Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng 2024

Tải về

Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng là biên bản cam kết giữa hai hộ gia đình khi một trong hai nhà có tiến hành xây/phá nhà. Mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà này nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến hộ gia đình còn lại cũng như thỏa thuận trước, tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra khó có thể giải quyết ổn thỏa. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn nhé.

Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng

1. Biên bản cam kết giữa 2 hộ gia đình là gì?

Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các công trình nhà dân việc tiến hành thi công còn liên quan đến các nhà bên cạnh, trên thực tế, không ít các trường hợp xây nhà làm nứt tường, nghiêng nhà, sập nhà hàng xóm.

Do vậy, một trong những biên bản bắt buộc để bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng là biên bản cam kết giữa 2 hộ gia đình. Biên bản này nhằm bảo đảm khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

2. Mẫu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề

Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề là biên bản cam kết giữa hai hộ gia đình khi một trong hai nhà có tiến hành xây/phá nhà. Mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà, nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến hộ gia đình còn lại cũng như thỏa thuận trước, tránh những tranh chấp phát sinh xảy ra khó có thể giải quyết ổn thỏa.

Biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề 2024

Mời bạn đọc tham khảo mẫu biên bản xác nhận hiện trạng nhà ở liền kề dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
————————

…………………., ngày … tháng … năm ………

BIÊN BẢN XÁC NHẬN HIỆN TRẠNG NHÀ Ở LIỀN KỀ

(V/v bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)

Địa điểm:………………………………………………………………

I. THÀNH PHẦN THAM GIA KÝ BIÊN BẢN

a) Đại diện gia đình ông/ bà …………………………………….(Gọi tắt là bên A)

- Ông /Bà:……………………………………………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………….

- Điện thoại: …………………………………

b) Đại diện bên xây dựng lô đất số ………………………….(Gọi tắt là bên B)

- Ông/ Bà: …………………………………………………………....

- Địa chỉ: ………………………………………………………………

- Điện thoại: …………………………………

c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)

- Ông/Bà: ……………………………………..Tổ trưởng tổ dân phố…………………

- Điện thoại: …………………………………

II. THỜI GIAN KÝ BIÊN BẢN:

- Bắt đầu: ……h…..phút, ngày … tháng … năm …….

- Kết thúc: …..h…..phút, ngày … tháng … năm …….

- Tại: ……………………………………………………………………

III. HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH BÊN A VÀ BÊN B

Từ ngày … tháng … năm ………, bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.

Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:

IV. CÁC ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT GIỮA BÊN B VỚI BÊN A:

Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không mở các loại cửa sổ, chớp lật, thông gió, làm ô văng hoặc mái che mái vẩy lấn sang hoặc nhìn sang đất và nhà bên A.

Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: nứt, lún, nghiêng, bong tróc, biến dạng nền nhà, ngấm nước qua tường, đùn sủi hoặc các tác động ảnh hưởng đến kết cấu nhà của bên A thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả.

(Có kèm ảnh chụp cụ thể hiện trạng nhà bên A trước khi bên B tiến hành xây dựng kèm theo để làm đối chứng)

Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình, không làm bụi bẩn ảnh hưởng đến các nhà liền kề trong đó có gia đình bên A.

Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý.

V. KẾT LUẬN:

Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định. Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A 
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B
 (Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Mẫu biên bản ký giáp ranh khi xây nhà liền kề

Giấy xác nhận giáp ranh khi xây nhà là văn bản được lập ra nhằm xác nhận số lượng nhà liền kề khu đang xây dựng. Trong biên bản ghi rõ họ tên và được xác nhận bởi chủ nhà liền kề đó. Mời bạn đọc tham khảo mẫu dưới đây nhé.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………., ngày…. tháng…. năm 20….

GIẤY XÁC NHẬN GIÁP RANH THỬA ĐẤT

Hôm nay, ngày…. tháng…năm 20…, chúng tôi gồm có:

Ông/bà:.............................................................................

Đang sử dụng đất tại:

Xã/phường/thị trấn:....................................Huyện/quận:…………………….

Thành phố/tỉnh:...........................................................................

Thửa đất số:…………..…….. Tờ bản đồ số:................................

Và những người sử dụng đất liền kề:

1.....................................................................................................

2.....................................................................................................

3....................................................................................................

4....................................................................................................

Chúng tôi lập Biên bản này để xác nhận ranh giới giữa các thửa đất và xác nhận không có tranh chấp giữa những người sử dụng đất liền kề.

Người sử dụng đất liền kề ký, ghi rõ họ tên:

1. ....................................................

2. ......................................................

3. ....................................................

4. ......................................................

NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(ký, ghi rõ họ tên)

4. Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng

Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng thực chất chính là biên bản cam kết giữa hai hộ gia đình đề cập về hiện trạng của công trình giữa các bên và những thỏa thuận của các bên trong việc đảm bảo an toàn cho những nhà liền kề không bị những tác động xấu từ hoạt động xây dựng của nhà khác.

Hoatieu.vn mời các bạn tải về mẫu biên bản chuẩn file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết. Mời các bạn cùng tham khảo.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc​
--------------------------​

............, ngày ... tháng ... năm .........​

BIÊN BẢN CAM KẾT GIỮA HAI HỘ GIA ĐÌNH​

(Về việc bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)​

Địa điểm: ...........................................................

1. Thành phần tham gia ký biên bản

a) Đại diện gia đình ông/bà (Gọi tắt là bên A)

- Ông/Bà: .....................................................................................................................

- Địa chỉ:.......................................................................................................................

- Điện thoại:..................................................................................................................

b) Đại diện bên xây dựng lô đất số (Gọi tắt là bên B)

- Ông/Bà:.....................................................................................................................

- Địa chỉ:......................................................................................................................

- Điện thoại:.................................................................................................................

c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)

- Ông/Bà:........................................Tổ trưởng tổ dân phố..............................................

- Điện thoại:..................................................................................................................

2. Thời gian ký biên bản:

- Bắt đầu: ......h.....phút, ngày ... tháng ... năm .......

- Kết thúc: .....h.....phút, ngày ... tháng ... năm .......

- Tại:...........................................................................................................................

3. Hiện trạng công trình bên A và bên B

Từ ngày ... tháng ... năm ........, bên B tổ chức phá dỡ mặt bằng xây dựng tiếp giáp với mặt sau nhà bên A, chiều dài phần công trình tiếp giáp là ...............m. Trước khi phá dỡ phần mặt bằng xây dựng bên B, phần móng và phần tường tiếp giáp nhà bên A với mặt bằng xây dựng nhà bên B vẫn ở trong tình trạng ổn định. Nhà không bị nứt, ngấm nước, nghiêng....

Từ ngày ... tháng ... năm ........., bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.
Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:

4. Các điều khoản cam kết giữa bên B với bên A:

Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không mở các loại cửa sổ, chớp lật, thông gió, làm ô văng hoặc mái che mái vẩy lấn sang hoặc nhìn sang đất và nhà bên A.

[Các bạn có thể tham khảo, bổ sung thêm thông tin về một số điều Luật chi tiết, liên quan đến vấn đề này để các bạn có thể áp dụng linh hoạt theo trường hợp thực tế:

Theo Quy định tại Điều 271 Bộ luật Dân sự về hạn chế quyền trổ cửa thì: "Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng".

Điều 10, Luật Xây dựng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng cũng cấm: "Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng".

Theo điểm 1, khoản 7.12.2, Điều 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị (ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, quy định về quan hệ với các công trình bên cạnh thì: "Từ tầng hai trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m. Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh".

Điểm 3, khoản 7.12.2, Điều 7.12 còn nêu: "Nếu trường hợp có thỏa thuận được mở cửa thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể được mở các lỗ cửa... Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử".]

Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: nứt, lún, nghiêng, xé tường, bong tróc vôi vữa, biến dạng nền nhà, ngấm nước qua tường, đùn sủi hoặc các tác động ảnh hưởng đến kết cấu nhà của bên A thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả. (Có kèm ảnh chụp cụ thể hiện trạng nhà bên A trước khi bên B tiến hành xây dựng kèm theo để làm đối chứng).

Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình, không làm bụi bẩn, không gây ô nhiễm tiếng ồn quá giới hạn ảnh hưởng đến các nhà hàng xóm trong đó có gia đình bên A. Bảo đảm an toàn cháy nổ cũng như an ninh, trật tự của khu dân cư. Quản lý nhân công tốt để phòng chống tệ nạn trộm cắp tài sản của các hộ liền kề cũng như khu dân cư.

Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý. Không dây dưa kéo dài gây nguy hiểm cho an toàn cuộc sống và đảo lộn sinh hoạt của gia đình bên A.

5. Kết luận:

Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định.

Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.

ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH ÔNG/Bà
​(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN XÂY DỰNG LÔ ĐẤT SỐ......
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN TỔ DÂN PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi phá/xây nhà mới

Mẫu thỏa thuận với hàng xóm khi phá/xây nhà mới gồm các nội dung cơ bản như: Thông tin đại diện các bên tham gia ký biên bản, thời gian ký biên bản, hiện trạng công trình hai bên trước khi tiến hành khởi công xây dựng, các điều khoản cam kết cụ thể về việc phá/xây nhà giữa hai bên và kết luận. Các bên cần ký xác nhận để biên bản thỏa thuận được công nhận.

Mời bạn tải về mẫu chuẩn file Word, PDF hoặc chỉnh sửa nội dung mẫu trực tiếp tại đây để phù hợp với nhu cầu sử dụng:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM​
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc​
-----------------------​

......................, ngày ... tháng ... năm .........​

BIÊN BẢN THỎA THUẬN GIỮA 2 HỘ GIA ĐÌNH

(Về việc bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng)​

Địa điểm:............................................................................................................................

1. Thành phần tham gia ký biên bản

a) Đại diện gia đình ông/bà ........................................... (Gọi tắt là bên A)

- Ông/Bà: ..........................................................................................................................

- Địa chỉ: ...........................................................................................................................

- Điện thoại: ......................................................................................................................

b) Đại diện bên xây dựng lô đất số ............................... (Gọi tắt là bên B)

- Ông/Bà: ..........................................................................................................................

- Địa chỉ: ...........................................................................................................................

- Điện thoại: ......................................................................................................................

c) Đại diện tổ dân phố (Bên làm chứng)

- Ông/Bà: ...................................................................... Tổ trưởng tổ dân phố.................

- Điện thoại: ......................................................................................................................

2. Thời gian ký biên bản:

- Bắt đầu: ......h.....phút, ngày ... tháng ... năm .......

- Kết thúc: .....h.....phút, ngày ... tháng ... năm .......

- Tại: ..................................................................................................................................

3. Hiện trạng công trình bên A và bên B

Từ ngày ... tháng ... năm ........, bên B tổ chức phá dỡ mặt bằng xây dựng tiếp giáp với mặt sau nhà bên A, chiều dài phần công trình tiếp giáp là ...............m. Trước khi phá dỡ phần mặt bằng xây dựng bên B, phần móng và phần tường tiếp giáp nhà bên A với mặt bằng xây dựng nhà bên B vẫn ở trong tình trạng ổn định. Nhà không bị nứt, ngấm nước, nghiêng....

Từ ngày ... tháng ... năm ........., bên B tổ chức triển khai xây dựng công trình nhà ở trên mặt bằng phần tiếp giáp nhà bên A.

Để tránh tranh chấp giữa hai bên khi xây dựng công trình liền kề, bên A và bên B bàn bạc, thống nhất các điều khoản cam kết như sau:

4. Các điều khoản cam kết giữa bên B với bên A:

Điều 1: Bên B cam kết xây dựng trên đúng diện tích được cấp phép, không được.............

Điều 2: Trong quá trình xây dựng nếu công trình của bên B có tác động xấu đến nhà bên A như: ...........................................................................................................................thì bên B phải có trách nhiệm giám định, sửa chữa đền bù, khắc phục sự cố, trả về nguyên trạng ban đầu cho ngôi nhà của bên A. Mọi chi phí giám định, sửa chữa, đền bù do bên B hoàn toàn chi trả.

Điều 3: Bên B phải đảm bảo an toàn xây dựng, có che chắn công trình,... tránh ảnh hưởng đến gia đình bên A. Bảo đảm an toàn cháy nổ cũng như an ninh, trật tự của khu dân cư. Quản lý nhân công tốt để phòng chống tệ nạn trộm cắp tài sản của các hộ liền kề cũng như khu dân cư.

Điều 4: Khi có sự cố xảy ra yêu cầu bên B phải có mặt ngay tại hiện trường để cùng bên A bàn bạc phương án giải quyết hợp lý. Không dây dưa kéo dài gây nguy hiểm cho an toàn cuộc sống và đảo lộn sinh hoạt của gia đình bên A.

5. Kết luận:

Bên A và bên B có trách nhiệm thi hành các điều khoản như trong cam kết, trong trường hợp tranh chấp không giải quyết sẽ đưa ra trước pháp luật để giải quyết tranh chấp theo luật định.

Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, bên A, bên B và bên làm chứng mỗi bên giữ 1 bản.

ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH BÊN ....

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN XÂY DỰNG LÔ ĐẤT SỐ....

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN TỔ DÂN PHỐ

(Ký, ghi rõ họ tên)​

6. Biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề

Để cho quá trình xây dựng một công trình được đảm bảo thực hiện an toàn, đúng tiến độ, không gây ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh, các công trình liền kề,... thì đòi hỏi chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải có các biện pháp quản lý an toàn cho công trình, điều này là vô cùng cần thiết.

Hoatieu.vn xin đưa ra một vài biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề, khu vực công trình xung quanh tại đây, mời các bạn cùng tham khảo:

1. Về tổ chức thi công:

  • Lập và triển khai phương án thi công an toàn: Phương án thi công cần được lập chi tiết, đầy đủ, bao gồm các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình liền kề như chống sụt lún, chống lún nứt, chống rung động, chống ồn ào, rò rỉ hóa chất,....
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể liên quan: Việc phân công rõ ràng như vậy đảm bảo mỗi cá nhân, tổ chức tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình thi công công trình.
  • Chú trọng công tác giám sát thi công: Chủ đầu tư các công trình hay chủ căn nhà xây dựng cần theo sát công trình, đảm bảo việc thi công được thực hiện đúng theo phương án đã được phê duyệt, tránh các rủi ro tiềm ẩn, phòng ngừa các rủi ro đột ngột phát sinh.
  • Lắp đặt hệ thống biển cảnh báo: Sử dụng các biển báo, đèn báo hiệu để cảnh báo nguy hiểm tại khu vực thi công.

2. Về kỹ thuật thi công:

  • Đối với nền móng: Đảm bảo nền móng không ảnh hưởng đến nền móng của công trình liền kề, thi công gia cố móng bằng các loại vật liệu uy tín để chống sụt lún.
  • Đối với phần thân: Tuân thủ các quy định về kỹ thuật xây dựng tường chung, đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa hai công trình, tránh tình trạng nứt nẻ, tách rời. Sử dụng các biện pháp như: Chống ván, neo, cọc chống,.... nhằm gia cố, chống đỡ cho công trình liền kề trong quá trình thi công.
  • Đối với mái và phần hoàn thiện: Sử dụng bạt, lưới để tránh vật liệu rơi xuống công trình liền kề. Luôn giữ cho công trường sạch sẽ, gọn gàng, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại mục Xây dựng - Nhà đất thuộc chuyên mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
11 52.451
Biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm