Tiêu chuẩn nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú là gì?

Danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú là những danh hiệu cao quý được trao tặng cho các cá nhân hoạt động và làm việc trong ngành sư phạm. Vậy những tiêu chuẩn như thế nào thì mới được xét danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Mời bạn đọc tham khảo các thông tin bổ ích trong bài viết của Hoatieu.vn.

1. Nhà giáo nhân dân là gì?

Chắc hẳn ai ai trong số những bạn đọc ở đây đều đã đừng nghe tới danh hiệu nhà giáo Nhân dân từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, trên báo đài, ti vi, mạng xã hội, hay qua các bài hát về người giáo viên nhân dân. Vậy ta hiểu nhà giáo nhân dân là gì?

Nhà giáo Nhân dân là danh hiệu cao nhất được trao cho các cá nhân (thường là những người làm việc trong ngành sư phạm) bởi nhà nước Việt Nam.

2. Nhà giáo ưu tú là gì?

Nhà giáo Ưu tú là một danh hiệu được trao cho các cá nhân bởi nhà nước Việt Nam. Danh hiệu Nhà giáo ưu tú khác gì với danh hiệu Nhà giáo nhân dân? Danh hiệu nhà giáo nhân dân là danh hiệu cao nhất, để được xét danh hiệu nhà giáo nhân dân thì đối tượng được xét duyệt phải có danh hiệu nhà giáo ưu tú.

3. Quyền lợi của nhà giáo ưu tú

Khi đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, pháp luật quy định các quyền lợi đối với danh hiệu này tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Nhà giáo ưu tú sẽ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, được tặng thưởng Huy hiệu, bằng khen và mức tiền thưởng là 9.0 lần mức lương cơ sở.

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định mức lương cơ sở tại Điều 3 như sau:

- Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

4. Quyền lợi của nhà giáo nhân dân

Danh hiệu nhà giáo nhân dân mang những giá trị về tinh thần cũng như được hưởng các quyền lợi được quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Nhà giáo nhân dân sẽ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được tặng thưởng Huy hiệu, bằng khen và mức tiền thưởng là 12,5 lần mức lương cơ sở.

5. Tiêu chuẩn nhà giáo nhân dân

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì nhà giáo nhân dân cần có các tiêu chuẩn sau:

  • Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…
  • Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
  • Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
  • Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Như vậy, giáo viên hoặc cán bộ quản lý giáo dục phải đã được công nhận là nhà giáo ưu tú và đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn trên thì mới được xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.

Tiêu chuẩn nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú

6. Tiêu chuẩn nhà giáo ưu tú

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì tiêu chuẩn của nhà giáo ưu tú như sau:

  • Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…
  • Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

  • Giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo …Chủ trì các sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục....
  • Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Có thể thấy rằng, theo quy định trên, để trở thành nhà giáo ưu tú, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải là người thực sự có năng lực và đạt nhiều thành tích tốt trong công việc.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:

Đánh giá bài viết
8 1.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi