Mẫu đơn xin đo lại đất 2024

Tải về

Mẫu đơn xin đo lại đất là mẫu đơn được lập ra để xin cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đo đạc lại diện tích đất. Hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Việc đo đạc diện tích đất, đo đạc lại diện tích nhà ở là việc diễn ra thường xuyên. Mẫu đơn xin đo lại diện tích đất là văn bản do cá nhân hoặc tổ chức khi có các nhu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin về diện tích đất mà mình đang sử dụng, quản lý. Dưới đây là mẫu đơn xin đo lại diện tích đất cùng hướng dẫn cách viết chi tiết để các bạn tham khảo.

1. Khi nào cần viết đơn xin đo đạc lại diện tích đất?

Khi nghi ngờ diện tích đất của mình không còn nguyên vẹn như ban đầu, hãy viết đơn xin đo lại diện tích đất. Đo đạc xác định ranh giới đất đồng nghĩa với việc xác định quyền, lợi ích của mình đối với phần đất của mình.

Ngoài ra, đơn đề nghị đo đạc thửa đất còn được viết khi chủ sở hữu đất cần đo lại diện tích để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giải quyết khi có tranh chấp đất đai.

=> Mẫu đơn xin đo đạc lại diện tích đất là mẫu đơn do cá nhân hoặc tổ chức khi có các nhu cầu kiểm tra, cung cấp thông tin về diện tích đất mà mình đang sở hữu sử dụng. Đơn được viết để đề nghị chủ thể có thẩm quyền hoặc chủ thể có liên quan đến việc đo đạc đất xác định lại chính xác diện tích đất thực tế, từ đó xác định phạm vi quyền, ranh giới đất giữa các chủ sở hữu đất liền kề.

HoaTieu xin gửi đến bạn đọc tham khảo mẫu đơn đề nghị đo đạc lại diện tích đất mới nhất hiện nay, các bạn có thể tải về mẫu file word, pdf chuẩn hoặc trực tiếp chỉnh sửa trên trang các mẫu dưới đây:

2. Đơn xin đo lại đất nộp ở đâu?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì việc đo đạc lại đất đai thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở tài nguyên môi trường.

Về vấn đề đơn xin đo lại đất cùng cái tài liệu hồ sơ kèm theo đề nghị xác định lại diện tích đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai cho hộ gia đình và cá nhân.Tại Điều 72a Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai như sau:

  • Trường hợp ở các địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND cấp huyện sẽ có thẩm quyền tiếp nhận toàn bộ hồ sơ bao gồm mẫu đơn đo đạc lại đất đai cùng tài liệu kèm theo đối với các hộ gia đình và cá nhân.
  • Trường hợp do điều kiện nhu cầu mà phải nộp tại UBND cấp xã thì UBND xã nơi đất đai hiện hữu phải tiếp nhận rồi sau đó chuyển đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.
  • Trường hợp mà tại địa phương có tổ chức bộ phận một cửa để tiến hành tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả các thủ tục hành chính thì việc nộp đơn cùng tài liệu đo đạc lại đất đai và trả kết quả sẽ thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của UBND tỉnh.

3. Đơn xin đo đạc lại diện tích đất

Mẫu đơn xin đo đạc lại diện tích đất mới nhất bao gồm thông tin về người yêu cầu làm đơn, nội dung lý do xin đo lại đất và đặc biệt cần đảm bảo kèm theo đầy đủ các giấy tờ có liên quan. Hoatieu mời bạn tham khảo nội dung mẫu chuẩn, bạn có thể trực tiếp chỉnh sửa trên trang hoặc tải về để tiện sử dụng:

Đơn xin đo đạc lại diện tích đất

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…ooo…

………...…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN YÊU CẦU ĐO ĐẠC ĐẤT

(Về việc: Đo đạc mảnh đất số …………...)

Kính gửi:

  • Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ………………………….
  • Địa chính xã (phường, thị trấn) …………………………………….

Căn cứ Luật Đất đai 2013.

Căn cứ nhu cầu thực tế của công dân.

Thông tin người yêu cầu

Tôi tên là: …………………………………………………………..

Sinh năm: ………………….

Chứng minh nhân dân số ……………………………..

Do CA ……………………….. cấp ngày ……./……/………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………

Hiện đang cư trú tại: ………………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………..

Là …………………………………….. (Ví dụ: Là chủ sở hữu mảnh đất số …. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …… do UBND ……….. cấp ngày …………..)

Nội dung yêu cầu

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

(Tại đây trình bày lý do tại sao yêu cầu đo đạc lại diện tích đất, ví dụ như tranh chấp hoặc qua quá trình sử dụng mà diện tích có phần thay đổi…)

Để nhằm …………………………………………………………………………….. (nói ra mục đích yêu cầu đo đạc, ví dụ như để giải quyết tranh chấp), cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân tôi cùng ………………………. (nêu tên những người trong gia đình đang sinh sống trên mảnh đất đó hoặc những người bị ảnh hưởng. Nêu rõ họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, chứng minh nhân dân…)

Nay tôi làm đơn này để xin Ủy ban nhân dân xã xem xét và đo đạc lại mảnh đất mà tôi đã trình bày ở trên. Những điều tôi ghi trong đơn đều đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm đối với những gì đã trình bày.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Gửi kèm đơn này là: ……………………………………….

(Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về mảnh đất, ví dụ như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, biên bản tranh chấp…)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu đơn đề nghị đo lại đất có tranh chấp

Mẫu đơn đề nghị đo lại đất khi có tranh chấp, mẫu đơn thường được dùng trong các trường hợp tranh chấp đất do ranh giới thửa đất không rõ ràng, diện tích đất sai so với thực tế,.... Mời bạn sử dụng, chỉnh sửa trực tiếp trên trang dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

ĐƠN XIN ĐO ĐẠC LẠI ĐẤT ĐAI

Kính gửi: 

- Ủy ban nhân dân xã………

- Văn phòng đăng ký đất đai…..

Căn cứ Luật đất đai năm 2013;

Căn cứ Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai.

Tôi tên là: ……………………………………………

Ngày tháng năm sinh:../…/….

CMND/ CCCD:…………………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:………..

Nơi đăng kí HKTT:……………………………………………………………...….

Nơi ở hiện tại:……………………..……………………………………………….

Điện thoại:…………………………………………………………………...

Tôi làm đơn này để trình bày về nội sau:………………………………………….

(Tại đây trình bày về lí do, căn cứ việc đo đạc lại đất đai)

Căn cứ theo Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP và quy định tại Điều 72a Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai

Trên cơ sở pháp lý nêu trên tôi đề nghị quý cơ quan xem xét, tiến hành việc đo đạc lại đất đai cho tôi.

Ngoài đơn xin đo đạc lại đất đai tôi xin gửi kem các giấy tờ, tài liệu có liên quan sau:

Tôi xin cam đoan những gì đã trình bày và giấy tờ cung cấp là hoàn toàn trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Rất mong quý cơ quan tiếp nhận đơn và giải quyết vấn đề như tôi đã đề xuất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………, ngày…tháng…năm......

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

5. Hướng dẫn cách viết đơn xin đo lại diện tích đất

Đối với người mới viết đơn xin đo đạc lại diện tích đất, việc hoàn thành nó trong một lần viết là không hề dễ dàng. Có nhiều trường hợp viết đi viết lại nhưng vẫn bị cán bộ tiếp nhận trả hồ sơ về. Lý do chủ yếu nằm ở chỗ đơn viết không hợp lệ. Vậy làm thế nào để viết đơn xin đo đạc lại diện tích đất được hợp lệ? Hãy đọc kỹ phần hướng dẫn sau đây.

  • Phần mở đầu

Trước hết bạn cần biết, cán bộ tiếp nhận mỗi ngày phải nhận rất nhiều bộ hồ sơ. Để cán bộ biết hồ sơ của bạn viết về vấn đề gì thì ở phần mở đầu bạn phải nêu rõ. Như sau:

ĐƠN YÊU CẦU

Về việc: Đo lại diện tích đất

Hoặc:

ĐƠN YÊU CẦU ĐO LẠI DIỆN TÍCH ĐẤT

  • Phần thông tin

Phần thông tin người yêu cầu cần ghi đầy đủ và chính xác để khi có kết quả sẽ dễ dàng được liên hệ và nhận kết quả. Những thông tin cần ghi bao gồm:

- Họ và tên

- Năm sinh

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân: Số, ngày cấp, nơi cấp

- Nơi thường trú hiện tại

  • Phần nội dung

Quan trọng nhất của đơn xin đo đạc lại diện tích đất chính là phần nội dung. Nội dung phải trình bày sao cho mạch lạc, dễ hiểu và đầy đủ. Những nội dung cần trình bày bao gồm:

- Hiện trạng diện tích đất hiện tại

- Lý do làm đơn xin đo lại diện tích đất (thường có 2 lý do phổ biến là để xin cấp giấy chứng nhận hoặc để giải quyết tranh chấp)

- Nếu lý do làm đơn là để giải quyết tranh chấp thì cần ghi thêm thông tin của thửa đất: Ở vị trí nào? Thửa nào? Bản đồ nào?

  • Phần cuối đơn

Đơn xin đo đạc lại diện tích đất chỉ đúng và hợp lệ khi có chữ ký của người làm đơn. Vì vậy đừng quên ký tên và ghi rõ họ tên của mình ở phần cuối đơn.

6. Hồ sơ xin đo đạc lại đất

Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.

Trong trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ cho việc xin đo đạc lại đất bao gồm:

  • Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai).
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.

Để có thể được chấp nhận việc đo đạc lại diên tích đất, cần phải đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định pháp luật và được nộp đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Nơi nộp đơn xin đo đạc lại đất

=> Để có thể nộp đơn xin đo đạc lại đất, người làm đơn cần đến Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định pháp luật hiện hành.

Theo đó căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 và điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai

1. Văn phòng đăng ký đất đai:

a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

....

3. Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, bao gồm:

c) Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Như vậy, theo quy định về chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai thì người cần xin đo đạc lại diện tích đất cần đến văn phòng này, bởi văn phòng sẽ có chức năng cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính bị sai sót thuộc lĩnh vực đất đai.

8. Lệ phí đo đạc địa chính khi cấp sổ đỏ, tách thửa đất mới nhất

Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án

Số tiền đo đạc đất đai khi người dân làm các thủ tục hành chính phụ thuộc vào bảng giá của từng địa phương và diện tích đất cần đo đạc. Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Khi hội đồng nhân dân của từng địa phương xây dựng mức thu các khoản phí, lệ phí cần đảm bảo phải căn cứ mức thu phí, lệ phí hiện hành (nếu có) để làm cơ sở đề xuất mức thu. Phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí.

Đối với các khoản phí, lệ phí vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (như: phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống; phí thăm quan danh lam thắng cảnh; phí thăm quan di tích lịch sử; phí thăm quan công trình văn hóa, bảo tàng; phí thư viện; phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi; phí đăng ký giao dịch bảo đảm; lệ phí đăng ký cư trú): Quy định mức thu phí, lệ phí cần đảm bảo tương quan với mức thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định.

Các địa phương cần tham khảo mức thu phí, lệ phí của các địa phương liền kề hoặc địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng để bảo đảm sự hài hòa giữa các địa phương.

Khi các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các khoản phí, lệ phí có tên trong Danh mục kèm theo Luật phí và lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi ban hành cần đảm bảo:

Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ thực tế để ban hành văn bản thu phí, lệ phí cho phù hợp; không ban hành văn bản đối với các khoản phí, lệ phí có tên trong Danh mục phí và lệ phí nhưng chưa th ấ y c ầ n thi ế t và chưa đủ điều kiện thu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, các địa phương không ban hành văn bản thu phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển; phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển. Việc quy định mức thu, phương pháp thu các khoản phí này thực hiện theo quy định của các luật chuyên ngành có li ê n quan.

