Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân hay và ý nghĩa

Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân - Chiến tranh hạt nhân là gì? Tác hại của chiến tranh hạt nhân như thế nào? Đây là các vấn đề các em học sinh cần nắm rõ khi bàn luận về chiến tranh hạt nhân. Có thể nói chiến tranh hạt nhân là một thảm họa vô cùng nguy hiểm đối với loài người, chình vì vậy chiến tranh hạt nhân luôn là một vấn đề xã hội cần sớm được đẩy lùi và loại bỏ. Dưới đây là một số đoạn văn nghị luận về chiến tranh hạt nhân, bày tỏ suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân hay và sâu sắc, mời các em cùng tham khảo.

Đoạn văn suy nghĩ về tác hại của chiến tranh hạt nhân

1. Chiến tranh hạt nhân là gì?

Chiến tranh hạt nhân hay còn gọi là chiến tranh nguyên là các cụm từ để chỉ các hình thức chiến tranh trong đó có sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc chiến đấu. Trong đó vũ khí hạt nhân là các loại vũ khí gây ra tính hủy diệt hàng loạt và có sức công phá trong quy mô lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất. Khác với các cuộc chiến tranh vũ trang thông thường, chiến tranh hạt nhân thường có phạm vi phá hủy rộng lớn và còn gây thiệt hại về nhiều năm về sau. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất.

2. Dàn ý nghị luận về chiến tranh hạt nhân

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh mới có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Nhưng cho dù sống trong nền hòa bình thì những hậu quả của chiến tranh thì vẫn luôn tồn tại.

II. Thân bài

1. Giải thích

Chiến tranh là gì? Có rất nhiều định nghĩa về hai từ chiến tranh. Nhưng hiểu một cách đơn giản: Chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có lợi ích địa vị đối lập nhau nhằm đạt được lợi ích về kinh tế hay chính trị.

Chiến tranh có thể diễn ra thông qua hoạt động quân sự (Đại chiến thế giới 1, Đại chiến thế giới thứ 2) hoặc phi quân sự (Chiến tranh lạnh).

2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh nhưng chủ yếu là do xung đột về quyền lợi về kinh tế và chính trị.

3. Hậu quả

Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện.

* Con người:

  • Để lại những thương vong về bên ngoài:
  • Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không tên không tuổi.
  • Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam.
  • Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…

* Của cải, vật chất:

  • Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
  • Các công trình của văn minh nhân loại bị phá hủy.
  • Nền kinh tế trở nên kiệt quệ.
  • Trình độ văn hóa thấp, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.

* Mối quan hệ quốc tế:

  • Ngày một trở nên căng thẳng.
  • Ảnh hưởng đến nền hòa bình của toàn cầu.

4. Liên hệ mở rộng:

Từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng trong đó, phải kể đến cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Hậu quả:

Một nghìn năm Bắc thuộc: Nền văn hóa của người Việt cổ dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa (Những tư tưởng về Nho giáo: trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn thấm sâu trong suy nghĩ của nhiều người).

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Hàng nghìn người con Việt Nam đã phải hy sinh, biết bao cái tên ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi đang mang trong mình nhiều khát vọng tuổi trẻ (những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng…). Chiến tranh tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ..). Những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này (bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn).

III. Kết bài

Có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ảnh và đáng sợ với toàn nhân loại.

Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại.

3. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân

Chiến tranh và hoà bình luôn là đề tài nóng, là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc mà quy mô nhất có thể kêt đến chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai khiến nhân loại rơi vào thảm cảnh đất hứng xương, biển hứng máu. Đó là sự đe doạ khủng khiếp đối với sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến tranh, trong đó các nước tham chiến sẽ sử dụng phương tiện, thiết bị chiến tranh là những vũ khí hạng nặng, những vũ khí tối tân hiện đại nhất. Cùng với tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm đối với nhân dân của các nước đối thủ. Sức kinh phá và thiệt hại là vô cùng lớn.

Được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc. Cuộc sống này dù số phận co người có thể được sống trong nhung lụa, giàu sang hay phải chịu nghèo hèn, bất hạnh thì cũng đều là cuộc sống được Thượng Đế ban tặng. Đều đáng cần trân trọng.

Sự sống vốn đáng quý, đáng trân trọng, đáng được trải nghiệm nhưng chiến tranh- quân sự- lợi ích chính trị đã đảo lộn tất cả. Chưa bao giờ và chưa có bất kì lý do gì lớn lao hơn nguyên do “chiến tranh” khiến sinh mệnh con người lại dễ dàng biến mất đi như cát bụi vậy.

Sự sống trên trái đất này cần được đề cao và trân trọng. Con người cần nhận thức được ra những mối hiểm họa khôn lường từ việc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân đối với sự sống của con người. Con người với quyền tự do và quyền được sống cần có tiếng nói đấu tranh cho quyền sống của nhân loại mình

Chỉ trong nửa đầu thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến và chiến tranh thế giới thứ hai vô cùng ác liệt. Trong chiến tránh thế giới thứ nhất (1014-1918) với tổng số nước tham chiến là 36 nước, số người gia nhập quân đội là 74 triệu người, số người chết vì chiến tranh là 13,6 triệu người, số người bị tàn phế là 20 triệu người. Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) với số nước tham chiến là 76, số người ra nhập quân đội là 110 triệu người, số người chết vì chiến tranh là 60 triệu người, và số người bị tàn phế là 90 triệu người. Trong đó chi phí vật chất cũng là con số vô cùng lớn. Dường như không một nơi nào trên trái đất không có tiếng bom đạn, không một gia đình nào không có người bị cuốn vào vòng chiến sự, bánh xe lịch sử dơ dớp máu, bước tiến lịch sử bị chậm lại hàng trăm năm.

Nhưng đặc biệt hơn, và đáng sợ hơn, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Trong thế chiến thứ hai, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Biến hai nơi này phút chốc thành đống đổ nát, trở thành địa ngục trần gian, mà đến tận bây giờ nó vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người Nhật cũng như toàn thế giới. Tưởng chừng, đó sẽ là bài học lịch sử xương máu nhưng không, kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang càng quyết liệt hơn. Thật quá đau lòng.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Nhân loại đi dến ngày hôm nay cũng phải trải qua nhiều biến động thời cuộc, cũng phải kinh qua bao nhiều thăng trầm lịch sử, sự tiến hóa, sự phát triển. Nhưng tại sao nhân loại càng phát triển cuộc sống con người lại càng có nhiều mối đe dọa hơn, đặc biệt là sự đe dọa của vũ khí hạt nhân.

Đùa giỡn với sự sống, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Không chỉ trong chiến tranh, rất nhiều thảm họa khác từ vũ khí hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga, Ấn Độ… làm hàng nghìn người chết, bị thương, thiệt hại kinh tế và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bao nhiêu ví dụ điển hình đã diễn ra, bao nhiêu bài báo, các cuộc thảo luận, thương thảo nhưng các cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới. Hơn hết, các loại vũ khí tân tiến phục vụ cho mục đích quân sự như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung… Và rồi nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Chúng ta đang sống trong thời đại lên ngôi của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân với nguy cơ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể làm ngơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và tiến bộ.

4. Đoạn văn ngắn suy nghĩ về chiến tranh hạt nhân

Có thể nói mối nguy hại lớn nhất sau môi trường đối với con người trên toàn cầu hiện nay là chiến tranh hạt nhân. Nhắc đến chiến tranh hạt nhân ta liền nghĩ đến sự hủy diệt vô cùng ghê gớm của những đội quân hùng mạnh và vũ khí bật nhất, tối tân nhất, và hơn nữa là tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm. Khi đó, không một ai có thể chịu nổi sự tấn công và sức tàn phá của bom khói chiến tranh, chết chóc, tang thương sẽ xảy ra thiên nhiên và cây cối cũng hoang tàn, tất cả sẽ thành tro bụi,... Dù cho kết quả có thắng hay thua thì người chịu thiệt thòi và đau khổ nhất vẫn luôn là những người dân vô tội, đó là những con người luôn chuộng hòa bình, luôn không muốn có chiến tranh xảy ra.Thật đáng đau xót! Khi chiến tranh đến ta cũng không thể nào lường trước được hết mọi hiểm họa mà chiến tranh hạt nhân gây ra. Vì vậy, vì một thế giới hòa bình, hãy chấm dứt sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân.

5. Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chiến tranh hạt nhân

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm.Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

6. Nghị luận về chiến tranh hạt nhân

Chiến tranh và hoà bình luôn là đề tài nóng, là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc mà quy mô nhất có thể kêt đến chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai khiến nhân loại rơi vào thảm cảnh đất hứng xương, biển hứng máu. Đó là sự đe doạ khủng khiếp đối với sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Chiến tranh hạt nhân là một cuộc chiến tranh, trong đó các nước tham chiến sẽ sử dụng phương tiện, thiết bị chiến tranh là những vũ khí hạng nặng, những vũ khí tối tân hiện đại nhất. Cùng với tính hiện đại của công nghệ hạt nhân là sức hủy diệt vô cùng ghê gớm đối với nhân dân của các nước đối thủ. Sức kinh phá và thiệt hại là vô cùng lớn.

Được sinh ra trên đời đã là một niềm hạnh phúc. Cuộc sống này dù số phận co người có thể được sống trong nhung lụa, giàu sang hay phải chịu nghèo hèn, bất hạnh thì cũng đều là cuộc sống được Thượng Đế ban tặng. Đều đáng cần trân trọng.

Sự sống vốn đáng quý, đáng trân trọng, đáng được trải nghiệm nhưng chiến tranh- quân sự- lợi ích chính trị đã đảo lộn tất cả. Chưa bao giờ và chưa có bất kì lý do gì lớn lao hơn nguyên do “chiến tranh” khiến sinh mệnh con người lại dễ dàng biến mất đi như cát bụi vậy.

Sự sống trên trái đất này cần được đề cao và trân trọng. Con người cần nhận thức được ra những mối hiểm họa khôn lường từ việc chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân đối với sự sống của con người. Con người với quyền tự do và quyền được sống cần có tiếng nói đấu tranh cho quyền sống của nhân loại mình.

Chỉ trong nửa đầu thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến và chiến tranh thế giới thứ hai vô cùng ác liệt. Trong chiến tránh thế giới thứ nhất (1014-1918) với tổng số nước tham chiến là 36 nước, số người gia nhập quân đội là 74 triệu người, số người chết vì chiến tranh là 13,6 triệu người, số người bị tàn phế là 20 triệu người. Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) với số nước tham chiến là 76, số người ra nhập quân đội là 110 triệu người, số người chết vì chiến tranh là 60 triệu người, và số người bị tàn phế là 90 triệu người. Trong đó chi phí vật chất cũng là con số vô cùng lớn. Dường như không một nơi nào trên trái đất không có tiếng bom đạn, không một gia đình nào không có người bị cuốn vào vòng chiến sự, bánh xe lịch sử dơ dớp máu, bước tiến lịch sử bị chậm lại hàng trăm năm.

Nhưng đặc biệt hơn, và đáng sợ hơn, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Trong thế chiến thứ hai, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Biến hai nơi này phút chốc thành đống đổ nát, trở thành địa ngục trần gian, mà đến tận bây giờ nó vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người Nhật cũng như toàn thế giới. Tưởng chừng, đó sẽ là bài học lịch sử xương máu nhưng không, kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang càng quyết liệt hơn. Thật quá đau lòng.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Nhân loại đi dến ngày hôm nay cũng phải trải qua nhiều biến động thời cuộc, cũng phải kinh qua bao nhiều thăng trầm lịch sử, sự tiến hóa, sự phát triển. Nhưng tại sao nhân loại càng phát triển cuộc sống con người lại càng có nhiều mối đe dọa hơn, đặc biệt là sự đe dọa của vũ khí hạt nhân.

Đùa giỡn với sự sống, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Không chỉ trong chiến tranh, rất nhiều thảm họa khác từ vũ khí hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga, Ấn Độ… làm hàng nghìn người chết, bị thương, thiệt hại kinh tế và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bao nhiêu ví dụ điển hình đã diễn ra, bao nhiêu bài báo, các cuộc thảo luận, thương thảo nhưng các cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới. Hơn hết, các loại vũ khí tân tiến phục vụ cho mục đích quân sự như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung… Và rồi nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Chúng ta đang sống trong thời đại lên ngôi của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân với nguy cơ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể làm ngơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và tiến bộ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
25 21.483
0 Bình luận
Sắp xếp theo