(Bài 13-29) Giáo án dạy thêm môn Vật lí 8 Kết nối tri thức

Tải về

Tài liệu dạy thêm môn Vật lí 8 Kết nối tri thức

Giáo án dạy thêm Vật lí 8 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là trọn bộ tài liệu ôn tập môn Vật lí lớp 8 với đầy đủ phần lí thuyết kèm theo bài tập vận dụng có lời giải. Đây sẽ là tài liệu bồi dưỡng môn Vật lí 8 hữu ích dành cho các thầy cô và các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Lý thuyết Vật lí 8 Kết nối tri thức bài 13

BÀI 13. KHỐI LƯỢNG RIÊNG

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Khối lượng riêng

· Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Khối lượng riêng =\frac{khối\ lượng}{thể\ tích}\(\frac{khối\ lượng}{thể\ tích}\)

D = \frac{m}{v}\(\frac{m}{v}\)

· Ngoài đại lượng khối lượng riêng của một chất, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng.

Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó.

Công thức tính trọng lượng riêng:

d =\frac{p}{v}\(\frac{p}{v}\)

Trong đó:

- P là trọng lượng (N)

- V là thể tích (m3)

Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m3.

· Bảng khối lượng riêng của các chất ở nhiệt độ phòng:

Lý thuyết Vật lí 8 Kết nối tri thức bài 13

2. Đơn vị khối lượng riêng

Đơn vị thường dùng đo khối lượng là kg/m3 hoặc g/cm3 hay g/mL:

1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

1 g/cm3 = 1 g/ml

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Dựa vào đại lượng nào, người ta nói sắt nặng hơn nhôm?

Hướng dẫn giải

Dựa vào khối lượng riêng hoặc trọng lượng riêng, người ta nói sắt nặng hơn nhôm.

Câu 2: Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g.

Hãy tính khối lượng riêng của gang?

Hướng dẫn giải

Thể tích của khối gang là: V = 2.3.5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là: D = \frac{m}{v}\(\frac{m}{v}\) = \frac{210}{30}\(\frac{210}{30}\)= 7g/cm3.

Câu 3: Tính được khối lượng của vật khi biết khối lượng riêng và thể tích. Ví dụ, tính khối lượng nước trong một bể hình hộp chữ nhật.

Hướng dẫn giải

Tính khối lượng nước trong một bể hình hộp chữ nhật theo công thức:

m = D. V = D. h. S = Khối lượng riêng của nước x chiều cao x diện tích mặt đáy.

.........................

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

MỨC ĐỘ 1: BIẾT

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Câu 2: Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

A. 8000 N/m2.

B. 2000 N/m2.

C. 6000 N/m2.

D. 60000 N/m2.

Câu 3: Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây?

A. p = m.V

B. p =\frac{m}{v}\(\frac{m}{v}\)

C. p =\frac{v}{m}\(\frac{v}{m}\)

D. p =mv

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng

Câu 5: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.

A. 9,2l

B. 8,7l

C. 7,8l

D. 6,5l

Câu 6: Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ:

A. 0°C

B. 100°C

C. 20°C

D. 4°C

Câu 7: Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:

A. pHg < pnước < prượu.

B. pHg > prượu > pnước.

C. pHg > pnước > prượu.

D. pnước > pHg > prượu.

Câu 8: Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm

B.Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C.Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D.Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

..................

Để xem trọn bộ giáo án dạy thêm Vật lí 8 KNTT file word, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 151
(Bài 13-29) Giáo án dạy thêm môn Vật lí 8 Kết nối tri thức
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm