Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận lớp 9
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận trang 161 SGK văn 9 tập 1 bao gồm 2 đề bài chi tiết. Đây là nội dung các em học sinh cần hoàn thành sau khi đã được học bài luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Sau đây là hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi thực hành trang 161 SGK văn 9 tập 1 cả 2 đề, mời các bạn cùng tham khảo.
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ
Câu 1 trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Mẫu 1
Buổi sinh hoạt ấy luôn hiện về trong kí ức khiến em không bao giờ quên. Nguyên do là giờ ra chơi ngày hôm đó hai bạn Huy và Nam đã có cuộc ẩu đả dữ dội. Lí do bạn Nam đã vô tình không nộp bài kiểm tra cho bạn Thắng. Giờ sinh hoạt mọi cặp mắt đều đổ dồn về Nam thể hiện thái độ bất bình và rất nhiều người đã lên tiếng kết tội. Nam cúi đầu im lặng nghe mọi người phán xử. Em đã đứng dậy phát biểu, ngay từ lời mở đầu em đã làm cho tất cả mọi người bất ngờ sửng sốt: “Nam không phải là người có lỗi mà Nam là người bạn tốt”. Mọi người chăm chú theo. Tâm trạng của em lúc đó thật xúc động, em tự trấn an mình: Hãy bình tĩnh, bởi lẽ mình đang bảo vệ cho lẽ phải, đang minh oan cho một người tốt thì không có gì run phải sợ”. Em bắt đầu lập luận: Thứ nhất, trong lớp từ trước tới nay Nam chưa bao giờ gây sự với ai. Thứ hai, việc làm đó là do vô tình. Thứ ba, sau khi sự việc xảy ra Nam đã xin lỗi Thắng, và giúp Thắng nộp lại bài. Chúng ta không thể kết tội một người bạn như thế. Em vừa dứt lời tiếng vỗ tay vang lên như sấm, kèm theo là những lời tán thưởng: “Đồng ý ! Đồng ý !” Nam nhìn em ánh mắt đầy biết ơn.
Mẫu 2
Cuối tuần vào thứ 7, các lớp trong trường chúng tôi đều tổ chức sinh hoạt để tổng kết các hoạt động tuần qua. Buổi sinh hoạt hôm nay diễn ra trong bầu không khí đầy căng thẳng. Nguyên nhân chính là do Mai vừa bị mất tiền sáng nay, hiển nhiên người ngồi gần Mai là Nam bị nghi ngờ, cả lớp cũng cứ đinh ninh rằng nhà Nam nghèo, ba lại bị bệnh nặng nên rất khó khăn vì vậy cho rằng Nam là người lấy. Dù cố gắng giải thích rất nhiều nhưng không ai chịu hiểu cho Nam và cố chấp với khẳng định ấy, sự bàn tán quá mức khiến Nam không khỏi không buồn lòng. Bức xúc vì cái nhìn phiến diện của các bạn, tôi bèn đứng lên nêu quan điểm của mình, đòi lại danh dự cho Nam. Tôi nói:
“ Sao các bạn có thể đổ lỗi cho một người khi không có một bằng chứng hay cơ sở nào như vậy. Các bạn có thấy từ trước tới nay chúng ta học với nhau bao lâu rồi, lớp có xảy ra tình trạng mất cắp bao giờ không? Nam tuy nghèo nhưng bạn ấy vẫn luôn giúp đỡ mọi người, vẫn giành thời gian học tập với kết quả cao, chắc chắn bạn ấy phải có nghị lực và sự lương thiện, người lương thiện sẽ chẳng bao giờ họ làm hại ai cả, phải không? Món tiền của Lan mất, Lan đã kiểm tra kĩ càng chưa, mà nếu có mất chắc gì đã mất ở trong lớp đúng không?”. Tôi nói tiếp: “Nam chưa bao giờ nhận sự giúp đỡ về tiền bạc và vật chất quá lớn từ thầy cô, chứng tỏ bạn ấy tuy nghèo nhưng rất tự trọng, người tự trọng họ sẽ không bao giờ làm những việc đánh mất danh dự, nhân cách của mình được, phải không? Điều cuối tôi muốn nói là mong các bạn hãy nhìn nhận vấn đề thấu đáo, biết đặt mình vào vị trí của người khác mà suy xét, không nên chỉ nhìn hình thức mà đánh giá một người”.
Tôi vừa trình bày quan điểm của mình xong, các bạn trong lớp đều lặng lẽ, những ánh mắt cảm thấy hối lỗi đều hướng về Nam, buổi sinh hoạt tiếp tục bằng những lời nhận xét thấu tình đạt lý của cô giáo chủ nhiệm. Chúng tôi đều học được bài học lớn từ buổi sinh hoạt hôm nay.
Câu 2 trang 161 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
Nội tôi luôn dành cho tôi những ấm áp yêu thương và những lời dạy bảo đầy sâu sắc. Tôi còn nhớ, có lần nội dặn tôi rằng: “Trong cuộc sống, chẳng có gì trân quý bằng tình người, bằng sự đồng cảm và sẻ chia. Xã hội sẽ thật đáng thương và bị hủy diệt nếu thiếu đi tình yêu thương đấy, cháu ạ. Vì vậy, bây giờ và cả về sau nữa, dù mình là ai, ở địa vị hay hoàn cảnh có như thế nào thì hãy luôn luôn trao yêu thương, luôn biết cho đi cháu nhé”. Nhớ lời bà dặn, tôi vẫn luôn giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp sách vở cũ cho những bạn nhỏ ở miền núi, tôi cố nuôi lợn đất để có tiền mua cặp sách tặng các bạn tới trường. Nhớ lời bà dặn, mỗi chủ nhật cuối tuần, tôi lại cùng các anh chị đoàn viên trong khu phố đi tình nguyện, giúp đỡ các cụ già neo đơn, vào bệnh viện phát cơm giúp người nghèo, động viên những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sống vui, sống khỏe để họ thấy vui vẻ, an nhiên hơn. Những công việc ấy tuy không quá lớn lao nhưng tôi cảm thấy vui và hạnh phúc vô cùng, tôi hiểu được rằng: “cho đi chính là nhận về”, tình yêu thương nếu được lan tỏa sẽ tạo ra một thế giới đầy tình người, tràn ngập sự sẻ chia, ấm áp, con người trở nên gần gũi nhau hơn. Lời bà dặn thật ý nghĩa, cho tới tận bây giờ, khi bà đã mất đi, từng lời, từng chữ bà bảo ban luôn là hành trang để tôi phấn đấu, biết sống đúng mực và có giá trị hơn.
Viết đoạn văn về bà có sử dụng yếu tố nghị luận
Bà tôi, người bà hiền hậu thương yêu luôn hiển hiện trong tâm trí tôi. Những lúc rảnh rỗi bà thường dạy tôi học bài. Có một lần đang dạy tôi làm phép chia, bà nói: “Trong bốn phép tính, phép chia là khó nhất. Có những người lớn lên, thành đạt mà vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường”. Tôi luôn suy nghĩ mãi về câu nói đó... Mỗi khi có đồ ăn, bà thường chia cho nhà tôi và những người hàng xóm. Có người bảo bà dại nhưng bà hay nói với tôi: “Biết chia sẻ với mọi người cũng là một cách cộng lấy niềm vui, nhân lên hạnh phúc cho mình và trừ đi những lo lắng trong lòng. Cháu thấy không, tính chia thật kì diệu”. Phép tính chia của bà chỉ thế thôi nhưng khiến cho hàng xóm chúng tôi mọi người xích lại gần nhau hơn. Phép tính chia của bà, chia khổ đau bất hạnh, chia hạnh phúc, chia cả sự cảm thông với mọi người chung quanh đã cho tôi hiểu ý nghĩa của cuộc sống nghĩa tình. Có phải vì vậy mà mỗi lần được ở bên bà, tôi lại cảm thấy bình yên? Thì ra phép chia còn khiến con người ta trở nên cao đẹp! Bài học đó tôi luôn mang theo bên mình, coi như hành trang bước vào cuộc sống. Bà là một người tuyệt vời trong tôi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giải thích nhan đề Ánh trăng
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh có đáp án 2022
Top 3 Đề thi GDCD cuối kì 1 lớp 9 có đáp án
Top 12 bài Tưởng tượng gặp người lính trong Bài thơ tiểu đội xe không kính và kể lại
Ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam sống có lý tưởng
Đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 2024 mới nhất (có đáp án)
Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn có sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Biểu hiện của thanh niên có lý tưởng sống
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công