Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được xác định trong văn bản nào?

Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được ra đời trong văn bản nào?

Tên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được xác định trong văn bản nào? Đây là một trong số các câu hỏi của cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 2023 đã chính thức được phát động trên trang baocaovien.vn. Sau đây là một số gợi ý của Hoatieu giúp bạn đọc nắm được văn bản đánh dấu sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Đáp án câu 5 tuần 1 thi tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 2023

Câu hỏi: Khi mới ra đời, Quân đội ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách là đội quân tuyên truyền. Tên "Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân" được xác định trong văn bản nào?

  1. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
  2. Bài nói chuyện của Bác Hồ với Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
  3. Sắc lệnh thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
  4. Chỉ thị thành lập Việt Nam Giải phóng quân

Đáp án: A. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.

Giữa tháng 12/1944, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá với nội dung:

“1-Tên: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền."

Đội việt nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào ngày tháng năm nào?

Đội được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng nằm giữa 2 tổng Trần Hưng Đạo và Hoa Thám (Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia làm 3 tiểu đội, trong đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, Xích Thắng (tức Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến… Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn) với 10 viên đạn, 17 súng trường, 14 mã tấu.

Sau khi thành lập, đội đã đánh thắng 2 trận đầu là Phai Khắt và Nà Ngần. Quân số tăng lên thành đại đội, tạo ra một khu vực cơ sở cách mạng rộng lớn. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 9/3/1945, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chia làm nhiều mũi. Mũi thọc xuống phía nam giải phóng Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Cạn); Chiêm Hóa (Tuyên Quang); mũi tiến công Thất Khê (Lạng Sơn); lại có mũi ngược lên biên giới Việt – Trung, một loạt đồn từ Trùng Khánh, Bảo Lạc bị hạ, rồi phát triển sang Hà Quảng (Cao Bằng). Cuối tháng 3, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân tại Chợ Chu (Thái Nguyên).

Ngày 15/5/1945, tại Chợ Chu, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất với Đội Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Giải phóng quân. Đây là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của Nhân dân ta. Năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hằng năm không chỉ là ngày kỷ niệm Quân đội Nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày Quốc phòng toàn dân nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, động viên mọi công dân chăm lo, củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 20.197
0 Bình luận
Sắp xếp theo