Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội 2024

Tải về

Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là mẫu giấy chứng nhận dùng cho các cơ sở y tế chứng nhận cho cá nhân người lao động khi nghỉ việc được hưởng bảo hiểm xã hội, mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hoatieu.vn mời bạn đọc tải mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để tham khảo trong những trường hợp cần chứng nhận cho đối tượng hưởng bảo hiểm khi ốm đau, thai sản...

1. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH dùng làm gì?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là loại văn bản quan trọng do cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động cung cấp cho người bệnh hoặc người có nhu cầu xin nghỉ chăm con ốm nhưng vẫn hưởng BHXH. Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để xác nhận số ngày được nghỉ làm của người lao động để điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Như vậy, nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải chính xác, trung thực với tình trạng sức khỏe của người bệnh và theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ y tế.

Giấy chứng nhận này sẽ liên quan tới hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm. Cụ thể:

- Chế độ ốm đau: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú (theo khoản 1 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Chế độ thai sản: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú nếu lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý hoặc người lao động thực hiện biện pháp tránh thai (theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

2. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 2024

Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

 MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 

Liên số 1

.................................... Mẫu

Số:................................

Số: ............................ /KCB

Số seri: .........................

GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)

I. Thông tin người bệnh

Họ và tên: .......................

Ngày sinh …./…./….

Mã số BHXH/Số thẻ BHYT: .......................... ;

Giới tính: .........................................................

Đơn vị làm việc: .............................................

.........................................................................

II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị

.........................................................................

Số ngày nghỉ: ..................................................

(Từ ngày ................ đến hết ngày ................ )

III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi)

- Họ và tên cha: ........................................

- Họ và tên mẹ: ...............................................

Ngày …. tháng …. năm ……

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
 Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)

Liên số 2

.................................... Mẫu

Số:................................

Số: ............................ /KCB

Số seri: .........................

GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)

I. Thông tin người bệnh

Họ và tên: .......................

Ngày sinh …./…../…..

Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:.......................... ;

Giới tính:.........................................................

Đơn vị làm việc: ............................................

........................................................................

II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị

.......................................................................

Số ngày nghỉ: ................................................

(Từ ngày ............... đến hết ngày ................ )

III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 07 tuổi)

- Họ và tên cha: .............................................

- Họ và tên mẹ: .............................................

Ngày …. tháng …. năm……

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Người hành nghề KB, CB
(Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số)

3. Cách viết giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH dùng để xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

Do đó, khi ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin, không được tẩy xóa, nội dung trên 2 liên phải viết như nhau.

Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.

1. Phần Thông tin người bệnh

a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;

b) Dòng thứ hai:

Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.

d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp: trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.

2. Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị

a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.

- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”

b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:

- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;

- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

3. Phần thông tin cha, mẹ

Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.

4. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Ngày... tháng...năm... cấp phải trùng với ngày người lao động đến khám bệnh, trường hợp đợt khám bệnh kéo dài từ 2 ngày trở lên thì ngày/tháng /năm cấp phải trùng với ngày cuối cùng của đợt người lao động đến khám bệnh và cần được chỉ định nghỉ ngoại trú.

4. Giấy nghỉ việc hưởng BHXH được tối đa bao nhiêu ngày?

Cùng với đó, tại Phụ lục 7, Thông tư 18/2022 cũng hướng dẫn cụ thể cách ghi số ngày nghỉ trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH:

Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh:

  • Không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
  • Không quá 180 ngày trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia.
  • Không quá 50 ngày trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên.

5. Điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Người lao động được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, Điều 20, Thông tư 56/2017/TT-BYT về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

Phải được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động. Đồng thời, người làm việc tại cơ sở này ký giấy chứng nhận hợp lệ khi được thực hiện theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó;

Giấy chứng nhận đảm bảo phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Người lao động nghỉ việc được cấp giấy chứng nhận phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

=> Như vậy, cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh cần lưu ý khi cấp giấy và xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH bổ sung vào hồ sơ. Những trường hợp giấy không đáp ứng đủ điều kiện nêu trên sẽ được cho là không hợp lệ và không được chấp nhận.

6. Khi nào được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Căn cứ Khoản 5, Điều 26, Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định cơ sở khám, chữa bệnh đã cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp lại giấy này trong các trường hợp:

- Bị mất, bị hỏng;

- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, cơ sở khám, chữa bệnh cũng có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho đúng và đóng dấu treo của cơ sở khám, chữa bệnh tại phần nội dung sửa đổi, bổ sung.

=> Như vậy, nếu bạn làm mất hoặc làm hỏng giấy chứng nhận nhận nghỉ việc hưởng BHXH, bạn hoàn toàn có thể xin được cấp lại giấy này.

7. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thế nào là hợp lệ?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH được cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được cấp bởi cơ sở khám, chữa bệnh được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động và người hành nghề được ký vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải theo sự phân công của người đứng đầu tại cơ sở khám chữa bệnh đó;

- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đó và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH được cấp phải đúng với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyển môn của Bộ Y tế.

=> Theo quy định trên, khi người lao động muốn nghỉ ốm hoặc nghỉ chăm con ốm hưởng bảo hiểm xã hội thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động theo quy định. Dựa trên giấy chứng nhận được cấp, người lao động sẽ được nghỉ với thời gian phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Người có thẩm quyền ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người khám chữa bệnh tại cơ sở y tế (các y bác sỹ) được cấp phép hoạt động. Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.

8. Hướng dẫn tra cứu cơ sở y tế cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Để biết chính xác cơ sở y tế nào gần nơi mình ở được phép cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể tra cứu trực tiếp tại Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn tra cứu cơ sở y tế cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Bước 1: Chọn Tỉnh thành >> Chọn Quận/huyện.

Bước 2: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” >> Ấn Tra cứu.

Bước 3: Xem thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH.

Ngoài ra, bạn có thể tra cứu các cơ sở khám chữa bệnh có cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH trên ứng dụng VssID của BHXH.

9. Mức phạt khi mua chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH giả

Căn cứ theo quy định hiện nay tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, về xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Trường hợp đối tượng mua giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH giả là tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt nêu trên.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người mua giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giả có trách nhiệm nộp lại cho cơ quan BHXH số tiền đã nhận.

 Trên đây Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục bảo hiểm trong mục biểu mẫu nhé.
Đánh giá bài viết
36 139.520
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm