(5 mẫu) Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời 2024

Khai mạc tuần lễ học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời. Tuần lễ Học tập suốt đời 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01/10/2024 đến ngày 07/10/2024, trong đó lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 01/10/2024. Nhân dịp hưởng ứng phong trào phát động Tuần lễ học tập suốt đời, Hoatieu.vn xin được gửi đến các bạn đọc mẫu bài diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời để các bạn có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho buổi lễ khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời 2024.

Bài phát biểu khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời

1. Bài phát biểu khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời của lãnh đạo xã

Kính thưa các đồng chí đại biểu, các thầy cô giáo!

Thưa các cháu học sinh trường THCS ... thân mến.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là sự kiện quan trọng được tổ chức vào đầu tháng 10 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Hòa trong không khí cùng cả nước tham gia tuần lễ hưởng ứng học tấp suốt đời, hôm nay, huyện Bạch Thông tổ chức Lễ khai mạc “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024” với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời" nhằm tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, giúp nâng cao nhận thức về năng lực tự học trong kỷ nguyên số; tăng cường trách nhiệm và huy động được sự quan tâm, tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong việc tận dụng các nền tảng công nghệ, xây dựng, cung ứng các kênh và công cụ học tập suốt đời đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, đặc biệt là yêu cầu xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số góp phần thực hiện thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”. Đặc biệt, tại buổi lễ ngày hôm nay, Vietel BK tổ chức trao học bổng vì em hiếu học cho các em HS có hoàn cảnh khó khăn.

Kính thưa toàn thể buổi lễ.

Từ xa xửa, trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều vĩ nhân, nhà bác học trở nên tên tuổi nhờ việc tự học. Dân tộc Việt Nam cũng có nhiều gương tự học đỗ đạt cao như Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang – Trạng nguyên đầu tiên, Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất, Mạc Đĩnh Chi – Lưỡng quốc Trạng nguyên của của Đại Việt và Trung Hoa. VV

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tự học. Qua rất nhiều câu chuyện kể về Bác Hồ từ tự học ngoại ngữ, học làm báo, nghiên cứu về khoa học chính trị, tìm đường cứu nước, cứu dân đã cho thấy một năng lực tự học phi thường của Bác. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(1947), khi nói về cách học tập, Người viết: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Người luôn luôn nhắc nhở đồng chí của mình và thế hệ trẻ phải nỗ lực học và tự học. Người ân cần dạy bảo: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới đã và đang tiến vào kỷ nguyên số thì học tập càng có vai trò quan trọng, vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự thành công, vừa là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Với sự tiến bộ vượt bậc của chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chúng ta có tri thức từ nhiều quốc gia, từ nhiều thời đại khác nhau chỉ sau vài thao tác đơn giản trên các phương tiện thông minh của cá nhân. Có rất nhiều diễn đàn tri thức bổ ích được lập ra cho từng lĩnh vực, từng lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.

Việc chuyển đổi số đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người ngoài các cách học tập truyền thống, nay có thêm sự lựa chọn mới rất hiện đại và hiệu quả đó là học tập trên hệ thống giáo dục số, tri thức số. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã thực sự là cơ hội lớn để cho mọi người cùng học tập trong một kho tàng tri thức mở của nhân loại cung cấp cho mỗi người cơ hội tự học và con đường để hướng tới thành công.

Nói về sự học tập, có nhiều phương pháp để mọi người có thể học tập đó là học ở nhà trường, học ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, học trong sách vở, học ở nhân dân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, học trên các nền tảng số. Tuy vậy dù ở phương pháp nào thì việc tự học của bản thân mỗi người vẫn là yếu tố quyết định.

Tự học hiểu đơn giản là quá trình chủ động tìm hiểu, chủ động tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức hay những kinh nghiệm cuộc sống thông qua các hoạt động cá nhân của bản thân. Năng lực tự học hay kỹ năng tự học là hệ thống những thao tác đảm bảo cá nhân có thể tự học một cách hiệu quả và phù hợp với bản thân mình nhất. Lợi ích của việc tự học là: Cập nhật kiến thức liên tục và phát triển kỹ năng, Cải thiện và nâng cao hiệu suất công việc, học tập, Khám phá, phát huy năng lực của bản thân. Ý nghĩa của việc tự học là giúp con người có thể nâng cao tri thức một cách chủ động, toàn diện. Tự học giúp con người ghi nhớ một cách lâu hơn do có sự chuẩn bị tìm tòi và ôn tập lại có kế hoạch các kiến thức ấy. Tự học còn giúp việc vận dụng những kiến thức vào thực tế đi cùng các kỹ năng thực tiễn để làm những việc có ích và thiết thực. Không những thế tự học còn giúp mỗi người rèn luyện được tính độc lập, kiên trì khi không ngừng tự nghiên cứu. Từ việc tự học, mỗi cá nhân sẽ năng động, sáng tạo hơn, không quá ỷ lại, phụ thuộc vào người khác và những tư duy lối mòn. Từ đó biết cải thiện để tự hoàn thiện bản thân.

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chủ trương này đã tạo môi trường học tập rộng rãi, đầu tư cho giáo dục ngày càng được tăng cường. Tinh thần “Học thì ấm vào thân, học để xoá nghèo, học để làm giàu, học bằng mọi hình thức, học ở mọi nơi, học để phát triển bền vững” đã thực sự lan rộng, tạo nên xã hội học tập ở Việt Nam. Qua báo chí, chúng ta thấy những năm vừa qua, có rất nhiều học sinh nhờ tự học online trên nền tảng số kết hợp với học ở nhà trường mà đỗ thủ khoa kỳ thi trung học phổ thông và đỗ đầu nhiều trường đại học. Nhiều cá nhân người lao động nhờ tự học mà trở thành những doanh nhân thành đạt, chủ trang trại, hộ gia đình kinh doanh giỏi đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tại huyện Bạch Thông, cấp ủy, chính quyền và các ban ngành các cấp trong huyện cũng rất quan tâm thúc đẩy việc tự học qua thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập trên địa bàn huyện. Toàn huyện đã hình thành phong trào tự học, học tập suốt đời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua thực hiện mô hình “Công dân học tập”; động viên, khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập thường xuyên, học suốt đời, hướng tới công dân số đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công xã hội học tập.

Qua theo dõi và báo cáo của Hội khuyến học các cấp, công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm, qua đó đã đạt được kết quả bước đầu, thể hiện ở tỉ lệ công dân được công nhận đạt danh hiệu Công dân học tập đã tăng so với các năm trước, nhất là nhóm công dân là cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhân viên từ cấp xã trở lên trong địa phương đạt tỷ lệ trên 80%.

Tuy vậy việc hưởng ứng tham gia trở thành công dân học tập của Nhân dân trong toàn huyện đạt kết quả chưa cao, tỷ lệ chung mới chỉ đạt 25%. Việc xây dựng công dân số còn rất khó khăn và đang là yếu tố cản trở mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cản trở sự phát triển chung của toàn huyện. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là ý thức tự học của nhiều người chưa tốt, chưa tự giác.

Vì vậy, để tuần lễ học tập suốt đời năm nay theo chủ đề “nâng cao năng lực tự học trong kỷ nguyên số’ đạt kết quả tốt, tôi đề nghị:

– Một là yêu cầu chung: Đề nghị các cơ quan, đơn vị vận động rộng rãi cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tích cực hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2023 với hình thức, nội dung thiết thực; gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị với việc thực hiện “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ”. Theo đó, cần tập trung đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cổng thông tin điện tử của huyện, xã, thị trấn, các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, Zalo,…) về tầm quan trọng và vai trò của chuyển đổi số trong việc cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức các hoạt động dạy, học và các hoạt động thư viện trong các cơ sở giáo dục; tổ chức các lớp, khóa học trực tuyến miễn học phí/học phí thấp cho trẻ em và người lớn… trong đó lồng ghép, giới thiệu các nội dung học tập, các bài học và học liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng người học thông qua các phần mềm trực tuyến; thành lập các câu lạc bộ, diễn đàn, cuộc thi trực tuyến… nhằm tạo điều kiện để mọi người dân được tham gia các hoạt động học tập, giao lưu lành mạnh, bổ ích.

Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phối hợp, đồng hành, tài trợ cho các tổ chức, cơ sở giáo dục triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn, hiệu quả cho học sinh, phụ huynh, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn. Tổ chức các diễn đàn, cuộc thi về chủ đề công dân học tập, công dân toàn cầu, công dân số giúp học sinh và người dân tìm hiểu về các kỹ năng và năng lực thiết yếu của công dân trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa.

Đề nghị UB MTTQ và các hội, đoàn thể các cấp cần quán triệt sâu rộng quan điểm học tập suốt đời trong tổ chức mình. Động viên lực lượng tham gia học tập, làm nòng cốt cho phong trào học tập và học tập suốt đời. Tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân về nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng xã hội học tập, tham gia Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập trên địa bàn huyện.

– Hai là đối với mỗi cá nhân, tôi đề nghị 100% cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trong toàn huyện hăng hái đăng ký trở thành công dân học tập; từng người chủ động học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, ứng dụng số vào thực tế lao động và công tác có hiệu quả, mỗi người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật để tự tạo cho bản thân mình cơ hội có việc làm, mang lại thu nhập cao, ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Thứ ba là đối với các trường học, tôi đề nghị toàn ngành Giáo dục và đào tạo tích cực triển khai có hiệu quả phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt” và các phong trào thi đua, các cuộc vận động khác ở trong các đơn vị trường học. Phối hợp với các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, thị trấn để tổ chức việc học tập suốt đời ở địa phương có hiệu quả thực chất.

+ Đề nghị các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trở thành công dân số, là tấm gương về tự học, nâng cao năng lực chuyên môn, ứng dụng thành thạo các giáo án số, bài tập số, chủ động hướng dẫn học sinh làm quen, biết khai thác, ứng dụng thiết bị số vào quá trình học tập.

+ Đối với các cháu học sinh, Tôi đề nghị trước hết, mỗi cháu phải tự giác thi đua học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Giai đoạn học phổ thông là giai đoạn các em hình thành các kiến thức và kĩ năng cơ bản đầu đời, đặt nền móng vững chắc cho sự học suốt đời. Các cháu hãy tận dụng mọi thời gian, mọi cơ hội, mọi điều kiện có được như sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, thư viện; sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng số, mạng Internet để không ngừng tự học tập thật tốt, kết hợp học tại trường với tự học trên các nền tảng onlie uy tín. Biết vận dụng kiến thức đã học tập vào thực tiễn cuộc sống.tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học tập, nắm vững các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kiến thức tin học, ngoại ngữ, pháp luật, đạo đức, kỹ năng sống… tạo nền tảng vững chắc để trở thành người công dân số thích ứng với cuộc sống hiện tại và tương lai, giúp ích cho gia đình, xã hội, đóng góp công sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Với tinh thần đó, thay mặt cho lãnh đạo UBND huyện, tôi trang trọng phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 20... trên địa bàn huyện .....

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS .... đã có mặt đông đủ tham gia lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời hôm nay.

Xin kính chúc các vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công. Chúc các cháu học sinh luôn học giỏi, rèn luyện tốt, đạt thành tích cao.

Xin trân trọng cảm ơn!

2. Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời ngắn gọn

Kính thưa các vị đại biểu, quý vị khách quý; Quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục và đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế - xã hội. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Để giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ thực sự là “quốc sách hàng đầu” theo chủ trương của Đảng, đồng thời để đất nước phát triển xứng tầm quốc tế thì bắt buộc chúng ta phải học tập để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ đó thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 có chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” sẽ giúp cho các cơ sở giáo dục nâng cao khả năng cung ứng giáo dục, quan tâm xây dựng thư viện đạt chuẩn, làm phong phú các tủ sách, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và tổ chức HĐ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân; tạo cơ hội cho người dân ở mọi lứa tuổi, nhất là người lớn tuổi tham gia học tập, đặc biệt là những chương trình bồi dưỡng ngắn hạn như cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực trong đời sống xã hội, các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc tổ chức Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là một hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; là cơ hội để các các đơn vị, tổ chức chia sẻ nghiên cứu về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đồng thời là dịp để tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của con em quê hương nói riêng và dân tộc Việt Nam.

Để tất cả mọi người đều có cơ hội học tập, học tập suốt đời nhằm giúp bản thân thêm vốn kiến thức, điều quan trọng nhất là chúng ta cần có sự cố gắng của mỗi người: Hãy xác định đúng đắn mục tiêu học tập của mình, từ đó hãy tận dụng mọi khoảnh khắc trong cuộc đời để học hỏi, từ tất cả các nguồn thông tin của cuộc sống. Chúng ta tin tưởng rằng: Mỗi cá nhân tích cực sẽ góp phần vào sự phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó cần có sự đoàn kết chung tay góp sức của tập thể: Trong đó bao gồm lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các cơ sở giáo dục và các đoàn thể khác trong xã hội.

Nhiều năm qua thầy và trò nhà trường trong việc duy trì, nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy và học tập, công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của người dân trên địa bàn về việc tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Để giúp cho mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh giàu đẹp hơn, mỗi người dân hãy tích cực học tập. Với tinh thần và ý nghĩa ấy, chúng ta hãy và sễ mãi mãi tiếp cận với tài liệu, sách báo, sách là "Thầy" giúp chúng ta đi đến thành công.

3. Diễn văn khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời của hiệu trưởng

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa Quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Từ xa xưa, các thế hệ người Việt luôn coi trọng việc học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta, là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà tư tưởng giáo dục, nhà sư phạm thực tiễn vĩ đại, đồng thời là một tấm gương sáng ngời về tự học. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói:“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bão táp mưa giông đến bến bờ vinh quang.

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu: “Lê-nin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người phải ghi nhớ và thực hành điều đó”. Người còn cho treo trong phòng họp lời dạy của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Người coi lời dạy của Lê-nin và Khổng Tử là phương châm sống và hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Cũng tại Hội nghị này, Người nhấn mạnh: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. Người còn xác định: “Không phải có thầy thì học, không thầy đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(1947), khi nói về cách học tập, Người viết: “Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”.

Ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911), trên tàu Latouche Tréville, người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên mới Văn Ba đã nêu cao ý chí tự học: Mỗi ngày, đến 9 giờ tối công việc mới xong… dù mệt lử nhưng trong khi mọi người nghỉ hay đánh bài người thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Trong thời gian ở thị trấn Saint Adret, làm vườn cho gia đình viên chủ hãng tàu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chăm chỉ học tiếng Pháp. Khi gặp những từ mới, người thanh niên Nguyễn Tất Thành viết vào một tờ giấy dán vào chỗ dễ thấy, có khi viết vào cánh tay để trong lúc làm việc vẫn học được. Cả khi đi đường vẫn nhẩm những từ mới học. Và cứ như thế, mỗi ngày, người thanh niên Nguyễn Tất Thành học thêm vài từ mới, và tìm cách ghép câu để dùng ngay. Sau đó không lâu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành học cách viết báo từ bài báo ngắn đến bài báo dài và từ bài báo dài lại viết ngắn. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã nhanh chóng trở thành nhà báo có uy tín tại thủ đô nước Pháp và trở thành chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Le Paria”( Người cùng khổ) với nội dung đầy sức chiến đấu, lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, đấu tranh cho quyền lợi của người lao động. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từ Anh trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành viết bài cho các báo, tạp chí. Những bài đăng trên các báo Le Paria, Thư tín Quốc tế, Đời sống công nhân… đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp đã minh chứng cho sự thành công của việc tự học. Được sự giúp đỡ của nghị sĩ Quốc hội Pháp là P.V.Couturier, Nguyễn Tất Thành có thẻ đọc thường xuyên của thư viện Pháp. Tại đây, Nguyễn Tất Thành khai thác được nhiều tài liệu cho việc nghiên cứu và đấu tranh chính trị… Chỉ trong một thời gian chưa đầy 10 năm sống ở Pháp, người thanh niên có chí khí ấy đã học được nhiều điều bổ ích cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình.

Trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, người thanh niên Nguyễn Tất Thành còn đi đến nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cả Tòa thánh Vatican để bổ sung những điều đã đọc trong sách vở. Khi đến Liên Xô, đất nước của Lê-nin vĩ đại, làm việc ở Bộ Phương Đông, học ở Trường Quốc tế Lê-nin, nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc học và thuộc địa, Nguyễn Tất Thành tự học tiếng Nga và có những bài viết đăng báo, tạp chí và đã hoàn thành chương trình học tập ở Trường Quốc tế Lê-nin. Năm 1928, khi hoạt động cách mạng tại Thái Lan, Nguyễn Tất Thành đã tự học thêm tiếng Thái. Mỗi ngày học 10 chữ và chỉ sau ba tháng đã xem được báo chữ Thái.

Tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935), với bí danh Lin, khi khai lý lịch, trả lời câu hỏi về trình độ học vấn (tiểu học, trung học, đại học), Nguyễn Tất Thành ghi: Tự học. Trả lời câu hỏi: Đồng chí biết những ngoại ngữ nào? được ghi: Anh, Pháp, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga.

Người luôn luôn nhắc nhở đồng chí của mình và thế hệ trẻ phải nỗ lực học và tự học. Người ân cần dạy bảo: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân".

Trong Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, ngày 9-12-1961, Người tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ…thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm…Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Các cháu không hơn là bệt. Bệt là không tốt. Người ta thường nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Ta hiểu như thế, nhưng không có tư tưởng thụt lùi nạnh kẹ….

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng. Và chính cuộc đời của Người là tấm gương sáng ngời về tự học. Dù Người đã đi xa, song tấm gương học, học không biết mệt mỏi của Người thì vẫn còn sống mãi với muôn đời các thế hệ con cháu mai sau.

Trên thế giới nhiều gương tự học đã đưa họ đến đỉnh cao của thiên tài góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Trước hết là.

1. Michael Faraday (1791–1867) – Thiên tài tự học là chính. Michael Faraday được đánh giá là một trong những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Thế nhưng, hầu hết những kiến thức của ông đều là từ tự học. Hàng loạt những phát minh của ông đã được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác, tạo nên một cuộc cách mạng trong khoa học và ghi danh ông như là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử.

2. Srinivasa Ramanujan (1887-1920) – Nhà toán học huyền thoại. Ông là người Ấn Độ nổi tiếng là người dù không được đào tạo bài bản về toán học lý thuyết nhưng đã có nhiều đóng góp cho toán học như giải tích, lý thiết số, dãy số vô hạn…

3. William Herschel (1738-1822) . William Herschel vốn là một nhạc công người Đức sống ở Anh vào thế kỷ 18. Thế nhưng, vị nhạc công này đặc biệt say mê thiên văn học. Từ những kiến thức tự đọc, ông miệt mài tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày để mài gương và ống kính. Chiếc kính tự chế của ông còn tuyệt hảo hơn bất kỳ cái nào được sản xuất trước đó. Vì vậy, ông phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.Trong một lần tình cờ, ông đã tìm thấy một vật thể lạ mà sau khi gửi quan sát của mình đến cho một chuyên gia người Nga, ông biết rằng mình đã tìm thấy một hành tinh mới. Đó là Thiên Vương tinh – một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn.

4. Gregor Mendel (1822-1884) – Cha đẻ của di truyền học hiện đại

Gregor Mendel sinh năm 1822 tại Cộng hòa Séc. Ông chỉ học đến trung học, vì điều kiện gia đình, ông phải học tập và nghiên cứu tại một tu viện. Ông chính là người khám phá ra định luật di truyền, đặt nền móng đầu tiên cho ngành di truyền học hiện đại cũng như cơ sở cho tất cả những kiến thức về DNA và di truyền ngày nay.

Ở Việt Nam thời phong kiến có nhiều gương tự học đã đổ đạt cao. Phải kể đến Nguyễn Quan Quang – Trạng nguyên đầu tiên. Ông là người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246. Sinh ra trong một nhà nông nghèo, không đủ gạo tiền để theo học, nhưng với bản tính vốn ham học hỏi, Ông thường lân la ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách Tam tự kinh. Vì chẳng có giấy bút đi học, lại chỉ dám nghe lỏm ngoài cửa nên cậu bé Nguyễn Quan Quang khi đó đã dùng gạch non để viết lên sân. Nét chữ của cậu rất đẹp nên một ngày, thầy giáo vô tình nhìn thấy và đã phải thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi”. Nói rồi, thầy cho gọi Quan Quang vào lớp và thu nhận làm học trò của thầy. Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười.

2. Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất. Ông quê ở Nam Định, cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa.Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ: dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người… Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

3. Mạc Đĩnh Chi – Lưỡng quốc Trạng nguyên. Mạc Đĩnh Chi không chỉ là trạng nguyên của Đại Việt mà còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Ông là người Hải Dương. Từ nhỏ đã mồ côi cha, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Mẹ ông chịu thương chịu khó dành dụm tiền mong con đi học lấy cái chữ. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Ông chăm chỉ đọc sách, nghiền ngẫm nội dung, kể cả những lúc gánh củi đi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên để học. Với nghị lực phi thường như vậy, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng là thần đồng nho học. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.

4. Lương Thế Vinh – Trạng Lường. Ông là người Nam Định. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim. Chưa đầy 20 tuổi, tài học của Lương Thế Vinh đã nổi tiếng khắp vùng. Năm 23 tuổi, đời vua Lê Thánh Tông năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi.

Ðảng ta cũng xác định: “Giáo dục và Ðào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thế giới đang tiến vào thời đại công nghệ 4.0. Giáo dục và Đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Học tập là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Học tập để cùng chung sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Ðiều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo”; đầu tư thích đáng cho Giáo dục và Ðào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến về tinh thần xây dựng xã hội học tập. Trong đó việc tự học giúp con người khám phá tri thức nhân loại bằng con đường nhanh nhất, ngắn nhất. Bác Hồ nói “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”. Tự học là có thể là học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. Người củng nói “Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Học tập suốt đời. Đó là một xã hội mà mỗi cá nhân luôn tích cực chứ không thụ động. Hơn nữa, học tập suốt đời cũng giúp người khác gắn kết, gần nhau hơn, cũng là nguồn vui, giúp mỗi người cảm thấy hoàn thiện bản thân mình.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt” không chỉ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương mà còn đồng thời nâng cao năng lực tự học của mỗi người, góp phần tăng cường các nguồn lực thúc đẩy xây dựng xã hội học tập.

Trong lễ khai mạc ngày hôm nay, cho phép tôi chính thức phát động, khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với chủ đề: “Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời” nhằm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội… chung tay xây dựng xã hội học tập để cao chất lượng giáo dục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam nói chung, quê hương Quảng Văn nói riêng ngày càng giàu đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

4. Bài phát biểu khai mạc tuần lễ Học tập suốt đời của giáo viên

PHÒNG GD &ĐT……………………

TRƯỜNG THCS……………………..

BÀI PHÁT BIỂU PHÁT ĐỘNG TẠI LỄ KHAI MẠC

”TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI” NĂM 2024

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến!

Từ xa xưa, các thế hệ người Việt luôn coi trọng việc học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta là tấm gương sáng ngời về sự học. Người đã từng tự học, vừa lao động để kiếm sống, biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào. Chính từ sự học đó mà Bác đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bão táp mưa giông đến bến bờ vinh quang.

Ðảng ta cũng xác định: "Giáo dục và Ðào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu". Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Giáo dục và Đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Học tập là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Học tập để cùng chung sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sông cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Ðiều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về "Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo"; đầu tư thích đáng cho Giáo dục và Ðào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến về tinh thần xây dựng xã hội học tập.

Trong những năm qua ở huyện ……… nói chung và xã ……… nói riêng chúng ta bên cạnh các ngành học chính qui, ngành học GDTX đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng phát triển nguồn nhân lực tại địa phương góp phần xây dựng kinh tế xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Trong các năm vừa qua chất lượng giáo dục phổ cập các cấp học tiếp tục được giữ vững và duy trì ở các tiêu chuẩn đánh giá. Đối với phổ cập Giáo dục THCS tỷ lệ thanh thiếu niên có bằng TNTHCS bình quân đạt trên ………%, tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt 100%.

Trong năm học ……….. nhà trường tiếp tục phối hợp với ban chỉ đạo trung tâm học tập cộng đồng của xã thực hiện được ….. các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thể thao, dậy nghề thủ công và học tập pháp luật chính trị với ………… lượt học viên tham gia góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tổ chức tốt tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “học cho bản thân và học cho những người xung quanh được hạnh phúc” góp phần thức đẩy phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường .

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là dịp tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Học tập suốt đời. Đó là một xã hội mà mỗi cá nhân luôn tích cực chứ không thụ động. Hơn nữa, học tập suốt đời cũng giúp người khác gắn kết, gần nhau hơn, cũng là nguồn vui, giúp mỗi người cảm thấy hoàn thiện bản thân mình.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” giữa lúc trường THCS………….. đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thư viện được cấp trên công nhận thư viện xuất sắc vào tháng … năm ……...

Như ta đã biết chúng ta khi mới lớn lên, học đọc, học viết, học tính toán... là nhờ Thầy, Cô giáo hướng dẫn là chính. Nhưng khi học các kiến thức cao hơn, rộng hơn, chuyên ngành hơn, lúc ấy ta phải tự đọc sách, nên sách là thầy, là người hướng dẫn ta đến tri thức của nhân loại. Khi ta đọc truyện cười ta thấy vui, đọc những câu chuyện "Hạt giống tâm hồn" ta thấy xúc động, đọc đến các mảnh đời bất hạnh ta thấy xót xa... Khi ấy sách là bạn cùng ta chia sẻ các cảm xúc của cuộc sống. Ta đọc một cuốn sách hay và muốn đem chia sẻ với mọi người. Khi ta mua được cuốn sách quý và muốn lưu lại cho con cháu, lúc ấy sách là tài sản. Sách là nơi ghi lại, lưu trữ những điều hiểu biết của con người và ở đó cũng chính là nơi chia sẻ những thông tin, những suy nghĩ giữa con người với con người. Ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh, sách là người bạn không thể thiếu của con người. Nó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình và cũng là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình đang được dẫn vào thế giới thực, từ đó bạn thấy, hiểu và bắt gặp nhiều điều bổ ích. Cũng như M.Gorki đối với ông :"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống." M.Gorki, ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói "Hãy yêu quý sách vì đó là nguồn gốc của mọi tri thức - M.Gorki.". Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà khoa học, bác học lớn trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn,....Nếu có một quyển sách hay và thêm một người thầy giỏi nữa thì tuyệt vời hơn! Vì thế nên chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích để dọc giúp ta tăng cường khả năng giao tiếp giúp ta rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo, giúp ta rèn luyện năng lực ngôn ngữ, giúp ta sống tốt trong xã hội và làm người.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước với chủ đề “ Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” không chỉ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương mà còn đồng thời nâng cao năng lực cung ứng giáo dục của các cơ sở giáo dục và các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần tăng cường các nguồn lực hỗ trợ tổ chức các hoạt động xây dựng xã hội học tập.

