Giáo án Mĩ thuật lớp 4 sách Chân Trời Sáng Tạo (Bản 1, 2 đủ cả năm)

Tải về

Giáo án Mỹ thuật lớp 4 sách Chân Trời Sáng Tạo - Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo. Đây là mẫu giáo án Word Mĩ thuật lớp 4 bộ sách Chân trời sáng tạo mới nhất, được biên soạn theo mẫu giáo án 2345, mang tới bài soạn mẫu giáo án Mĩ thuật 4 CTST Bản 1, Bản 2. Qua đó giúp thầy cô có thêm tài liệu mẫu tham khảo khi soạn bài và chuẩn bị kế hoạch bày dạy theo chương trình mới. Mời các bạn tải file giáo án miễn phí về máy để xem bản đầy đủ.

Lưu ý: Trọn bộ cả năm Mẫu Giáo án Mĩ thuật lớp 4 CTST Bản 1 và Bản 2 đã cập nhật đầy đủ. Xem chi tiết nội dung tại file tải về KHBD Mĩ thuật lớp 4 CTST.

1. Giáo án Mĩ thuật lớp 4 sách Chân Trời Sáng Tạo bản 1 (Cả năm)

Chủ đề: GIA ĐÌNH VUI VẺ

Bài 1: TRANH XÉ DÁN GIẤY MÀU

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được cách tạo bức tranh về hoạt động đáng nhớ của gia đình.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về đề tài gia đình bằng cách vẽ và xé, dán giấy.

- Chỉ ra được màu nóng, màu lạnh, chất cảm trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được tình yêu thương, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về tranh xé, dán bằng giấy màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh xé, dán giấy màu có trang trí hoa văn và hình tượng con người theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các bức tranh có trang trí bằng cách xé, dán giấy màu.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

2. Đối với học sinh.

- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- GV dẫn dắt vấn đề:

A. KHÁM PHÁ.

- Bài học có thể được bắt đầu bằng cách: quan sát thực tế, tranh, ảnh, sản phẩm mĩ thuật hay trải nghiệm.

* HOẠT ĐỘNG 1: Tạo hình nhân vật bằng cách xé, dáng giấy màu.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Nêu được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé, dán giấy màu.

* Nhiệm vụ của GV.

- Gợi ý cho HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng hoạt động trong công việc thường ngày của người thân ở gia đình để tạo hình nhân vật bằng giấy màu.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số dáng người xé dán từ giấy màu ở trang 6 trong SGK Mĩ thuật 4, và cho GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS nhớ lại những động tác, tư thế của người thân đang làm công việc thường ngày ở gia đình.

- Yêu cầu HS tạo hình nhân vật đang làm việc bằng hình thức xé dán giấy màu đã học.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em đã tham gia những công việc thường ngày nào cùng người thân trong gia đình?

+ Hình dáng của mỗi người khi làm các công việc đó như thế nào?

+Em sử dụng màu giấy nào để tạo hình các nhân vật?

+ Cách xé dán giấy màu để tạo hình nhân vật thể hiện như thế nào?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

- Kết hợp các hình xé, dán từ giấy màu có thể tạo được không gian xa, gần và chất cảm trên bề mặt sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát được cách xé, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật và tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé, dán giấy màu ở hoạt động 1.

- HS sinh hoạt.

- HS cảm nhận. ghi nhớ.

- HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng hoạt động trong công việc thường ngày.

- HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS tạo hình nhân vật đang làm việc bằng hình thức xé dán giấy màu.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

B. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

- Quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu cách thực hiện để rút ra kiến thức, kĩ năng.

* HOẠT ĐỘNG 2: Các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Hướng dẫn HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4, tìm hiểu nhận biết các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo tranh xé dán giấy màu về đề tài gia đình theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.

- Gợi mở để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo tranh xé dán từ giấy màu.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Nêu các bước tạo bức tranh xé dán về đề tài gia đình.

+ Hình minh họa thể hiện hoạt động gì?

+ Có thể tạo không gian trong bức tranh bằng cách nào để thể hiện được khung cảnh diễn ra hoạt động của các nhân vật?

+ Để hoàn thiện và tạo sự sinh động cho bức tranh, bước xé dán thêm chi tiết cần thực hiện trước hay sau khi tạo không gian tranh…?

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát và tìm hiểu nhận biết các bước tạo tranh xé dán về đề tài gia đình ở hoạt động 2.

* Củng cố, dặn dò.

- HS chuẩn bị tiết sau.

- HS tìm hiểu và ghi nhớ.

- HS quan sát hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS thảo luận và chỉ ra các bước tạo tranh xé dán giấy màu.

- HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo tranh.

+ HS nêu các bước và trả lời câu hỏi?

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời?

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ đề: GIA ĐÌNH VUI VẺ

Bài 1: TRANH XÉ DÁN GIẤY MÀU

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được cách tạo bức tranh về hoạt động đáng nhớ của gia đình.

