Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể 2025

Tải về

Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể là mẫu bài thu hoạch chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên sao chép.

Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Mỹ thuật được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong việc tìm hiểu và áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới trong giảng dạy.

BÀI THU HOẠCH MÔN MĨ THUẬT 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018

Giáo viên: ......................

Trường: .........................

Câu 1: Chương trình môn mĩ thuật trong giáo dục phổ thông mới 2018 có gì giống và khác nhau so với chương trình mĩ thuật hiện hành?

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã được tập huấn mỗi trường nghiên cứu và thiết kế một kế một kế hoạch bài dạy môn mĩ thuật.

BÀI LÀM

Câu 1: Điểm giống và khác nhau so với chương trình mĩ thuật hiện hành và mĩ thuật giáo dục phổ thông mới 2018.

So sánh

ND chương trình MT hiện hành

ND chương trình MT mới 2018

Tên môn

Mĩ thuật

Mĩ thuật

Xác định MT

Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Phẩm chất (5PC); Năng lực (chung, đặc thù: năng lực mĩ thuật và năng lực đặc thù khác)

PP, hình thức tổ chức dh

- PP:Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành luyện tập, đánh giá...

- Hình thức tổ chức dạy học: trên lớp, ngoài trời, HĐ cá nhân, nhóm

- PP:Trực quan, vấn đáp, thảo luận, thực hành luyện tập, đánh giá...

- HTTC dạy học: Trên lớp, ngoài trời,trải nghiệm,HĐ cá nhân, nhóm kết hợp thảo luận

Nội dung GD

- Chia 5 phân môn: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, nặn và tạo dáng, TT mĩ thuật. Các phân môn thực hiện đan xen...

-Thời lượng cho các bài/phân môn bằng nhau.

-35 tiết/35 tuần/năm; Tên bài, số tiết/bài thực hiện theo qui định, áp dụng toàn quốc

- Theo mạch ND: MT tạo hình và MT ứng dụng

gồm Hội họa, đồ họa, điêu khắc, thủ công, lí luận và LSMT lồng ghép trong 4 ND trên.

-Thời lượng: 60% MTTH, 30% MTƯD, 10% kiểm tra.

- 35 tiết/35 tuần/năm

- Thuộc giai đoạn cơ bản(lớp 1- 9

Đánh giá kết quả

-Đánh giá thường xuyên (kiểm tra giữa kì, cuối kì)

- CHT, hoàn thành, hoàn thành tốt

- Đánh giá chuẩn đoán, quá trình, tổng kết (bài kiểm tra), định tính, định lượng

- Đạt, hoàn thành, hoàn thành tốt

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 1

(Theo sách mĩ thuật 1 của bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong Giáo dục)

BÀI: NHỮNG CHÚ CÁ ĐÁNG YÊU

(Thời lượng: 2 tiết)

1. MỤC TIÊU

1.1. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng các phẩm chất như:

- Yêu quý các con vật, có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ các con vật.

- Có đức tính chăm chỉ, siêng năng thông qua quá trình quan sát, tìm hiểu về cá và sưu tầm vật liệu để thực hành tạo sản phẩm.

- Trung thực khi đưa ra các ý kiến cá nhân đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.

1.2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

- Năng lực mĩ thuật:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của các loại cá. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt. Biết cách sử dụng sản phẩm mĩ thuật làm đồ chơi, đồ dùng học tập.

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được con cá từ giấy, bìa màu. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.

+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn vẽ, xé dán tạo được một vài con cá theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.

- Năng lực đặc thù khác:

Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

2.1. Giáo viên:

Một số tranh, ảnh, sản phẩm của học sinh, loa đài....

2.2. Học sinh:

Giấy vẽ A4, giấy màu, màu, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác...

3. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan,làm mẫu, thực hành, thảo luận nhóm,... và kết hợp với những phương pháp tích cực khác.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

4. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng và sự chuẩn bị của học sinh (2 phút)

Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Đồ dùng thiết bị dạy học

1. Hoạt động khởi động (3 phút)

- Cho HS nghe bài hát cá vàng bơi.

- Trong bài hát cá vàng làm những gì?

- Cá vàng đã làm gì cho nước thêm sạch trong?

- Giới thiệu về bài học:...

- Nghe và hát theo nhạc

- Ngoi lên, lặn xuống, múa tung tăng

- Cá vàng bắt bọ gậy.

Loa, nhạc

2. Hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ (6 phút)

Quan sát hình, màu của những chú cá

- HD HS kể về những con cá mà mình biết.

Con cá có hình dáng như thế nào?

Con cá có những bộ phận bên ngoài nào?


Màu sắc con vật như thế nào?

• Cá được nuôi để làm gì?

+ Em biết thêm những giống cá nào?

+ Nhà em có nuôi cá không?

+ Em đã làm gì để giúp bố mẹ nuôi cá?

+ GVTT: Con cá có các bộ phận đầu, thân, vây, đuôi…màu sắc đa dạng

- Nghe HD

+ Kể về con cá.

+ Bộ phận chính: Đầu, thân, vây, đuôi.

+ Vàng, nâu, đỏ…

+ Nuôi để làm cảnh, làm thức ăn hàng ngày...

+ Cá rô, cá chép, cá trôi…

+ TL…

+ Cho cá ăn.

Tranh ảnh về cá.

3. Hoạt động sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ (42 phút)

* Cách tạo hình cá

– Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 39) thảo luận nhóm đôi để nhận biết các bước để tạo hình con cá?

+ Con cá được làm bằng vật liệu gì?

+ Thao tác mẫu và hướng dẫn HS làm theo

+ Nhắc lại các bước cô đã thực hiện

GVTT: Có thể tạo hình con cá bằng cách gấp và cắt, dán giấy

+ HS thảo luận nhóm đôi.

+ Báo cáo kết quả thảo luận: Cá được làm bằng giấy màu, kéo, hồ dán..

+ QS

+ Các bước:

Bước 1: Xé hình thân cá theo tưởng tượng.
Bước 2: Cùng bạn xé nhỏ giấy màu để làm vây, đuôi, mắt,…cá.
Bước 3: Lựa chọn, sắp xếp và dán thành hình cá.

- Tranh HD vẽ, cắt, xé dán về con cá.

* Hình chú cá yêu thích

Khuyến khích HS trang trí cá theo ý thích.
– Gợi mở giúp HS tưởng tượng về con cá yêu thích.
– Khuyến khích HS cắt dán hoặc vẽ để trang trí cá.

• Em sẽ tạo hình và trang trí con cá mà em yêu thích.
• Con cá đó có những màu gì?
• Em lựa chọn giấy, màu gì để trang trí thân cá?
• Giấy, màu nào trang trí đầu, thân, vây, đuôi cá.

Có thể trang trí thêm cho cá bằng cách vẽ nét hay cắt dán giấy màu.

- QS

+ HS trả lời theo câu hỏi gợi mở.

- Lựa chọn và tạo hình sản phẩm về con cá.

- Hình ảnh một số sản phẩm

4. Hoạt động phân tích, đánh giá thẩm mĩ (10phút)

*Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

- Hướng dẫn HS tạo đàn gà theo nhóm để trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận về:
+ Chú cá yêu yêu thích.

+ Hình, màu và cách trang trí.

+ Điểm đáng yêu của những chú cá.

• Đàn cá nào em thích?

• Em thích đàn cá nào? Vì sao?
• Em ấn tượng với chú cá nào?
• Cách trang trí của chú cá nào đáng yêu?
• Em biết tên những chú cá nào?
• Cần thêm gì để tạo bức tranh đàn cá?

- Trưng bày sản phẩm theo nhóm tổ.

- Tập chia sẻ về sản phẩm trước lớp theo HD của GV

- SP của học sinh

5.Hoạt động mở rộng (5 phút)

Cùng sắp xếp và trang trí đàn cá.

Khuyến khích HS:

• Trang trí thêm các chi tiết để tạo bức tranh cho đàn cá thêm sinh động,và phong phú.
• Làm đồ dùng học tập cho môn học có liên quan..

- TLN4: Tìm hiểu theo câu hỏi HD của GV, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận

- Sản phẩm mĩ thuật tranh vẽ cá của HS khóa trước

5. NHẬN XÉT, DẶN DÒ (2 phút)

GV củng cố lại kiến thức đã học. Dặn dò chuẩn bị cho bài sau

Nguồn: Cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Biểu mẫu giáo dục của hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 20.235
Bài thu hoạch môn Mỹ thuật - Chương trình giáo dục tổng thể 2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm