Không đi vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?
Không đi vay mà bị công ty tài chính đòi nợ cần làm gì
Không đi vay mà bị công ty tài chính đòi nợ cần làm gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm khi mà thời gian gần đây rất nhiều người không hề phát sinh bất kỳ khoản vay nào nhưng lại bị các công ty tài chính khủng bố tin nhắn, gọi điện gây phiền toái trong cuộc sống.
Hiện nay hình thức cho vay tiêu dùng khá phổ biến trên thị trường. Với thủ tục vay đơn giản, thời gian giải ngân nhanh nên khá nhiều người đã lựa chọn hình thức vay này thay vì đến ngân hàng. Tuy nhiên việc cung cấp thông tin liên lạc của người thân, bạn bè, đồng nghiệp để hoàn thành thủ tục vay tiền đã khiến những người không liên quan rơi vào các tình huống khó xử khi người vay chưa kịp trả tiền hoặc quên không trả. Vậy không đi vay mà bị công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì?
Nếu bên đi vay trả nợ đúng hạn thì sẽ không bị công ty tài chính nhắc nhở. Nếu người vay quên hoặc cố tình không thanh toán tiền vay thì người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... của người vay sẽ bị “khủng bố” bằng điện thoại, tin nhắn,... với giọng điệu từ nhỏ nhẹ đề nghị nhắc nhở người vay trả nợ đến đe dọa, khủng bố, bêu xấu trên các trang mạng xã hội… Thậm chí có người khi nhận được điện thoại còn không biết là mình quen người vay tiền bởi lẽ số điện thoại của họ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay, trong khi thực tế không có mối quan hệ nào.
Việc các công ty tài chính thường xuyên "nã" điện thoại đòi nợ gây nhiều phiền hà, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và thậm chí gây hoang mang, bởi những lời lẽ uy hiếp, đe dọa, khủng bố và xúc phạm của các đối tượng đòi nợ.
1. Các công ty tài chính có được phép khủng bố tin nhắn, điện thoại liên tục để đòi nợ?
Quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính, tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ:
- Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật.
- Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày.
- Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ.
- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc công ty tài chính khủng bố tin nhắn, gọi điện liên tục những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay là trái pháp luật. Đồng thời, việc gọi điện thoại quá nhiều lần một ngày để đe dọa, cũng như thúc ép những người quen biết với bên vay phải trả nợ là bất hợp pháp.
2. Nếu không vay mà bị công ty tài chính gọi điện đòi nợ thì phải làm gì?
1. Giải thích ngắn gọn về việc không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập và hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ để nắm thông tin (Nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng).
2. Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho các đối tượng này, không nên đôi co, giải thích hay năn nỉ vì không giải quyết được vấn đề gì cả.
3. Có yêu cầu bằng văn bản gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
4. Gửi đơn tố cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để quấy rối, đe dọa tinh thần,...
5. Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền để giảm phiền hà. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.
3. Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?
Theo khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; công ty tài chính có thể bị phạt hành chính 10-20 triệu đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối; hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ thay hoặc vi phạm trong việc:
– Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác; mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
Pháp luật không cho phép các công ty tài chính khủng bố, đe dọa để đòi nợ; nhưng trên thực tế, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn thường xuyên xảy ra.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phương Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Vợ có được chia quỹ đen của chồng khi ly hôn?
Danh mục bệnh được miễn, không phải nghĩa vụ quân sự 2024
Con ngoài giá thú 2024 có được chia tài sản, hưởng thừa kế không?
Nghĩa vụ công an có bắt buộc không 2024?
Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?