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về đề tài gia đình bằng cách vẽ và xé, dán giấy.

- Chỉ ra được màu nóng, màu lạnh, chất cảm trên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được tình yêu thương, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

- Nêu được cách vẽ, dán giấy màu tạo sản phẩm mĩ thuật.

- Tạo được bức tranh về hoạt động của gia đình bằng hình thức xé dán giấy màu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về tranh xé, dán bằng giấy màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các thể loại tranh xé, dán giấy màu có trang trí hoa văn và hình tượng con người theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các bức tranh có trang trí bằng cách xé, dán giấy màu.

- Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

Đối với giáo viên.

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, SGV.

- Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

Đối với học sinh.

- SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ. ĐDHT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- GV dẫn dắt vấn đề:

C. LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành, sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật cá nhân hoặc nhóm.

* HOẠT ĐỘNG 3: Tạo tranh xé dán về hoạt động trong gia đình.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

- Chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật.

- Chia sẻ được nét đẹp và ý nghĩa của những hoạt động trong gia đình.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS xây dựng ý tưởng cho bức tranh và thực hành tạo tranh xé dán về các hoạt động trong gia đình từ hình nhân vật đã tạo ở hoạt động 1.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS tham khảo các sản phẩm tranh xé dán ở trang 8 trong SGK Mĩ thuật 4 và do GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS:

+ Hình dung về cảnh vật, không gian và hình dáng hoạt động của các nhân vật.

+ Thực hiện bài vẽ theo các bước đã gợi ý.

- Khuyến khích HS tạo thêm điểm nhấn cho nhân vật, cảnh vật trong tranh.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em sẽ tạo bức tranh thể hiện hoạt động gì của gia đình?

+ Em sẽ tạo cảnh vật gì để thể hiện rõ hoạt động của nhân vật trong tranh?

+Em sẽ tạo cảnh vật, không gian của tranh với màu sắc như thế nào để phù hợp với nhân vật…?

* Lưu ý:

- Dán cảnh vật của bức tranh ở xa trước, ở gần sau.

- Có thể tạo thêm nhân vật cho bài xé dán thêm sinh động.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết cách chỉ ra được màu gợi cảm giác nóng, lạnh và chất cảm có trong sản phẩm mĩ thuật ở hoạt động 3.

- HS sinh hoạt.

- HS cảm nhận. ghi nhớ.

- HS xây dựng ý tưởng cho bức tranh.

- HS tham khảo các sản phẩm tranh xé dán ở trang 8 trong SGK Mĩ thuật 4.

- HS hình dung và phát huy lĩnh hội.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

D. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ.

- Tham gia trưng bày, chia sẻ cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của mình, của bạn.

* HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích, về cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.

- Yêu cầu HS giới thiệu, trình bày về sản phẩm của mình, của bạn, nêu cảm nhận về cảnh vật và không gian trong tranh.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, chia sẻ cách xé dán, phối hợp màu sắc để tạo không gian cảnh vật trong tranh.

- Chỉ ra cho HS thấy những sản phẩm có hình ảnh, màu sắc, cách phối hợp nhân vật và không gian trong tranh hợp lí, hài hòa.

- Gợi ý cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em thích sản phẩm xé dán nào? Vì sao?

+ Các nhân vật trong tranh đang làm gì?

+ Cảnh vật trong tranh thể hiện không gian ở đâu?

+ Theo em nên điều chỉnh hoặc bổ sung gì để sản phẩm sinh động và hoàn thiện hơn?

* GV chốt: Vậy là chúng ta biết cách tổ chức trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích, về cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm ở hoạt động 4.

- HS trưng bày và chia sẻ các sản phẩm yêu thích.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS thảo luận, chia sẻ cách xé dán.

+ HS trả lời câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

E. VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN.

- Củng cố và kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống.

* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu một số hình thức tranh cắt dán.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

- Tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK Mĩ thuật 4, để các em nhận biết thêm một số hình thức và chất liệu tạo tranh bằng cách cắt hoặc xé dán.

* Gợi ý cách tổ chức.

- Yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 9 trong SGK Mĩ thuật 4, và một số bức tranh cắt dán với chất liệu khác của họa sĩ gắn với nội dung bài do GV chuẩn bị.

- Nêu câu hỏi gợi ý để HS suy nghỉ về màu sắc, cách tạo hình, cảnh vật trong tranh, chất liệu tạo bưc tranh của họa sĩ và cảm xúc của em khi xem bức tranh đó.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

+ Chất liệu và hình thức thể hiện của bức tranh đó có gì khác với bài vẽ của em?

+ Màu sắc của bức tranh gợi cho em cảm giác gì?

+ Em học tập được gì về kĩ thuật thể hiện, cách sắp xếp không gian, hình, màu trong tranh của họa sĩ…?

