Mẫu thư giới thiệu bản thân 2024
Mẫu thư giới thiệu bản thân 2024. Khi bạn đi nộp đơn xin việc ngoài việc ban phải giới thiệu bản thân trực tiếp với người phỏng vấn thì khi nộp hồ sơ bạn cũng phải có một thư giới thiệu bản thân để người tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn. HoaTieu.vn xin gửi tới bạn đọc Mẫu thư giới thiệu bản thân ngắn gọn, Mẫu giới thiệu bản thân hay... để bạn đọc cùng tham khảo, mẫu thư giới thiệu gồm những phần trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp....
Mẫu thư giới thiệu bản thân là HoaTieu.vn cung cấp cho bạn đọc dưới đây được sử dụng để viết một mẫu giới thiệu bản thân, mẫu đơn xin việc, mẫu thư giới thiệu bản thân xét tuyển đại học, mẫu thư giới thiệu sinh viên nhận học bổng hay, ấn tượng nhất để tăng khả năng trúng tuyển của người viết. Mời bạn đọc tham khảo và tải file mẫu giới thiệu bản thân về máy để tự chỉnh sửa, hoàn thiện thông tin cá nhân cho phù hợp. Dưới đây là thư giới thiệu bản thân mới nhất bằng tiếng Việt và tiếng Anh để các bạn tiện sử dụng khi tham gia tuyển dụng.
Thư giới thiệu bản thân mới nhất
- 1. Mẫu thư giới thiệu bản thân là gì?
- 2. Bố cục của thư tự giới thiệu bản thân
- 3. Mẫu giới thiệu bản thân hay
- 4. Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn
- 5. Mẫu thư giới thiệu bản thân xét tuyển đại học
- 6. Thư giới thiệu xin việc có bắt buộc không?
- 7. Mẫu thư giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh
- 8. Cách viết thư giới thiệu bản thân
- 9. Kinh nghiệm viết thư giới thiệu xin việc hay
1. Mẫu thư giới thiệu bản thân là gì?
Thư giới thiệu bản thân là một email giúp bạn cung cấp thông tin về bản thân với những người không quen biết. Mục đích của bức thư là để người nhận biết được những thông tin cơ bản, quá trình học vấn và những kỹ năng bạn đang có.
Ngoài hồ sơ/CV ứng tuyển và thư xin việc thì thư giới thiệu bản thân là một tài liệu chính thức để xác nhận công việc, kỹ năng hoặc kết quả học tập của bản thân. Thư giới thiệu giúp bạn giới thiệu bản thân theo cách thuyết phục nhất qua đánh giá khách quan của người khác - những người có chức danh, địa vị đáng tin cậy để đưa ra nhận xét về bạn.
2. Bố cục của thư tự giới thiệu bản thân
Bố cục của mẫu thư này bao gồm:
Thông tin cá nhân
Tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, tình trạng hôn nhân; các thông tin về gia đình như tên, tuổi, nghề nghiệp, xuất thân của cha, mẹ; chỗ ở hiện tại, thông tin liên hệ…
Kinh nghiệm học tập và làm việc
Khái quát quá trình học tập, thành tích đạt được, hoạt động đã tham gia, khái quát quá trình làm việc trước đó, vì sao chọn những công việc đó, lý do nghỉ việc…
Tính cách
Bạn không cần nêu quá nhiều ở phần này. Bạn nên viết một cách đơn giản và tập trung vào những tính cách mà bạn nghĩ rằng phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp
Các nhà tuyển dụng sẽ cần biết được rằng mục tiêu của bạn khi đến với công việc này là gì. Không một nhà tuyển dụng nào mong muốn nhân viên của mình sống và làm việc không có mục tiêu hay định hướng.
Kế hoạch phát triển sự nghiệp
Đây chính là điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở các ứng viên. Vì một người thông minh và có tầm nhìn luôn biết cách định hướng tương lai rõ ràng. Nhưng bạn cần lưu ý, khi viết phần này, kế hoạch không được mâu thuẫn với chuyên môn, tính cách của bạn.
Quá trình hoàn thiện bản thân
Bạn cần ghi rõ những khuyết điểm, hạn chế của bản thân và bạn đã đấu tranh khắc phục hoặc từ bỏ như thế nào.
Một số phẩm chất, kỹ năng
Bạn sẽ trình bày những kỹ năng nổi trội của mình nhưng phải liên quan đến tính cách, chuyên môn và vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển.
3. Mẫu giới thiệu bản thân hay
Dưới đây là Mẫu thư giới thiệu bản thân ngắn gọn, Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn:
Nội dung cơ bản của mẫu thư giới thiệu bản thân như sau:
THƯ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: ......................... Ngày sinh: ........................................... 2. Giới tính: ....................................................................................... 3. CCCD/CMND số: ............ Ngày cấp: ............... Nơi cấp: ............................ | Ảnh 4x6 |
4. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: .............................................................................
5. Nơi ở hiện tại: .......................................................................................................
6. Emai: ...................................................................................................................
7. ĐT di động: ...........................................................................................................
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Đào tạo chuyên ngành:
- Là sinh viên ngành ................ - trường Đại học ................................ (khóa ... - ...).
- Tốt nghiệp Đại học ................................. hệ chính quy - Loại ................................
2. Ngoại ngữ:
- Tiếng Anh: Thực hiện khá tốt 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết
3. Trình độ tin học:
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng Word và Excel
- Tìm kiếm khai thác tốt các thông tin trên Internet
III. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP
- Mong muốn được làm việc trong môi trường: Chuyên nghiệp, thân thiện, năng động, hiệu quả, có cơ hội thăng tiến.
IV. MỘT SỐ PHẨM CHẤT, KĨ NĂNG
- Có kĩ năng viết tốt
- Có khả năng tư duy, giao tiếp, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, hòa
- đồng với tập thể
- Có khả năng sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới
- Trung thực, chịu được áp lực công việc cao
- Tinh thần trách nhiệm cao.
V. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
- Tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học với vai trò lãnh đạo.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn trường Đại học tổ chức.
- Thường xuyên tham gia các chương trình quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện: Hiến máu nhân đạo,...
VI. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP
- Hoàn thiện và nâng cao kiến thức, đặc biệt là kiến thức thực tế.
- Thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung.
- Không ngừng tích lũy kinh nghiệm thực tế để có cái nhìn bao quát và tổng thể hơn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
........., ngày...tháng....năm... | |
Ứng viên |
4. Mẫu thư giới thiệu xin việc ngắn gọn
Kính gửi [Tên người nhận],
Tôi viết thư này để xin vị trí [tên vị trí công việc] tại [tên công ty]. Tôi đã biết đến vị trí này thông qua [nguồn thông tin tuyển dụng, ví dụ: trang web công ty, mạng xã hội, bạn bè].
Tôi tin rằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của tôi sẽ là một đóng góp đáng kể cho sự phát triển và thành công của công ty. Tôi đã có kinh nghiệm trong [mô tả ngắn về kinh nghiệm làm việc, nếu có].
Tôi tự hào về khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc nhóm tốt, và tư duy sáng tạo của mình. Tôi luôn tận hưởng việc học hỏi và nỗ lực để phát triển bản thân.
Tôi đã đính kèm hồ sơ cá nhân của mình, bao gồm sơ yếu lý lịch và các tài liệu liên quan khác. Tôi rất mong có cơ hội thảo luận với bạn về cách tôi có thể đóng góp cho công ty.
Xin cảm ơn vì đã dành thời gian đọc thư của tôi. Tôi mong nhận được cơ hội phỏng vấn để trình bày thêm về kỹ năng và kinh nghiệm của mình.
Trân trọng,
[Tên của bạn]
5. Mẫu thư giới thiệu bản thân xét tuyển đại học
Kính gửi Ông bà,
Thông qua thư này, tôi mong muốn trình bày nguyện vọng theo học chương trình .............ngành.............tại trường...............
Hiện nay, tôi đang theo học tại trường................. Thông qua website của trường, tôi rất vui khi tìm thất cơ hội học tập tại trường..................Tôi tin chắc rằng những kiến thức học được tại đây sẽ tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai cũng như giúp ích cho các công trình nghiên cứu của bản thân sau này. Đây còn là một cơ hội tuyệt vời để tôi có thể học hỏi, nghiên cứu và tiếp cận với văn hóa cũng như hệ thống giáo dục ở nước Anh. Hơn thế nữa, đây còn là dịp để tôi có được cái nhìn mới mẻ hơn về cách tiếp cận kiến thức trong lĩnh vực...........ở các trường ...........
Tôi chọn theo học tại trường.............vì tôi thực sự ấn tượng với chương trình học của trường. Tại đây, tôi có thể tiếp cận nhiều môn học khác nhau và tự do lập kế hoạch học tập của mình. Trong chương trình học, có rất nhiều môn học còn mới mẻ với tôi vì tôi chưa từng được học trước đó. Đặc biệt, chương trình đào tạo ngành .........của trường luôn được đánh giá cao và môi trường học tập, làm việc tại đây cũng rất thân thiện, cởi mở. Ngoài ra, khoa ........... của trường còn có ......., nơi tập trung nghiên cứu các vấn đề quan trọng liên quan đến................
Trong quá trình học tại................, tôi nhận thấy mình rất hứng thú với chuyên ngành................Vì thế, tôi mong muốn ứng tuyển vào chuyên ngành ..........của trường, đặc biệt là tập trung vào các môn học liên quan như..............
Chân thành cảm ơn ông/bà đã xem xét thư trình bày nguyện vọng của tôi. Rất mong nhận được phản hồi tích cực từ ông/bà.
Trân trọng!
6. Thư giới thiệu xin việc có bắt buộc không?
Thư giới thiệu xin việc không được coi là bắt buộc, nhưng nó có thể là một công cụ hữu ích để tăng cơ hội của bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Một thư giới thiệu tốt có thể giúp bạn nêu bật kỹ năng và kinh nghiệm của mình, chia sẻ lý do bạn quan tâm đến vị trí công việc cụ thể và thể hiện sự nhiệt tình và chuyên nghiệp của bạn đối với việc ứng tuyển.
Thư giới thiệu xin việc cung cấp một cơ hội để bạn giải thích thêm về bản thân, những mục tiêu nghề nghiệp và lý do bạn muốn làm việc cho công ty hoặc tổ chức đó. Nó cũng cho phép bạn tạo một ấn tượng tốt từ đầu với nhà tuyển dụng và có thể giúp bạn đạt được cuộc gặp phỏng vấn.
Dù cho việc gửi thư giới thiệu xin việc có bắt buộc hay không, bạn nên cân nhắc viết một thư giới thiệu chuyên nghiệp khi bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí quan trọng hoặc khi công ty yêu cầu nộp thư giới thiệu kèm theo hồ sơ xin việc. Thư giới thiệu xin việc sẽ tạo thêm cơ hội cho bạn để làm nổi bật bản thân và cho thấy sự đầu tư của bạn vào quá trình tìm kiếm việc làm.
7. Mẫu thư giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh
Dear Mr. David,
Let me introduce myself formally. I am Giang, we met each other in the monthly meeting organized by our common sponsor Mr.Trung. Congratulations on your new contract with XYZ Enterprises
The purpose behind writing this letter is to introduce to our company. We have an experience of over seven years as pioneers in our field. It is my immense pleasure to introduce to you our products and services. Please find enclosed catalogs and other relevant particulars of the company. I would highly appreciate if you allow us to meet you personally for a detailed presentation.
Thank you,
Best Regards,
Ms. Giang.
8. Cách viết thư giới thiệu bản thân
Để viết một mẫu thư giới thiệu bản thân thể hiện sự chuyên nghiệp, kỹ năng của bản thân thì bạn đọc không thể bỏ qua các thông tin sau:
- Ngày và thông tin liên hệ: Bạn ghi ngày tháng viết thư và các thông tin liên hệ như: số điện thoại, email, địa chỉ để khi có những vấn đề phát sinh có thể liên hệ tới bạn để giải quyết.
- Lời chào: Bạn đang nộp đơn xin việc và muốn gửi thư xin việc của bạn cho đúng người. Không cần thiết phải thêm Ông, Bà hoặc Bà vì nó có thể yêu cầu một số phỏng đoán về giới tính và tình trạng hôn nhân từ phía bạn — chỉ cần sử dụng họ và tên của họ: “Kính gửi Alex Johnson.” Nếu bạn không thể tìm thấy tên của người quản lý tuyển dụng, hãy chọn "Kính gửi người quản lý tuyển dụng." Tránh những lời chào lỗi thời, chẳng hạn như "Thưa ông / bà".
- Đoạn mở đầu: Lý do tại sao bạn hào hứng với công việc và công ty, cũng như cách công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tránh làm cho đoạn văn này nghe có vẻ công thức bằng cách bao gồm các từ khóa từ tin tuyển dụng và kết hợp các kỹ năng của bạn với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu bạn được một người biết người quản lý tuyển dụng hoặc đã làm việc tại công ty này giới thiệu công việc này, bạn có thể muốn đề cập đến lời giới thiệu này trong đoạn mở đầu của mình.
- Đoạn giữa: Giới thiệu bản thân và kinh nghiệm phù hợp nhất của bạn và nói về các bằng cấp và kỹ năng cụ thể khiến bạn trở thành ứng viên hoàn hảo, có thể đề cập đến những thành tích trước đây của bạn và sự sẵn sàng của bạn cho vai trò mới này. Nhà tuyển dụng có thể đã đọc sơ yếu lý lịch của bạn, vì vậy hãy tránh lặp lại các gạch đầu dòng. Thay vào đó, hãy bao gồm các chi tiết minh họa sâu sắc hơn những điểm nổi bật đó.
