Giáo án Lịch sử Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm 2024-2025
Giáo án lớp 4 Chân trời sáng tạo môn Lịch sử Địa lí
- Giáo án Lịch sử Địa lí 4 CTST file word
- Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
- Bài 2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em
- Bài 3. Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
- Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bài 7. Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
- Bài 8. Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 9. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 10. Một số nét văn hoá ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng
- Bài 12. Thăng Long – Hà Nội
- Bài 13. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Bài 14. Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 15. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 16. Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung
- Bài 17. Cố đô Huế
- Bài 18. Phố cổ Hội An
- Bài 19. Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
- Bài 20. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
- Bài 21. Một số nét văn hoá và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
- Bài 22. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
- Bài 23. Thiên nhiên vùng Nam Bộ
- Bài 24. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
- Bài 25. Một số nét văn hoá và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
- Bài 26. Thành phố Hồ Chí Minh
- Bài 27. Địa đảo Củ Chi
Giáo án Lịch sử Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm - Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp giáo viên nắm được định hướng soạn giáo án theo đúng mạch kiến thức SGK Lịch sử Địa lí CTST chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu soạn giáo án Lịch sử Địa lý 4 Chân trời sáng tạo được trình bày ở dạng file word, thuận tiện cho thầy cô tham khảo, tải về và chỉnh sửa. Mời các bạn Tải miễn phí Giáo án lớp 4 môn Lịch sử Địa lí CTST tại bài viết.
Giáo án Lịch sử Địa lí 4 CTST file word
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
(Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt.
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.
– Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.
+ Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.
2. Năng lực chung
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trưởng theo sự phân công, hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
- Chăm chi: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên
- Tài liệu: SGK và bài giảng điện tử có các hình ảnh minh họa.
2. Học sinh
- SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||
1. Khởi động: 5 phút - Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học. | |||
- GV cho HS quan sát quyển sách Lịch sử và Địa lí. - GV chiếu một số phương tiện như trong SGK rồi yêu cầu HS đoán tên các phương tiện đó. - GV nhận xét, chốt câu trả lời. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài. | - HS quan sát. - HS nêu: Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu , sơ đồ, tranh ảnh, hiện vật. - HS nghe, ghi tên bài vào vở. | ||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.( 30 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bản đồ, lược đồ. - Mục tiêu: HS biết tìm hiểu về bản đồ, lược đồ. - Cách tiến hành: | |||
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi thời gian 3 phút quan sát hình 1 và đọc thông tin, em hãy: + Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng bắc, nam, đông, tây trên bản đồ. + Nêu tên và xác định vị trí thủ đô của nước ta trên bản đồ. | - HS làm việc theo nhóm đôi quan sát hình 1, đọc thông in và thực hiện theo yêu cầu. + Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ. + Học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện. | ||
- Theo dõi các nhóm làm việc. - GV chiếu hình 1 bản đồ hành chính Việt Nam . - Gọi các nhóm trình bày. - Gv nhận xét, chốt nội dung thảo luận. - GV cho HS quan sát thêm một số bản đồ, lược đồ khác cho HS quan sát. - GV chiếu hình 2, cho HS thực hiện theo yêu cầu sau: + Nêu tên lược đồ. + Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. + Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa. - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung, chốt nội dung: Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ ( đọc từ bảng chú giải) + Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40( Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa tiến đánh Cổ Loa và thành Luy Lâu vào tháng 3 năm 40, quan Tô Định rút chạy về nước) - GV kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hoặc một khu vực theo một tỉ lệ nhất định. Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ. | - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. + Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn – nơi có cắm cờ. + Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40. - Một vài HS chia sẻ trước lớp. HS nhận xét. |
Xem tiếp tại file tải về.
Bài 2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 3. Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số lễ hội văn hóa của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ví dụ: Lễ hội Gầu Tào, hát Then, múa xòe Thái, lễ hội Lồng Tồng, chợ phiên vùng cao,…).
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp hợp tác: bước đầu sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin và ý tưởng về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Kể tên được một số lễ hội văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Trình bày được mục đích của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ những nguồn tư liệu, nêu được nhận xét về đặc điểm của các lễ hội văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: tôn trọng văn hóa của các dân tộc của đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4, phần Lịch sử.
- Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1, 2 SHS tr.23 và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em điều gì về đời sống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 1. Người Thái ở Sơn La đang múa xòe kết hợp nhảy sạp (múa sạp). Múa xòe, nhảy sạp (múa sạp) là các hình thức diễn xướng dân gian, là các loại hình văn hoá mang tính cộng đồng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Hình 2. Người dân bán thổ cẩm tại chợ phiên. Thổ cẩm là sản phẩm thủ công đặc trưng của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, được dùng làm trang phục, là một mặt hàng trao đổi, buôn bán tại các phiên chợ. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội truyền thống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Nắm được việc tổ chức của các lễ hội và ý nghĩa của những lễ hội này. b. Các tiến hành - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: + Đọc thông tin, quan sát hình 3 – 6 SHS tr.24, kể tên và mô tả các lễ hội truyền thống của các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lồng Tồng). + GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh các nội dung chính của hai lễ hội:
- GV lưu ý các đặc trưng tiêu biểu của mỗi lễ hội. - GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV mở rộng kiến thức: + Lễ hội Gầu Tào (có nghĩa là hội chơi ngoài trời); lễ hội Lồng Tồng (có nghĩa là xuống đồng), lễ hội Lồng Tồng cũng thường được gọi là lễ hội Lồng Tông. + Với mục đích như vậy, lễ hội Gầu Tào nghiêng về tổ chức nghi lễ cảm tạ trời đất và các trò chơi ngoài trời; lễ hội Lồng Tồng nghiêng về các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, các nghi lễ nông nghiệp cổ xưa. Lễ hội Gầu Tào Lễ hội Lồng Tồng Hoạt động 2: Tìm hiểu về múa hát dân gian a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát hình 7, 8 SHS tr.25, kết hợp đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số loại hình múa hát dân gian tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hát Then: Là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc. ● Hát Then của người Tày kể về cuộc sống thường ngày ở bản mường, cùng các câu chuyện tình yêu, cưới hỏi, ma chay. ● Hát Then của người Nùng kể về cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin đấng thần linh giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ. ● Hát Then của người Thái bắt nguồn từ cuộc sống lao động, nêu lên những vấn đề về tín ngưỡng, giáo dục đạo đức con người, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước,... + Múa xòe Thái: ● Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. ● Múa xòe Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái. ● Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái. - GV cho HS nghe thêm video: + Hát Then: https://www.youtube.com/watch?v=iAHrAtQcur8 (0p14 – 2p00) + Múa xòe Thái: https://www.youtube.com/watch?v=LHDcW2BBkRs (0p12 – 1p00) - GV kết luận: Múa hát dân gian là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chợ phiên vùng cao a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thời gian tổ chức chợ phiên vùng cao. - Chia sẻ điều em ấn tượng nhất về chợ phiên vùng cao. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 9, 10, kết hợp đọc thông tin SHS tr.25, 26 và trả lời câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 9, 10, em hãy cho biết: + Chợ phiên vùng cao được tổ chức vào thời gian nào? + Em ấn tượng nhất điều gì về chợ phiên vùng cao? - GV hướng dẫn HS khai thác các nội dung: + Thời gian tổ chức có gì đặc biệt so với các chợ vùng đồng bằng. + Nhận xét các hàng hóa được bán tại chợ phiên: bán những gì, sản phẩm đó có gì đặc biệt? - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Chợ phiên vùng cao được tổ chức mỗi tuần một lần, thường là ngày chủ nhật. + Những hàng hoá tại chợ phiên được bày bán một cách rất mộc mạc, không cầu kì, thường là những sản phẩm nông nghiệp hay thủ công do chính người dân làm ra, mỗi người chọn cho mình một góc và trải hàng ra bán. Tại các phiên chợ, mua và bán diễn ra vui vẻ, thuận mua vừa bán. + Những người đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hoá, mà còn để gặp gỡ bạn bè, giao duyên, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc,... - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về chợ phiên vùng cao: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về một số nét văn hóa ở trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội (4 HS/đội). Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. - GV lần lượt đọc các hỏi trắc nghiệm, các đội xung phong giành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất, đó là đội chiến thắng. - GV đọc câu hỏi: Câu 1: Đâu là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lễ hội Đua bò bảy núi. B. Lễ hội Lồng Tồng. C. Lễ hội Bà chúa xứ núi Sam. D. Lễ hội Tống Ôn. Câu 2: Đặc trưng của lễ hội Gầu Tào là: A. Thường được tổ chức vào những ngày cuối năm. B. Mang đậm văn hóa nông nghiệp, phản ánh tâm tư. C. Là nguyện vọng của dân tộc Tày, Nùng với mong ước cả năm được mùa, khỏe mạnh. D. Là dịp để đồng bào người Mông tụ họp, giao lưu thắt chặt tình đoàn kết. Câu 3: Loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, Thái phía Bắc là? A. Hát Then. B. Hát Bài chòi. C. Hát Chầu văn. D. Hát Xẩm. Câu 4: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Múa xòe Thái? A. Là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Múa xoè Thái thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt giới tính, độ tuổi của người Thái. C. Nghệ thuật xòe Thái là biểu tượng cho nghệ thuật vũ đạo, âm nhạc, trang phục và ứng xử văn hoá của cộng đồng người Thái. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Chợ phiên vùng cao có điểm khác biệt nào so với các chợ ở vùng đồng bằng? A. Hàng hóa bày bán mộc mạc, không cầu kì. B. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. C. Được tổ chức mỗi tuần một lần. D. Tất cả A, B, C đều đúng. - GV mời các đội xung phong trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt đáp án:
Nhiệm vụ 2: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mô tả về một lễ hội văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV gợi ý cho các nhóm trình bày các thông tin theo gợi ý SHS (tên lễ hội, thời gian, hoạt động chính, ý nghĩa) hoặc vẽ sơ đồ tư duy. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giám khích lệ HS. - GV cho HS tham khảo thông tin về lễ hội hoa ban Điện Biên: + Thời gian: Được tổ chức vào tháng 2 âm lịch. + Hoạt động: ● Tổ chức các nghi thức tâm linh, trò chơi dân gian, múa xòe bên bếp lửa. ● Trưng bày, triển lãm, thi người đẹp Hoa Ban,.... + Ý nghĩa: Lễ hội không chỉ khắc họa rõ nét vẻ đẹp văn hóa, tinh thần của hoa ban trong đời sống của đồng bào các dân tộc; là ngày hội của cộng đồng cac dân tộc tỉnh Điện Biên; quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa và những tiềm năng du lịch của Điện Biên nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu một nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - GV hướng dẫn HS sưu tầm thông tin, hình ảnh trên sách, báo, đài, internet,...Nội dung giới thiệu gồm các thông tin sau: + Tên lễ hội, loại hình dân gian, cảnh họp chợ phiên,... + Những nét đặc sắc của nét văn hóa đó. + Tình cảm, mong muốn của em đối với nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. +.... - GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm vào bài học sau. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Hoàn thành bài tập phần Vận dụng. + Đọc trước Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương (SHS tr.27). | - HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. - HS chia thành các nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - HS lập bảng so sánh theo hướng dẫn của GV. - HS trình bày kết quả thảo luận. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc cặp đôi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS xem video. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh. - HS chia thành các đội chơi. - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm. - HS làm việc nhóm. - HS trả lời. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. |
..............
Bài 7. Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 8. Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 9. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 10. Một số nét văn hoá ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 11. Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 12. Thăng Long – Hà Nội
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 13. Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 14. Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 15. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 16. Một số nét văn hoá ở vùng Duyên hải miền Trung
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 17. Cố đô Huế
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 18. Phố cổ Hội An
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 19. Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 20. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 21. Một số nét văn hoá và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 22. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 23. Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 24. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 25. Một số nét văn hoá và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 26. Thành phố Hồ Chí Minh
Xem chi tiết tại file tải về.
Bài 27. Địa đảo Củ Chi
Xem chi tiết tại file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Môn Toán
- Môn Tiếng Việt
- Môn Khoa học
- Môn Lịch sử & Địa lí
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo
- (Word) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 4 Kết nối tri thức
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm Chân trời sáng tạo
- (PPT) PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều
- Môn Đạo đức
- Môn Tin học
- Môn Công nghệ
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục thể chất
- Môn Tiếng Anh
Bài viết hay Học tập
Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với: bảo vệ, bình yên, đoàn kết, bạn bè, mênh mông
Có ích kỷ không nếu chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác
Soạn bài Nam quốc sơn hà lớp 8 trang 69
Tóm tắt văn bản Giọt sương đêm (8 mẫu kèm sơ đồ)
Theo bạn điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Đề thi học kì 2 Khoa học 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 (Có đáp án, ma trận)