Điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27
Điểm mới về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học
- 1. Đánh giá học sinh tiểu học
- 2. Học sinh tiểu học được tặng danh hiệu xuất sắc hoặc tiêu biểu
- 3. Lộ trình áp dụng đánh giá học sinh theo Thông tư 27
- 4. Đánh giá học sinh tiểu học chủ yếu qua lời nói, quan sát, vấn đáp, không cho điểm
- 5. Một số thay đổi khác trong đánh giá định kỳ
- 6. Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên
- 7. Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ
- 8. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá
- 9. Giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra
Từ ngày 20/10/2020, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.
- Quy định mới về đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT
- Từ 01/11 thêm nhiều trẻ mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa
Việc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Cụ thể những điểm mới của Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT là:
- Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học;
- Đề kiểm tra học sinh còn 3 mức độ;
- Giáo viên được chấm 0 điểm trong bài kiểm tra;
- Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên;
- Giáo viên sử dụng linh hoạt và phù hợp với các phương pháp đánh giá;
- Học sinh tiểu học được tặng danh hiệu xuất sắc và tiêu biểu;
- Một số thay đổi khác trong đánh giá định kỳ;
- Đánh giá học sinh tiểu học chủ yếu qua lời nói, quan sát, vấn đáp, không cho điểm.
1. Đánh giá học sinh tiểu học
Đánh giá thường xuyên
- Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
+ Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
- Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
+ Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
+ Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Đánh giá định kỳ
**Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
+ Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
- Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh .
Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
**Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
2. Học sinh tiểu học được tặng danh hiệu xuất sắc hoặc tiêu biểu
Vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Xuất sắc hoặc danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện khi học sinh đáp ứng đủ các điều kiện đề ra.
Cụ thể, danh hiệu Học sinh Xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành Xuất sắc.
Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Ngoài ra, học sinh có thành tích đột xuất trong năm học được khen thưởng đột xuất. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.
3. Lộ trình áp dụng đánh giá học sinh theo Thông tư 27
Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học sẽ được áp dụng theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2020 - 2021 với học sinh lớp 1;
- Từ năm học 2021 - 2022 với học sinh lớp 2;
- Từ năm học 2022 - 2023 với học sinh lớp 3;
- Từ năm học 2023 - 2024 với học sinh lớp 4;
- Từ năm học 2024 - 2025 với học sinh lớp 5.
Lộ trình này được sắp xếp thay đổi hằng năm từ lớp 1 trở đi, hiểu đơn giản là những thế hệ học sinh mới cấp Tiểu học sẽ được học theo chương trình mới từ lớp 1 và luân chuyển từng năm sang lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
4. Đánh giá học sinh tiểu học chủ yếu qua lời nói, quan sát, vấn đáp, không cho điểm
Theo đó, một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương tình dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức độ đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Trong đánh giá thường xuyên đối với học sinh tiểu học, quy định mới cũng nghiêng về đánh giá bằng lời nói, nhận xét, không cho điểm.
Việc đánh giá sẽ kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Đánh giá định kỳ sẽ kết hợp giữa nhận xét và cho điểm. Cụ thể, đánh giá định kỳ diễn ra vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: tiếng Việt, toán, ngoại ngữ 1, lịch sử và địa lý, khoa học, tin học và công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn tiếng Việt, môn toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
Có thể thấy quy định đánh giá theo thông tư mới bằng lời nói, quan sát, không cho điểm là cách đánh giá được xem xét phù hợp với học sinh tiểu học. Bởi ở độ tuổi các em giáo dục kiến thức cơ bản, cùng với đó khơi dậy được khả năng học tập của các em, từ đó phát huy được những năng khiếu và khả năng của các em, nên hạn chế đánh giá cho điểm. Việc đánh giá cho điểm sẽ có thể vô hình đặt nặng lên các em về điểm số và thành tích, cần hạn chế trong lộ trình mới.
5. Một số thay đổi khác trong đánh giá định kỳ
Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực (Theo Thông tư 22/2016 là chuẩn kiến thức, kỹ năng) của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ; (Theo Thông tư 22/2016, bao gồm các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc).
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/10/2020 và thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.
6. Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên
- Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:
Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
- Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).
Có thể thấy việc đánh giá học sinh tiểu học được phối hợp với gia đình để đánh giá các em toàn diện hơn, qua đó giúp cho khắc phục được những điểm yếu của học sinh ở trên lớp và ở gia đình. Cùng với đó cũng phát huy được lực lượng phụ huynh quan tâm đến học sinh, con em mình hơn.
7. Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ
Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Thông tư 22/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.
8. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá
Theo đó, trong đánh giá thường xuyên:
- Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
- Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
9. Giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra
Cụ thể, trong đánh giá định kỳ, bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.
So với quy định hiện hành tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã bỏ quy định "không cho điểm 0" đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Quy định đánh giá học sinh tiểu học mới theo Thông tư 27
Ghi lô đề có bị đi tù
Đi xe chậm phạt bao nhiêu 2024?
Quy định về dạy thêm học thêm 2024
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ năm học 2024 nhanh nhất
05 quy định về làm thêm giờ từ 1/1/2021
Mức phạt khi thay đổi màu sơn xe máy năm 2024
Đặc quyền của Viên chức công tác tại vùng khó khăn năm 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú từ 10/01/2025
Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ khi thi tuyển công chức
Biểu mẫu Nghị định 124 2020 về khiếu nại
Cách đăng ký mạng Viettel 30 ngày
Thủ tục nhập học Đại học Y dược TP HCM 2024
Giấy xác nhận tình trạng dân sự là gì? Xin giấy xác nhận tình trạng dân sự ở đâu?