độ tác hại thực sự nghiêm trọng: Ăn cắp, cướp giật trong và ngoài nhà trường; Có lời nói và hành động vô lễ với cán bộ, giáo viên, nhân viên; Đánh nhau có tổ chức, gây rối trật tự trị an bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết.
*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật cảnh cáo ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm YẾU ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ và thông báo cho CMHS biết.
+ Đình chỉ học tập 1 tuần lễ đối với HS vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
- HS đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu đến học sinh khác.
- Học sinh vi phạm lần đầu nhưng có mức độ rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, thầy cô giáo, tập thể lớp như : Trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác…
*Lưu ý: Học sinh bị Đình chỉ học tập 1 tuần ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm YẾU ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi học bạ và thông báo cho CMHS biết để phối hợp giáo dục..
+ Đình chỉ học tập 1 năm học đối với HS vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
- HS đã bị đình chỉ học tập 1 tuần nhưng không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm khuyết điểm (không chỉ là lỗi đã bị xử lý), thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm nghiệm trọng khác.
- HS vi phạm lần đầu nhưng có mức độ rất nghiêm trọng, có ý thức và chủ động gây ra những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm: Tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động…; Sử dụng hung khí đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác; Can án ngoài trường bị công an bắt giữ….
* Lưu ý: Học sinh bị đình chỉ 1 năm học sẽ được nhà trường gửi trả về địa phương (Phường, tổ dân phố) để theo dõi, giáo dục. Sau khi hết thời hạn kỷ luật nếu HS muốn học lại thì CMHS phải làm đơn xin nhà trường cho học lại; phải có giấy của công an địa phương xác nhận mức độ tiến bộ và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong thời gian ở địa phương và bản cam kết của gia đình về việc giáo dục con em mình.
2. Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh
GVCN khi xử lý hoặc đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường xử lý kỷ luật học sinh cần có đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu sau:
+ Với hình thức Khiển trách trước lớp:
- Học sinh làm bản tường trình, bản tự kiểm điểm.
- Học sinh đọc bản tự kiểm trước lớp, nghe GVCN phân tích khuyết điểm
- Hình thức xử lý Khiển trách trước lớp phải được thể hiện rõ trong biên bản sinh hoạt lớp hàng tuần
* GVCN tập hợp các biên bản vi phạm từ giám thị và học sinh vi phạm, các bản tường trình, kiểm điểm có liên quan, ghi chép vào sổ chủ nhiệm và lưu vào bộ hồ sơ CN lớp.
+ Với Hình thức Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên:
- Biên bản vi phạm của HS (ghi nhớ sự việc) do giám thị hoặc những người có trách nhiệm lập.
- Bản tường trình sự việc sai phạm của các đối tượng có liên quan.
- Bản tự kiểm của HS vi phạm (kèm theo những tài liệu, tang vật…. nếu có)
- Biên bản họp lớp xét đề nghị xử lý kỷ luật HS.
- Văn bản đề nghị Hội đồng kỉ luật nhà trường xét kỉ luật học sinh của GVCN (có ý kiến nhất trí của phòng QLHS)
* GVCN tập hợp hồ sơ, gởi PHT phụ trách công tác QLGD học sinh để trình Hiệu trưởng triệu tập Hội đồng kỷ luật nhà trường.
3. Hội đồng kỷ luật nhà trường
Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét kỷ luật, giảm mức hoặc xoá kỷ luật học sinh. Hội đồng kỷ luật do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của hội đồng có thể gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục (giáo viên làm công tác tư vấn, giáo viên dạy môn giáo dục công dân hoặc giáo viên khác có liên quan) và đại diện cha mẹ học sinh của trường.
Trước khi họp hội đồng kỷ luật để xét kỷ luật học sinh, ban giám hiệu phải mời Cha Mẹ học sinh và học sinh đến thông báo về các vi phạm của học sinh và bàn bạc trong hội đồng kỷ luật hình thức kỷ luật sẽ áp dụng.
4. Các thời điểm họp Hội đồng kỷ luật
Họp định kỳ hàng tháng, cuối học kỳ, cuối năm học và họp đột xuất để thi hành kỷ luật kịp thời nhằm nâng cao tác dụng giáo dục chung cho toàn trường và nhanh chóng hạn chế tác hại của hành động phạm lỗi.
III. Hướng dẫn các bước trong phiên họp Hội đồng kỷ luật học sinh
Phiên họp Hội đồng kỷ luật học sinh thường gồm 3 phần, như sau:
1. Kết luận lỗi vi phạm của học sinh
+ Thành phần:
Gồm các thành viên của Hội đồng kỷ luật, học sinh vi phạm kỷ luật và đại diện gia đình học sinh bị kỷ luật.
+ Các bước thực hiện:
- Tuyên bố lý do.
- Công bố Quyết định thành lập Hội đồng xét kỷ luật học sinh.
- Thông qua văn bản của nhà trường về việc hướng dẫn thực hiện xử lý kỷ luật học sinh của nhà trường trên cơ sở Thông tư 08/TT và Điều lệ trường học của cấp học (phần xét kỷ luật học sinh)
- Học sinh đọc bản tường trình (nếu có) và bản kiểm điểm.
- GVCN nhận xét về ý thức kỷ luật của học sinh, phân tích những sai phạm và đề xuất ý kiến xử lý.
- Các thành viên Hội đồng phát biểu, phân tích về những lỗi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với học sinh.
- Đại diện gia đình học sinh phát biểu.
- Chủ tịch Hội đồng kết luật về những lỗi vi phạm của học sinh.
2. Quyết định hình thức kỷ luật
+ Thành phần:
Các thành viên của Hội đồng kỷ luật (không có học sinh và gia đình học sinh)
+ Các bước thực hiện:
- Các thành viên Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật đối với học sinh.
- Thư ký kiểm phiếu và công bố kết quả.
3. Tuyên bố Quyết định kỷ luật
+ Thành phần:
Có đủ thành phần như ở phần 1.
+ Các bước thực hiện:
- Đại diện Hội đồng kỷ luật thông báo hình thức kỷ luật đã được Hội đồng kỷ luật quyết nghị và đề nghị Hiệu trưởng áp dụng đối với học sinh.
- Học sinh hoặc đại diện gia đình học sinh đưa ra ý kiến.
- Chủ tịch Hội đồng kỷ luật kết luận.
- Thư ký thông qua biên bản cuộc họp.
- Bế mạc./.
IV. Các vấn đề sau khi công bố kỷ luật học sinh
1. Quyền khiếu nại của học sinh và cha mẹ học sinh
Học sinh và cha mẹ có quyền khiếu nại về kỷ luật của mình từ mức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường trở lên trong thời hạn 1 tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỷ luật:
+ Nếu bị kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường hoặc bị đuổi học 1 tuần lễ thì làm đơn khiếu nại với nhà trường, Hiệu trưởng, xem xét lại vụ kỷ luật và trả lời ngay cho đương sự trong thời gian 3 ngày kể từ ngày được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỷ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỷ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét vụ việc kỷ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần lễ kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
+ Nếu bị kỷ luật đuổi học 1 năm thì có thể làm đơn khiếu nại với nhà trường hoặc cơ quan giáo dục cấp trên. Hiệu trưởng xem xét lại vụ kỷ luật và trả lời ngay cho đương sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỷ luật thì Hiệu trưởng triệu tập ngay Hội đồng kỷ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét vụ việc kỷ luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần lễ kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
2. Giúp đỡ học sinh, xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật
Đối với những học sinh bị kỷ luật, giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên bộ môn, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tập thể lớp có trách nhiệm theo dõi, tích cực giúp đỡ rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
Cuối năm học, Hội đồng kỷ luật của nhà trường dưới sự điều khiển của Hiệu trưởng sẽ họp bàn để xét quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh phạm lỗi trong năm học nếu học sinh đó có sửa chữa và có tiến bộ. Học sinh và cha mẹ học sinh được mời đến tham dự cuộc họp này, nhưng khi hội đồng kỷ luật biểu quyết xóa kỷ luật thì không được tham dự. Việc biểu quyết này sẽ tiến hành bằng bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số. Quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật được công bố tại nơi đã công bố thi hành kỷ luật, đồng thời thông báo cho học sinh và cha me học sinh biết.
+ Hồ sơ để xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật gồm:
- Bản tự kiểm điểm về quá trình tự phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ của học sinh phạm lỗi;
- Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỷ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể lớp của học sinh phạm lỗi.
Chú ý: Việc ghi kỷ luật vào học bạ của học sinh chỉ tiến hành vào cuối năm học, sau khi Hội đồng kỷ luật đã họp xem xét và quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh phạm lỗi và ghi theo mức kỷ luật mới (nếu được hạ mức) hoặc không ghi kỷ luật (nếu đã được xóa kỷ luật). Chỉ ghi vào học bạ các kỷ luật từ mức bị cảnh cáo trước toàn trường trở lên.
Hội đồng kỷ luật chỉ xét xóa kỷ luật cho những học sinh bị mức kỷ luật từ cảnh cáo trước toàn trường trở lên. Ví dụ: Một học sinh A trong học kỳ I mắc khuyết điểm, sai phạm và đã bị Hội đồng kỷ luật quyết định xử lý cảnh cáo trước toàn trường. Đến cuối năm học đó đã có cố gắng phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ, học sinh này đã được Hội đồng kỷ luật xét hạ mức kỷ luật từ cảnh cáo trước toàn trường xuống mức khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, thì không ghi vào học bạ của học sinh này mức độ kỷ luật cảnh cáo nữa.
Các quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh phạm lỗi, nhà trường thông báo ngay cho gia đình học sinh biết để phối hợp cùng nhà trường động viên con em tiếp tục phấn đấu tiến bộ hơn nữa.
3. Lưu trữ hồ sơ kỷ luật
Hồ sơ kỷ luật, hồ sơ hạ mức hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh cần được bảo quản đầy đủ và lưu trữ lâu dài tại văn phòng nhà trường (đối với những học sinh bị Hội đồng kỷ luật của nhà trường xử lý) và lưu giữ tại Sổ chủ nhiệm lớp trong thời hạn học sinh đang theo học ở từng cấp học (đối với những học sinh bị GVCN lớp khiển trách trước lớp).
Mời các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quy trình xử lý học sinh vi phạm kỷ luật 2023
151,1 KB 02/07/2020 8:51:00 SAGợi ý cho bạn
-
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
-
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương 2024
-
Đáp án tự luận an toàn giao thông lớp 5 năm 2024
-
Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2024 (9 mẫu)
-
Vẽ tranh nha học đường 2024
-
Chia sẻ những việc em đã, đang và sẽ làm theo lời Bác dạy để đưa Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu"
-
Đáp án cuộc thi 90 năm Đảng bộ Thanh Hoá Tuần 13
-
Bài thu hoạch khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc
-
(9 mẫu) Chia sẻ về cuốn sách em yêu thích hoặc đã làm thay đổi nhận thức của em 2024
-
Trách nhiệm của bản thân để thực hiện tốt QPAN ở cơ quan, nhà trường hiện nay
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2024
Nhận thức về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lực lượng Công an nhân dân
Những hình ảnh ấn tượng trong tôi từ cảm xúc, suy nghĩ trong chuyến trải nghiệm bảo tàng
Thể lệ Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo"
Trình bày phương pháp dạy thực hành môn Công nghệ ở tiểu học
Bộ câu hỏi về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có đáp án