Ma trận, bản đặc tả đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Khung ma trận và bản đặc tả đề thi cuối kì 1 môn Văn 11 CTST

Khung ma trận và bản đặc tả đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo trong bài viết sau đây của Hoatieu bao gồm ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 11 Chân trời sáng tạo cùng với bản đặc tả ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn CTST chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô để chuẩn bị cho kì thi cuối kì sắp tới.

1. Ma trận đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 11 CTST

TT

Chương/ Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TL

TL

TL

TL

1

Đọc hiểu

- Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm

- Truyện kí, tuỳ bút/tản văn

- Văn nghị luận

3 câu/1,5 điểm

3 câu/ 3,0 điểm

1 câu/ 1,0 điểm

1 câu/ 0,5 điểm

60

2

Viết

Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

1*/ 1,0 điểm

1*/ 1,5 điểm

1*/ 1,0 điểm

1*/ 0,5 điểm

40

Viết một văn bản nghị luận về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm văn học (Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm; Truyện kí, tuỳ bút/tản văn)

Tổng

4*/ 2,5 điểm

4*/ 4,5 điểm

2*/ 2,0 điểm

2*/ 1,0 điểm

100

Tỷ lệ %

25

45

20

10

100

Tỷ lệ chung %

70

30

100

Lưu ý: Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ; các cấp độ và cách tính điểm của mỗi yêu cầu được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm.

2. Bản đặc tả đề thi cuối kì 1 môn Văn 11 CTST

TT

Chương/ Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

Vận dụng

cao

1

Đọc hiểu

Truyện thơ dân gian,

truyện thơ Nôm

Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, câu chuyện, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm

- Nhận biết được người kể chuyện trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

- Nhận biết được ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm và các biện pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

- Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

3

3

1

1

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện của tác phẩm.

- Phân tích được đặc điểm, vai trò của của cốt truyện, nhân vật, chi tiết trong truyện thơ dân gian/truyện thơ Nôm.

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa của ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật trong truyện thơ dân gian/ truyện thơ Nôm.

- Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản có nhiều chủ đề), tư tưởng, thông điệp của truyện thơ dân gian/truyện thơ Nôm.

- Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả trong truyện thơ dân gian/truyện thơ Nôm.

- Phân tích được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện thơ dân gian/truyện thơ Nôm.

- Phát hiện và lí giải được các giá trị nhân văn, triết lí nhân sinh từ truyện thơ dân gian/truyện thơ Nôm.

Vận dụng:

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

.........................

Nội dung chi tiết mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 592
0 Bình luận
Sắp xếp theo