Việc các địa phương trên cả nước quyết định thu phí, lệ phí; phạm vi, đối tượng thu, đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với các khoản phí, lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhưng cần có sự tham khảo các địa phương khác để đảm bảo sự tương đồng giữa các địa phương và đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây về mức phí thu đo đạc địa chính theo Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; lập hồ sơ địa chính; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh Bắc Ninh ban hành ngày 28/06/2018 thì chi phí đo đạc địa chính như sau:

TT

Danh mục công việc

Đối tượng đăng ký cấp GCN

KK

Trường hợp đăng ký, cấp thông thường

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN

Trường hợp có kê khai đăng ký nhưng người sử dụng đất không có nhu cầu cấp GCN

Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký theo quy định của pháp luật mà có nhu cầu cấp GCN

I Trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
1Theo hình thức trực tiếp

Đất

1

1.520.703

1.131.781

1.373.083

595.621

2

1.580.550

1.191.628

1.426.946

3

1.646.382

1.257.461

1.486.195

4

1.718.896

1.329.974

1.551.457

5

1.795.327

1.406.405

1.620.245

Tài sản

1

1.538.281

1.115.806

1.388.904

613.200

2

1.598.129

1.175.653

1.442.766

3

1.663.961

1.241.486

1.502.015

4

1.736.475

1.313.999

1.567.278

5

1.812.905

1.390.430

1.636.066

Đất+ Tài sản

1

2.223.970

1.652.958

2.006.023

1.028.623

2

2.301.771

1.730.759

2.076.045

3

2.387.505

1.816.493

2.153.205

4

2.481.457

1.910.446

2.237.762

5

2.536.922

2.010.262

2.287.681

2Theo hình thức trực tuyến

Đất

1

1.475.645

1.454.226

1.332.532

545.167

2

1.535.493

1.122.640

1.386.394

3

1.601.325

1.188.472

1.445.643

4

1.750.270

1.260.986

1.510.906

5

1.750.270

1.337.416

1.579.693

Tài sản

1

1.493.224

1.046.817

1.348.352

562.745

2

1.553.071

1.106.665

1.402.215

3

1.618.903

1.172.497

1.461.464

4

1.691.417

1.245.011

1.526.726

5

1.767.848

1.321.442

1.595.514

Đất+ Tài sản

1

2.164.541

1.562.418

1.952.537

962.070

2

2.242.342

1.640.220

2.022.559

3

2.328.076

1.725.953

2.184.276

4

2.422.029

1.819.906

2.184.276

5

2.521.845

1.919.723

2.274.111

II Trường hợp nộp hồ sơ tại cấp huyện
1Theo hình thức trực tiếp

Đất

1

1.606.981

1.179.602

1.450.733

547.510

2

1.666.828

1.239.450

1.504.596

3

1.732.660

1.305.282

1.563.845

4

1.805.174

1.377.796

1.629.107

5

1.881.605

1.454.226

1.697.895

Tài sản

1

1.624.559

1.163.627

1.466.554

565.089

2

1.684.406

1.223.475

1.520.416

3

1.750.239

1.289.307

1.579.665

4

1.822.752

1.361.821

1.644.928

5

1.899.183

1.438.251

1.713.716

Đất+ Tài sản

1

2.307.264

1.686.259

2.080.988

966.078

2

2.385.066

1.764.060

2.151.010

3

2.470.799

1.849.794

2.228.170

4

2.564.752

1.943.747

2.312.727

5

2.664.569

2.043.563

2.402.563

2Theo hình thức trực tuyến

Đất

1

1.561.923

1.072.125

1.410.182

463.503

2

1.621.771

1.131.972

1.464.044

3

1.687.603

1.197.804

1.523.293

4

1.760.117

1.270.318

1.588.556

5

1.836.547

1.346.749

1.657.343

Tài sản

1

1.767.848

1.056.150

1.426.002

481.081

2

1.639.349

1.115.997

1.479.865

3

1.705.181

1.181.829

1.539.114

4

1.777.695

1.254.343

1.604.376

5

1.854.126

1.330.774

1.673.164

Đất+ Tài sản

1

2.247.835

1.561.079

2.027.502

856.868

2

2.325.637

1.638.881

2.097.524

3

2.411.370

1.724.614

2.174.684

4

2.505.323

1.818.567

2.259.241

5

2.605.140

1.918.384

2.349.076

Do đó, sẽ không có một mức phí cụ thể khi các cá nhân, hộ gia đình đo đạc đất đai khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, thủ tách thửa đất… mà các địa phương sẽ có quy định riêng căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương nơi có đất.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu đơn xin đo lại đất năm 2024 cùng thủ tục xin đo lại đất chi tiết.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
13 32.899
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm