Bài phát biểu tuần lễ học tập suốt đời cho giáo viên 2022
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là hoạt động hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Nhằm hưởng ứng phát động Tuần lễ học tập suốt đời 2022, hoatieu.vn xin chia sẻ một số mẫu bài phát biểu hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời hay nhất dành cho giáo viên, các thầy cô ban giám hiệu. Mời các thầy cô cùng tham khảo.
Bài phát biểu hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời
1. Bài phát biểu Tuần lễ học tập suốt đời của giáo viên
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt cho tập thể sư phạm và các em học sinh hai trường tiểu học, mầm non; xin được gửi tới quý vị khách quý, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên hai trường để nói lên suy nghĩ của mình trong buổi lễ phát động “Tuần lễ học tập suốt đời” năm 20..
Quý đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Cuộc đời là cái thang không có nấc chót, việc học là quyển vở không có trang cuối cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trị quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả xã hội. Vì vậy việc học là rất cần thiết. “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình; Học tập cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả; Học để trở thành người công dân tốt; Học tập suốt đời – chìa khóa của sự thành công.
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chủ trương này đã tạo môi trường học tập rộng rãi, đầu tư cho giáo dục được tăng cường. Tinh thần “Học thì ấm vào thân, học để xoá nghèo, học để làm giàu, học bằng mọi hình thức, học ở mọi nơi, học để phát triển bền vững” đã thực sự lan rộng, tạo nên xã hội học tập ở Việt Nam. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng cá nhân, từng gia đình, từng dòng họ, mọi tầng lớp nhân dân. Xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta. Xã hội học tập là một cơ sở tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tri thức cao phục vụ CNH, HÐH đất nước. Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, "Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo"- trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến! Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời cũng như ý nguyện của Đảng, Nhà nước và nhân dân; thay mặt tập thể CBGV hai nhà trường; chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục làm tốt công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của các em học sinh, phụ huynh về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Kính thưa quý vị! Chúng ta hãy chung tay xây dựng xã hội học tập để chứng minh sức mạnh của con người Việt Nam, sức mạnh của đất nước Việt Nam trong cùng quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng, phát triển bền vững.
Cuối lời, xin được kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi. Trân trọng kính chào !
2. Bài phát biểu Tuần lễ học tập suốt đời của giáo viên (mẫu số 2)
Phát biểu của giáo viên hưởng ứng Tuần Lễ HTSĐ năm ..........:
Kính thưa: Ban lãnh đạo 02 nhà trường, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!
Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt cho toàn thể cán bộ giáo viên,
nhân viên của 02 trường Tiểu học và THCS ………. để nói lên suy nghĩ của mình trong buổi lễ phát động “Tuần lễ học tập suốt đời” năm ……….. Lúc sinh thời Bác Hồ từng nói: “Sự học là vô cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng ngời về sự học. Người đã tự vừa học vừa làm, vừa lao động kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một trường đào tạo chính quy nào. Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chủ trương này đã tạo môi trường học tập rộng rãi, đầu tư cho giáo dục được tăng cường. Tinh thần “Học thì ấm vào thân, học để xoá nghèo, học để làm giàu, học bằng mọi hình thức, học ở mọi nơi, học để phát triển bền vững” đã thực sự lan rộng, tạo nên xã hội học tập ở Việt Nam. Xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta. Xã hội học tập là một cơ sở tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tri thức cao phục vụ CNH, HÐH đất nước. Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, "Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo";
Kính thưa: các đồng chí, đồng nghiệp cùng các em học sinh thân mến!
Hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời ……. với Chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”, tập thể giáo viên Trường Tiểu học và THCS ……. sẽ tiếp tục làm tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các em học sinh về văn hóa đọc suốt đời và xây dựng xã hội thành thư viện toàn dân; đây là cơ hội để các em học sinh của các lớp chia sẻ kinh nghiệm đọc sách;
Mỗi người chúng ta hãy chung tay xây dựng xã hội học tập thông qua văn hóa đọc để chứng minh sức mạnh của con người Việt Nam, sức mạnh của đất nước Việt Nam trong cùng quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng, phát triển bền vững. Và để làm được điều đó thì trước mắt chúng ta cần:
- Đọc kỹ, hiểu sâu, nhớ lâu còn hơn là đọc nhiều, hiểu nông, nhớ ít.
- Không sốt ruột khi thấy người khác đọc nhiều, biết nhiều hơn ta. Hãy đặt câu hỏi: Liệu người đó có hiểu sâu bằng ta không? Hãy tự hào khi có đủ căn cứ để xác định là không.
- Công việc đầu tiên là chọn sách để đọc.
- Đọc phải đi đôi với ghi chép. Việc ghi chép giúp ta nhớ sách lâu dài, giúp ta nhớ lại nhanh khi quên sách. Tài liệu ghi chép là những viên gạch xây nên tầm cao trí tuệ của chúng ta.
- Đọc sách phải hiểu sách, hiểu vẫn chưa đủ, cần nhớ sách.
Cuối lời, tôi xin chúc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm ...... thành công và đạt nhiều thành quả, kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi.
Trân trọng kính chào !
3. Bài phát động hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
Năm …. Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với Chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”, được tổ chức thống nhất trong cả nước từ ngày…. đến hết ngày …... Với mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; hình thành thói quen đọc sách thường xuyên của mỗi người và xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng. Từng bước phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường và cộng đồng, xây dựng toàn xã hội trở thành “thư viện toàn dân”, tạo điều kiện và cơ hội cho mọi học sinh, mọi người dân được học tập suốt đời thông qua các loại sách, báo, tài liệu, chia sẻ những kinh nghiệm về kỷ năng đọc, cách đọc trong cộng đồng. Góp phần xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, trước hết là thư viện trường học. Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập tại địa phương. Các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đã nêu triết lý giáo dục khá ngắn gọn. Đó là học để biết, học để làm việc, học để chung sống với mọi người, học để tồn tại.
Thật vậy, học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Và đọc sách là một bộ phận của Văn hóa học – là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại – xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức.Thông qua việc đọc sách của mọi người dân, tuỳ thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống của mình. Đọc sách có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn.
Chính vì vậy, phát triển Văn hóa Đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Trên thực tế, có một hiện trạng đáng báo động cho Văn hóa đọc sách của người dân Việt Nam nói chung và của giới trẻ nói riêng: nguy cơ xuống cấp cả về chất lượng sách cũng như cả số lượng người đọc. Thị trường sách vẫn đầy rẫy sách in bìa đẹp giấy tốt, nhưng ngoài cái giá quá đắt, không ai dám chắc chất lượng của những quyển sách đó như thế nào. Trong khi đó, còn có một thực tế là người có tiền mua sách thì không thích đọc sách còn người thích đọc sách lại không có tiền để mua sách. Nguyên nhân của văn hóa đọc bị xuống cấp rõ ràng là có rất nhiều: do bị văn hóa nghe nhìn lấn át, do quá thiếu sách hay, do trẻ em không được giáo dục thói quen đọc sách, do công tác quản lý xuất bản. Chính vì vậy rất nhiều ý kiến cho rằng muốn làm “thức dậy” thói quen đọc sách, thì phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
Nói đến đọc là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng cần phải rèn luyện riêng cho mình một kỷ năng đọc. Việc đọc xong một cuốn sách không khó mà khó nhất là người đọc có chịu mất nhiều thời gian cho quyển sách đó hay không. Có những cuốn chỉ vẻn vẹn hơn 100 trang sách mà một người mất cả tháng, cả năm, cả cuộc đời vẫn không đọc hết.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải). Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là đọc và học suốt đời. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc. Đọc không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Đọc là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những điều huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn. Điều quan trọng là đã đọc là để học nên phải có cách đọc, kỷ năng đọc, tư duy và thói quen đọc mới đem lại được hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần:
Đọc sách, đừng tin 100% những gì sách nói, hãy hoài nghi và đặt câu hỏi tại sao với mọi điều đúng – và - sai trong sách có đề cập đến.
- Đọc mười cuốn sách đôi khi không bằng việc đọc một cuốn sách mười lần.
- Việc đọc xong một cuốn sách không nên tính bằng khoảng thời gian nhanh chậm hay độ dài của số trang, mà nên được tính bằng độ thẩm thấu của trí óc và mức độ cam kết trải nghiệm ngay sau đó.
- Mỗi khi thấy một câu sách hay, một đoạn có ý nghĩa, hãy tìm cách neo giữ những điều giá trị đó vào trong tâm trí, vào trong những trải nghiệm thực tế mà bạn đã trải qua. Đừng để nó trôi qua vô ích.
- Đừng nghĩ rằng chỉ có cầm trên tay một cuốn sách mới là đọc sách, bản thân mỗi người bạn gặp, mỗi câu chuyện đi qua đều là những cuốn sách hay mà bạn nên “đọc” mỗi ngày.
- Đọc sách mà “ngộ” được điều gì, hoặc đọc câu sách mà thấy thích thú, thấy cả cuộc đời mình thay đổi, đâu phải vì câu sách ấy mới lạ, đem lại cho mình một ý thức mới, mà chính là vì ta đã có sẵn nó trong tiềm thức, nhưng vì chưa có cơ hội thuận tiện phát lộ ra thôi. Nay vì gặp được chỗ tương đồng, làm vang động cả tâm hồn trí não mình như thế.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học là vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới. Rõ ràng, việc đọc sách là phương pháp học tất yếu rất cần thiết và không thể thiếu cho bản than và cho toàn xã hội, cho nên hôm nay, thầy thay mặt tất cả CBGV – CNV – Học sinh trong 02 nhà trường phát động hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm …….. Tôi tha thiết kêu gọi tất cả CBGV – CNV – và các em Học sinh trong 02 nhà trường phải ra sức học tập suốt đời, đọc suốt đời, cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập để trang bị ngày một vững chắc nền tảng tri thức khoa học cho bản thân.
Trân trọng kính chào!
Tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài phát biểu tuần lễ học tập suốt đời cho giáo viên 2022
158,5 KB 20/09/2021 2:28:00 CHGợi ý cho bạn
-
Nêu cách thức tải và cài đặt các phần mềm 3D-GeoGebra và xây dựng nội dung của một bài học về yếu tố hình học cụ thể
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 cho Đảng viên là giáo viên
-
Bài dự thi cuộc thi Bác Hồ với Nam Định Nam Định với Bác Hồ 2023
-
Nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?
-
Cách đăng ký dự thi tìm hiểu Luật trẻ em
-
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
-
Bài thu hoạch về quyền con người
-
Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non
-
Đáp án thi Tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 - Tuần 3
-
Kế hoạch xây dựng và rèn luyện tác phong, phong cách nhà giáo 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trên Internet tìm hiểu Đề án 06 tỉnh Thái Bình 2023
Mẫu bìa bài dự thi "Tìm hiểu về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Bài phát biểu chỉ đạo đại hội chi bộ (5 mẫu) 2025
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết đổi mới Công đoàn trong tình hình mới 2022
Đáp án thi trắc nghiệm tìm hiểu về Chuyển đổi số Thái Bình
Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?