* Tóm tắt HS ghi nhớ.

- Bức tranh được tạo bỡi màu sắc của hình cắt dán từ các chất liệu khác nhau có thể biểu đạt được tình cảm của con người với gia đình và cuộc sống.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã nhận biết thêm được một số hình thức và chất liệu tạo tranh bằng cách cắt hoặc xé dán ở hoạt động 5.

* Củng cố, dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS quan sát.

- HS quan sát tranh ở trang 9 trong SGK Mĩ thuật 4, và nêu câu hỏi.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá.

Phương pháp đánh giá.

Công cụ đánh giá.

Ghi chú.

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

Vấn đáp, kiểm tra miệng.

Phiếu quan sát trong giờ học.

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học.

Kiểm tra viết.

Thang đo, bảng kiểm.

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành.

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Giáo án Mĩ thuật lớp 4 sách Chân Trời Sáng Tạo bản 2 (Cả năm)

Chủ đề 4: CHỮ VÀ HÌNH

Bài 7: CHỮ TRANG TRÍ

(Thời lượng 2 tiết – Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

- Nhận biết được vẻ đẹp tại hình và hiểu được vai trò của chữ trang trí trong đời sống.

- Vận dụng được sự biến thể của chữ để sáng tạo chữ trang trí.

- Biết sắp xếp các khoảng cách, vị trí, tỉ lệ, bố cục và yếu tố trang trí cho chữ.

- Biết phân tích, đánh giá sản phẩm của mình và bạn.

1. Phẩm chất.

- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái ở HS.

- Phân tích được vẻ đẹp của sản phẩm mĩ thuật được sáng tạo từ chữ và hình qua đó biết trân trọng, giữ gìn và hình thành ý thức của con chữ.

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo trang trí các loại chữ và hình.

- Biết cách sử dụng, bảo quản các vật liệu đồ dùng: tự giác và nỗ lực học tập.

- Xây dựng tình yêu thương, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực đặc thù môn học.

- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp, tính ứng dụng của chữ vào cuộc sống hàng ngày.

- Sáng tạo vào ứng dụng thẩm mĩ: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo trang trí chữ và hình.

qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình như nét, chấm, mảng màu.

- Phân tích đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của chữ và hình. Nêu được ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập, thực hành, trưng bày, chia sẻ, cảm nhận sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét sản phẩm,…

- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian hai chiều, ba chiều để áp dụng vào việc sắp xếp khoảng cách, vị trí, bố cục các yếu tố trang trí.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.

- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên.

- Giáo án, Kế hoạch dạy học, máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- SGK, SGV, KHBD

- Một số sản phẩm về chữ và hình có sử dụng trang trí.

- Một số sản phẩm mĩ thuật của HS với chủ đề sáng tạo cùng hình và chữ

2. Học sinh.

- SGK. VBT

- Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm,…

- Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

............

Tải Giáo án Mỹ thuật lớp 4 sách CTST bản Word về máy để xem đầy đủ nội dung

Trên đây là mẫu giáo án Word Mĩ thuật lớp 4 bộ sách Chân trời sáng tạo Bản 1, Bản 2 được HoaTieu.vn chia sẻ nhằm phục vụ cho công tác biên soạn giáo án giảng dạy của giáo viên theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung giáo án được thiết kế khoa học, chuẩn quy định theo CV 2345 sẽ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức, mang đến những tiết dạy hiệu quả hơn. 

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm các mẫu giáo án, tài liệu giảng dạy có liên quan khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
24 16.547
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • ngô quang đông thư
    ngô quang đông thư

    tải khong được


    Thích Phản hồi 08/08/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn ấn Tải về, chờ quảng cáo sau 30s hoặc 60s tùy theo tài khoản là có link tải về nhé ạ.

      Thích Phản hồi 09/08/23
    • Cua Swiss
      Cua Swiss

      @Ban Quản Trị HoaTieu.vn chưa có kì 2 à adm


      Thích Phản hồi 19:03 11/12
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Mình soát nội dung lại rồi ạ.

      Thích Phản hồi 11:13 12/12
  • Lê Vũ Thị
    Lê Vũ Thị

    tai co mat phi ko bn

    Thích Phản hồi 15/08/23
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Bạn tải miễn phí nhé. Ấn Tải về, đợi sau 30/60s quảng cáo là có link cho mình tải về nhé ạ.

      Thích Phản hồi 16/08/23
    • LÊ TRỌNG
      LÊ TRỌNG

      @Ban Quản Trị HoaTieu.vn mìn cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ miễn phí.

      Thích Phản hồi 18/08/23
  • Dang Manh
    Dang Manh

    ĐĂNG GIÁO ÁN KÌ 2 BẢN 1 ĐI AD ƠI

    Thích Phản hồi 21:31 08/01
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm