Quy trình dạy tập viết, chính tả lớp 1
Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết quy trình dạy tập viết, chính tả lớp 1 để thầy cô cùng tham khảo. Quy trình dạy tập viết, chính tả lớp 1 nêu rõ các bước chuẩn bị và dạy môn tập viết, chính tả cho học sinh lớp 1. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Cách trình bày chính tả lớp 1
1. Tầm quan trọng của việc dạy tập viết, chính tả lớp 1
Như chúng ta đã biết “Cấp Tiểu học là nền, lớp Một là móng”. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục. Vì vậy muốn có “nền móng” tốt người giáo viên phải là người thợ đầu tiên để góp phần quan trọng xây dựng nên nền móng đó. Đối với học sinh cấp Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng, dạy cho các em nắm chắc được những kiến thức sơ đẳng từ buổi ban đầu thì các em mới có vốn để tiếp thu những kiến thức mới của các lớp trên tốt hơn. Ông cha ta đã có câu “Nét chữ - nết người”, không phải tự nhiên mà ông cha ta đã đúc kết ra câu nói ấy, mà cũng không tự nhiên con người ta viết đẹp là do có “hoa tay”. Nếu cái nết của con người “phần nhiều do giáo dục mà nên” thì nét chữ cũng phải do rèn luyện mới có. Các em phải được rèn luyện ngay từ những nét chữ đơn giản đầu tiên. Đó là từ khi các em bắt đầu tập cầm bút viết những nét chữ cơ bản trên trang vở đầu tiên của đời học sinh các em.
Không riêng gì đối với những người giáo viên chúng ta mà với ai cũng vậy, thật là buồn trước một bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, trình bày cẩu thả, luộm thuộm. Thật là đau lòng khi học sinh chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước lại viết “Tổ quốc” thành ra “Tổ cuốc”! Ngược lại, được nhìn một bài viết sạch đẹp, đúng chính tả, ít ra cũng gây cho chúng ta những hứng thú ban đầu để có tâm lý thoải mái đi sâu vào tìm hiểu nội dung bên trong. Hơn nữa, một bài viết đúng chính tả còn thể hiện được sự trong sáng của Tiếng Việt và còn cao hơn đó là thể hiện trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ của người viết. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên phải là người chịu trách nhiệm rèn cho học sinh từng nét chữ từ buổi ban đầu, để rồi khi lớn lên, khi bước vào đời các em sẽ có được những nét chữ đẹp và viết đúng chính tả. Mặc dù ở thời đại ngày nay thông tin ngày càng được phát triển hiện đại hơn như: Vi tính, Phô tô, Fax, chát .... Nhưng nét chữ viết đúng, viết đẹp không thể thiếu mà nó là một trong những hành trang cùng các em bước vào đời.
Vì vậy, rèn luyện để học sinh có kỹ năng viết đúng, viết đẹp ngày càng được chú trọng bằng những cuộc thi viết chữ đẹp các cấp. Viết đúng chính tả, viết đẹp, tốc độ viết ngày càng nhanh theo đúng quy định của chương trình ở từng lớp là trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi người giáo viên chúng ta. Luyện chữ viết đẹp, viết đúng chính tả cho học sinh là góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:
“ Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ...”.
Trong những năm gần đây nhiều trường đã chú trọng đến phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Vì vậy chữ viết của học sinh đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên cũng còn những giáo viên chưa chú trọng, chưa có phương pháp và thiếu tính kiên trì trong việc luyện viết cho học sinh.
2. Quy trình dạy tập viết lớp 1
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV chấm vở ở nhà của một số em. Nhận xét.
- HS viết bảng con một số từ theo yêu cầu của GV.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Giờ tập viết hôm nay các em sẽ tập tô chữ hoa ... và tập viết các vần ... từ ngữ ứng dụng ....
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa
- GV treo bảng có viết chữ hoa ... và hỏi: Chữ hoa ... gồm những nét nào?
- GV chỉ lên chữ hoa ... và nói cấu tạo của chữ hoa ... Sau đó GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa ... cho HS. GV viết mẫu chữ hoa ....
- HS viết chữ hoa ... lên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng
- GV treo bảng viết sẵn các vần và từ ngữ ứng dụng.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ (cá nhân, cả lớp).
- HS phân tích tiếng ....
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ, cách đưa bút.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập viết vào vở
- GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn.
- GV thu vở chấm và chữa một số bài. Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
III. CỦNG CỐ:
GV cho HS tìm những tiếng có vần ....
IV. DẶN DÒ:
Về nhà luyện viết phần B trong vở tập viết. GV nhận xét giờ học.
3. Quy trình dạy chính tả lớp 1
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
GV chấm vở một số HS về nhà viết lại bài ở tiết trước.
GV nhận xét, cho điểm HS.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
- Nếu chính tả nghe viết: GV đọc cho HS nghe đoạn cần viết.
- Nếu chính tả tập chép: GV treo bảng phụ hoặc chép bài chính tả lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung khổ thơ 1và yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- 3 - 5 HS đọc lại đoạn viết.
- HS: Tìm tiếng khó viết. HS phân tích tiếng khó và viết bảng con (GV cất bảng phụ).
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. GV quan sát xem em nào viết sai yêu cầu nhẩm, đánh vần, viết lại.
- HS chép bài chính tả vào vở. GV quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. Nhắc HS chữ cái đầu dòng phải viết hoa.
- GV đọc lại để HS soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài. GV đọc thong thả cho HS soát lỗi, đến chỗ khó viết GV đánh vần từng tiếng một.
- HS theo dõi và ghi số lỗi ra lề. HS nhận lại vở, xem các lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở. GV thu chấm một số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- GV treo bảng viết sẵn các bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập trên bảng phụ.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS cả lớp làm bài bằng bút chì vào vở bài tập TV 1/ 2.
- HS đọc lại bài đã hoàn thành. HS và GV nhận xét bài làm của từng bạn.
- Cả lớp chữa lại bài trong vở.
III. CỦNG CỐ:
GV: Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
IV. DẶN DÒ:
- Những em nào sai nhiều lỗi, chép chưa đẹp về nhà nhớ chép lại bài .
- Học thuộc lòng quy tắc chính tả. GV nhận xét giờ học.
3. Giải pháp rèn chữ, chính tả cho học sinh lớp 1
1. Giáo viên cần khảo sát phân loại chữ viết của HS thành những nhóm chính để có kế hoạch rèn chữ cho từng đối tượng cho từng học sinh.
+ Nhóm viết chữ đúng mẫu, trình bày sạch đẹp
+ Nhóm viết sai mẫu: Nét ngửa, mất nét, chữ nhọn, gãy nét, đánh dấu sai, khoảng cách quá gần, quá xa.
2. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp, chưa đúng (có thể do tư thế ngồi, do cách cầm bút, do thiếu thận trọng không tập trung …)
Từ đó tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục yếu điểm.
3. Sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện để kèm cặp các em
(Ví dụ: Em viết xấu, viết chậm nên cho ngồi đầu bàn để giáo viên uốn nắn, sửa sai) đồng thời quan tâm đến thay đổi vị trí của học sinh trong lớp theo định kỳ.
4. Chữa lỗi sai khi học sinh viết bảng con thật tỉ mỉ, chu đáo, có như vậy khi viết bài trong vở kết quả sẽ cao hơn.
5. Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp và hình thành nề nếp ngay từ đầu học sinh mới vào lớp 1.
6. Rèn vở sạch: Phải luôn luôn giữ vở sạch. Trước khi viết phải rửa tay sạch, vở phải có tờ giấy lót tay, giở vở nhẹ nhàng, không gập vở, không bơm mực nhiều quá, không vẩy mực. Viết xong để vở khô mới gấp vở tránh nhoè mực.
7. Trang bị cho mỗi học sinh bảng mẫu chữ cái và trình bày một bài mẫu chuẩn phát cho học sinh để luyện tập theo mẫu. Photo hình vẽ tư thế ngồi viết, cách cầm bút gửi cho phụ huynh học sinh yêu cầu dán ở góc học tập.
8. Đầu năm họp phụ huynh, giáo viên phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị cho học sinh đầy đủ bảng, giẻ lau, bút chì, bút mực, vở giáo viên yêu cầu.
9. Giáo viên thống nhất quy đinh cho học sinh cả lớp dùng cùng loại vở, bút cùng một loại cỡ vừa tay của học sinh, phấn mềm không bụi, mực tím hoa sim, bảng đen cùng loại có kẻ ô li rõ ràng.
10. Bên cạnh đó giáo viên cần đầu tư nghiên cứu, soạn, giảng và chuẩn bị chu đáo thật mẫu mực, làm gương cho học sinh noi theo.
- GV cần có lòng kiên trì tận tình. Sự nhiệt tâm chu đáo, GV là một trong những yếu tố đảm bảo thành công của giờ tập viết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 4 môn Giáo dục thể chất
-
PowerPoint Đường lên đỉnh Olympia
-
Trình bày khái quát vai trò, trách nhiệm của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 11 Cánh Diều
-
(Pdf, PPt) Tài liệu tập huấn SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27