- Kết thúc đoạn văn: Mục tiêu chính của đoạn kết của bạn là cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian và sự cân nhắc của họ. Bạn cũng có tùy chọn thực hiện bất kỳ lời giải thích nào. Ví dụ: bạn có thể biện minh cho bất kỳ khoảng trống lớn nào trong lịch sử việc làm của mình. Bạn cũng có thể sử dụng không gian này để tổng hợp các tiêu chuẩn của mình cho vai trò và bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp tục đến giai đoạn tiếp theo trong quy trình tuyển dụng.
- Kết thúc và ký: Bạn có thể lựa chọn cách kết thúc sau họ và tên sau: trân trọng, cảm ơn bạn, cảm ơn bạn đã xem xét,...
9. Kinh nghiệm viết thư giới thiệu xin việc hay
Viết thư tự giới thiệu bản thân khi đi xin việc là một cách để bạn có thể gửi thông điệp của mình tới nhà tuyển dụng và thu hút sự chú ý của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi viết thư tự giới thiệu bản thân:
- Chú trọng từ phần mở đầu: Bắt đầu thư tự giới thiệu bằng cách đưa ra một câu mở đầu ấn tượng. Câu chào hỏi chuyên nghiệp và sáng tạo có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu.
- Đưa ra thông tin cá nhân: Trình bày một cách ngắn gọn và súc tích về bản thân, bao gồm tên, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và bất kỳ thành tích nổi bật nào liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn và cách bạn có thể đóng góp cho công ty.
- Sắp xếp và cấu trúc thư tự giới thiệu: Đảm bảo thư tự giới thiệu của bạn có cấu trúc rõ ràng và dễ đọc. Sử dụng đoạn văn ngắn và câu văn đơn giản để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Chia thư thành các đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn tập trung vào một ý chính cụ thể.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Sử dụng ngôn từ chính xác, chuyên nghiệp và tránh sử dụng ngôn ngữ quá phổ thông hoặc không chính thức. Điều này giúp bạn tạo được ấn tượng chuyên môn và chuyên sâu.
- Chỉ ra lợi ích của bạn cho công ty: Tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm và đặc điểm cá nhân mà bạn có thể mang lại lợi ích cho công ty. Tự tin và rõ ràng mô tả cách bạn có thể giải quyết các thách thức và đóng góp vào sự phát triển của công ty.
- Có hiểu biết về công ty: Trước khi viết thư tự giới thiệu, hãy tìm hiểu về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Sử dụng thông tin này để phản ánh việc bạn đã nghiên cứu và quan tâm đến công ty, và để thể hiện tầm nhìn và giá trị của bạn phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của công ty.
- Đặt câu hỏi và thể hiện sự quan tâm: Kết thúc thư tự giới thiệu bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển hoặc công ty. Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn và khả năng tương tác trong quá trình tìm hiểu công việc.
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp: Trước khi gửi thư tự giới thiệu, hãy chắc chắn kiểm tra lại để đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp sai sót. Một thư tự giới thiệu chứa nhiều lỗi có thể gây ấn tượng không tốt và cho thấy thiếu cẩn thận của bạn.
- Đọc và sửa lại: Sau khi viết xong, hãy đọc lại thư tự giới thiệu và sửa chữa các lỗi hoặc điều chỉnh cần thiết. Đôi khi, việc đọc thư một cách từ đầu đến cuối có thể giúp bạn nhận ra những cách cải thiện và điều chỉnh cần thiết.
- Đơn giản và ngắn gọn: Thư tự giới thiệu nên được viết đơn giản và ngắn gọn, tập trung vào các điểm quan trọng và nổi bật nhất. Tránh việc viết quá dài và chi tiết không cần thiết. Nhà tuyển dụng có thể nhận được nhiều thư tự giới thiệu hàng ngày, do đó viết một bức thư ngắn gọn và đầy sức hấp dẫn sẽ giúp bạn nổi bật.
Nhớ rằng, mục tiêu của thư tự giới thiệu là thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và mở ra cơ hội được tham gia quá trình phỏng vấn. Hãy đảm bảo rằng thư tự giới thiệu của bạn phản ánh một cách chính xác nhất những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực bạn muốn làm việc.
Trên đây HoaTieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu thư giới thiệu bản thân cùng hướng dẫn cách viết chi tiết dành cho các ứng viên.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm - nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Trần Xuân HuyThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
- Vịt CuteThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
- Trần Thị QuỳnhThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
- Trần DũngThích · Phản hồi · 0 · 08/06/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến