Top 4 mẫu đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư. Đây là nội dung câu hỏi số 2 phần Luyện tập trang 117 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 tập 1. Sau đây là một số gợi ý chi tiết giúp các em học sinh nắm được cách viết đoạn văn kể lại việc Kiều báo ân báo oán hay và chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Dàn ý đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán

đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán 

- Giới thiệu về bản thân: Trong mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời tôi đã phải trải qua những tháng ngày “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Nhưng may mắn cuộc đời tôi đã thay đổi khi gặp được Từ Hải.

- Kể lại việc báo ân báo oán

+ Tôi trở thành vợ Từ Hải - trở thành đệ nhất phu nhân.

+ Được Từ Hải tổ chức cho một phiên xét xử những người có ơn và oán với tôi.

+ Báo ơn những người đã từng giúp đỡ mình:

Đầu tiên, tôi báo ân Thúc Sinh, người đã cứu tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Tôi trả ơn cho chàng bằng vật chất “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân”.

Sau đó, là Kiều báo ân với vãi Giác Duyên, cô a hoàn, mụ quản gia,.. những người đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khó.

+ Báo oán những kẻ đã rắp tâm hại cuộc đời tôi:

Trả oán với Hoạn Thư – người vợ cả của Thúc Sinh. Cuộc nói chuyện của “kẻ cắp gặp bà già” giữa tôi và Hoạn Thư thật gay gắt. Vì vốn tôi là người nhân từ nên đã tha cho Hoạn Thư.
Xử tội những kẻ: Bạc Bà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh,…

- Kết thúc: Đúc kết lại tâm trạng của nhân vật: Những ân nghĩa; giàu vị tha đối với những oán thù mà tôi đã trải qua đã chứng minh cho mọi người thấy triết lí “ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ” luôn đúng.

2. Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán ngắn gọn

May mắn được Từ Hải cứu, tôi có cơ hội báo ân báo oán. Đầu tiên tôi mời Thúc Sinh đến để báo ân chàng từng cứu mình thoát chốn lầu xanh, tôi sai người lấy gấm bạc làm chút lễ báo đáp. Nhưng còn vợ chàng – Hoạn Thư, tôi không thể tha thứ được người đàn bà ác độc ấy. Hoạn Thư được dẫn ra, những đau đớn tủi nhục xưa kia hiện về. Nhớ cảnh làm hoa nô, tôi mở giọng đe dọa “Tiểu thư cũng có bâu giờ đến đây”. Lúc này có quyền quyết định xử tội Hoạn Thư ra sao, vì vậy cô ta “hồn lạc phách xiêu”. Nhưng vốn bản tính mưu mô và miệng lưỡi lanh lợi, Hoạn Thư nhanh chóng chống đỡ, ngụy biện đầy thuyết phục khiến tôi rơi vào cảnh khó xử: Xử tội thành ra ta là người nhỏ nhen, xét một tội ghen tuông thường tình, cô ta lại từng tha khi ta chạy khỏi Quan Âm Các. Lời lẽ quá khôn ngoan, tôi cũng mở lòng mà tha tội cho con người ác độc ấy.

3. Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán chi tiết

Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi".

Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng ngọt ngào hỏi: "Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư". Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác gì mà tỏ ra mềm mỏng, ngọt nhạt Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà "tình cảm" như thế mới thật "đáng sợ"! Nhưng Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh gươm giáo sáng lòa, để làm Hoạn Thư khiếp sợ. Nhưng bây giờ biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen! Còn nếu ta tha Hoạn Thư thì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn cơ hội trả thù nữa? Nhưng người đời đã dạy: "Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?" Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn nói với Hoạn Thư: "Người tự biết mình có lỗi, có nghĩa là người không có lỗi! Vì vậy ta quyết định tha bổng cho tiểu thư". Dứt lời tôi ra lệnh: "Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!". Hoạn Thư cúi đầu chào từ biệt, nghẹn ngào xúc động nói nhỏ với tôi : "Mong nàng hãy bảo trọng ...". Tôi khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư " Chúc tiểu thư bình an ..."

4. Đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán lớp 9

Trở thành vợ Từ Hải là một niềm hạnh phúc khó nói trong cuộc đời của tôi, chàng không chỉ giúp tôi rời khỏi chốn lầu xanh ấy mà còn giúp tôi báo ân báo oán. Người đầu tiên mà tôi muốn báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: “Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên nghĩa vợ chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì phải trả lại những gì đã nợ tôi. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng trước đây gặp hỏi: “Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư”. Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác thì Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi nhưng nàng ta nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, nhưng người đời đã dạy: “Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?” Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn tha cho nàng ta. Thế là giữa thanh thiên bạch nhật, việc báo ân báo oán của tôi đã được giải quyết xong xuôi.

5. Đóng vai Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán chi tiết

Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được chồng tôi Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn lầu xanh, còn giúp tôi lập phiên tòa báo ân, báo oán. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên. Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi. Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào mụ ta: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa người ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều.” Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan m Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư. Tôi còn cho mời vãi Giác Duyên, cô a hoàn, mụ quản gia,.. những người đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khó. Và cuối cùng là xử tội Bạc Bà, Bạc Hạnh, Tú Bà, Mã Giám Sinh,… Và khi mọi ân oán được giải quyết, tôi nhẹ lòng hẳn đi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.121
0 Bình luận
Sắp xếp theo