Người đứng đầu chế độ mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là gì?

Mạc Phủ là một chế độ chính trị ở Nhật Bản được hình thành từ thế kỉ XVII và kết thúc vào thế kỉ XIX. Chế độ Mạc phủ kéo dài từ năm 1192 cho đến năm 1867 trong khi triều đình Thiên hoàng chỉ làm bù nhìn. Người đứng đầu chế độ mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là gì là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

1. Người đứng đầu chế độ mạc phủ ở Nhật Bản

Câu hỏi: Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng

B. Sôgun (Tướng quân)

C. Nữ hoàng

D. Vua

Đáp án: B. Sôgun (Tướng quân)

2. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:

+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

* Về chính trị:

- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.767
0 Bình luận
Sắp xếp theo