Trong lễ khai mạc ngày hôm nay, tôi chính thức phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời nhằm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội... chung tay xây dựng xã hội học tập để cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng của xã ………….. nói chung, nâng cao trình độ dân trí của xã nhà để góp phần xây dựng quê hương …………… ngày càng giầu đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

…….., ngày …. tháng…. năm 20…

5. Bài phát động Tuần lễ học tập suốt đời 2024 trường tiểu học

PHÒNG GD&ĐT ..................

TRƯỜNG TIỂU HỌC .................

Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh yêu quý!

Thực hiện Công văn số .............. ngày ............ của Phòng GDĐT ........... về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, hôm nay, trường TH .......... tổ chức phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 với chủ đề “..................”.

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Sự học là vô cùng”, “Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi” hay“Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”,“Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”, ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng ngời về tự học. Người đã tự vừa học vừa làm, vừa lao động kiếm sống, tự học để biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ trên thế giới.

Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã coi “Giáo dục đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chủ trương này đã tạo môi trường học tập rộng rãi, đầu tư cho giáo dục ngày càng được tăng cường. Tinh thần “Học thì ấm vào thân, học để xoá nghèo, học để làm giàu, học bằng mọi hình thức, học ở mọi nơi, học để phát triển bền vững” đã thực sự lan rộng, tạo nên xã hội học tập ở Việt Nam. Xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn, đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta. Xã hội học tập là cơ sở để tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tri thức cao phục vụ cho công cuộc CNH - HÐH đất nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam theo Nghị Quyết 29 của Đảng.

Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời là dịp để tiếp tục tôn vinh, gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học quý báu của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp giáo dục đã và đang phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình và mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là "Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập và đào tạo";

Kính thưa Các thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Nhân Tuần lễ Hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024, tôi thay mặt cho Lãnh đạo nhà trường và TTHTCĐ xã .............. phát động tới tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh Trường TH ............. một số nội dung sau:

1. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;

2. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo để bồi dưỡng nâng cao lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.

3. Các em học sinh hãy xây dựng kế hoạch, mục tiêu đọc sách của mình, tham gia “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” một cách hiệu quả, đây là cơ hội để các em đọc nhiều sách hay, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm học tập; cần đọc sách tự giác, chuyên cần, tích cực chủ động, học từ sách vở, học ngoài xã hội, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học kiến thức, học cách sống và đạo lí làm người, để trở thành người có ích, và sau này khi trưởng thành chúng ta vẫn tiếp tục nỗ lực học tập không ngừng như tấm gương học tập của chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thư viện trường học: Tổ chức giới thiệu sách hay, thi viết cảm nhận qua việc đọc sách; phối hợp với phụ huynh, học sinh tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả các thư viện lớp học, thư viện thân thiện, thư viện xanh,... để xây dựng phong trào đọc sách thường xuyên, hiệu quả; Thực hiện có hiệu quả mỗi tuần một tiết đọc sách trên TKB của các lớp.

5. Khai thác, sử dụng có hiệu quả trang web của nhà trường nhằm chia sẻ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhân dân tìm đọc.

6. Phối hợp với Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức, các tổ chức, cá nhân để tổ chức tặng sách cho thư viện nhà trường; tặng sách cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có thành tích cao trong học tập,...

7. Tổ chức diễn đàn về phương pháp dạy và học trực tuyến, cách sử dụng các phần mềm trực tuyến (Zoom, Google Meet, Microsoft Teams,…), cách thức khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích (sách, báo, bài giảng điện tử…), kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách an toàn và hiệu quả cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Kính thưa Các thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Mỗi người chúng ta hãy chung tay xây dựng xã hội học tập để chứng minh sức mạnh trí tuệ của con người Việt Nam và của đất nước Việt Nam, chúng ta cùng quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng thịnh vượng, phát triển bền vững sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.

Cuối cùng, tôi xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc các em học sinh chăm ngoan học giỏi và thu được nhiều kết quả trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của trường TH .....

Xin trân trọng cảm ơn!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 20.731
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi