Chính sách Ngụ binh ư nông

Ngụ binh ư nông là một nét đặc sắc trong chiến lược của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chính sách này được triển khai xuyên suốt từ những ngày đầu thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến hiện tại.

Vậy, Chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

1. Chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

Ngụ binh ư nông là gì?

Ngụ binh ư nông là "gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định", là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam

Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở khu vực Gia Định, miền cực nam Đại Việt, theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp. Họ vừa tham gia chiến đấu vừa được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cày cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh.

Chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

2. Nêu tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông

Chính sách “ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông có tác dụng đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.

Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người, thời Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân

Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc

Tới những thời đại sau thời Lê sơ, chính sách này không còn được áp dụng do tình trạng cát cứ và chiến tranh triền miên trong cả nước. Ngay như thời Tây Sơn, thời đại mà trình độ quân sự phát triển rất cao, yêu cầu tác chiến thường xuyên không cho phép những người lãnh đạo duy trì chính sách này.

3. Chính sách ngụ binh ư nông có ưu điểm gì?

Ưu điểm của chính sách ngụ binh ư nông là chính sách này thể hiện quan điểm nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nhân dân), ở đâu có dân là ở đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một đất nước không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất vừa đánh giặc

Chính sách này cũng thể hiện tình quân dân thắm thiết, đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp quân đội Việt Nam chiến thắng những trận đánh lớn.

Bên cạnh đó, chính sách này là nước đi thông minh, vừa đảm bảo quân số vừa đảm bảo lương thực cần thiết để duy trì quân số, duy trì cho các cuộc đánh lâu dài. Giúp bộ đội rèn luyện tinh thần thích ứng với mọi điều kiện khó khăn

4. Nhận xét về chính sách ngụ binh ư nông

Để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ chính trị cần có lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên nhu cầu về lương thực để "nuôi quân" cũng quan trọng không kém. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng quân đội tự túc được vấn đề lương thực, bớt gánh nặng nuôi quân của triều đình

Ngụ binh ư nông là việc kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố: giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự. Sự kết hợp này giúp cho quân đội có thể chuyển đổi trạng thái nhanh chóng từ thời bình sang thời chiến.

5. Vì sao nói chế độ ngụ binh ư nông là tối ưu trong tổ chức quân đội thời phong kiến?

Chính sách ngụ binh ư nông là tối ưu trong tổ chức quân đội thời phong kiến vì vào thời phong kiến, Việt Nam thường xuyên phải chịu các cuộc xâm lược của các nước lớn. Điều này khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn, nền kinh tế, nông nghiệp nước nhà vào thời điểm đó không thể phát triển vững mạnh.

Triều đình phải đồng thời đối mặt với 2 vấn đề lớn: lương thực và chống ngoại xâm.

Chính sách ngụ binh ư nông được đưa ra để giải quyết cả 2 vấn đề này. Do vậy, chế độ ngụ binh ư nông là tối ưu trong tổ chức quân đội thời phong kiến

6. Chính sách ngụ binh ư nông được thi hành vào thời điểm nào?

Chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê Sơ.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc chính sách Ngụ binh ư nông. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
34 26.084
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm