Hỏi đáp về sách Giáo dục thể chất lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Sách giáo khoa Giáo dục thể chất lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Giáo dục thể chất lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sau đây nhé.

Tìm hiểu sách Giáo dục thể chất lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Môn ném bóng không phù hợp với điều kiện học tập của các địa phương, đã được Bộ GD&ĐT cắt bỏ khỏi chương trình cũ, tại sao SGK mới lại có môn này?

Trả lời:

Ném bóng là một nội dung thuộc nội dung của chương trình mới.

Câu 2. Tại sao SGK không có nội dung KTĐG?

Trả lời:

+ Theo chương trình mới, KTĐG không thuộc nội dung của SGK.

+ KTĐG có qui định cụ thể theo thông tư hướng dẫn riêng của Bộ.

+ KTĐG được giới thiệu tại chương trình và SGV.

Câu 3. Phần thể thao tự chọn của chương trình cũ giới thiệu 4 môn, trong đó có môn đá cầu là môn được HS yêu thích và được giảng dạy tại nhiều nhà trường, tại sao SGK lần này chỉ có 3 môn và không có môn đá cầu?

Trả lời:

+ SGK giới thiệu 3 môn thể thao tự chọn (cầu lông, bóng đá, bóng rổ), là những môn đã được khảo sát ở nhiều địa phương và được nhiều địa phương (đại diện cho các vùng miền) lựa chọn.

+ Trong khuôn khổ về số lượng trang, SGK lựa chọn giới thiệu 3 môn, các môn khác sẽ được nhà trường lựa chọn biên soạn và giảng dạy (chương trình cho phép các nhà trường chủ động lựa chọn môn thể thao tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế).

Câu 4. Chủ đề chạy cự li ngắn, thứ tự bài sao không bố trí theo thứ tự: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích?

Trả lời:

SGK sắp xếp thứ tự bài theo cấu trúc sư phạm phù hợp với tiến trình dạy học. Thứ tự: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích là thứ tự thể hiện theo cấu trúc các giai đoạn của kĩ thuật.

Câu 5. Nội dung chủ đề kiến thức chung thiếu những vấn đề cơ bản cần trang bị cho HS?

Trả lời:

Nội dung chủ đề kiến thức chung được biên soạn theo nội dung qui định của chương trình. Các nội dung khác sẽ lần lượt được giới thiệu ở các lớp tiếp theo.

Câu 6. Điểm mới về nội dung của SGK là gì?

Trả lời:

Nội dung từng chủ đề được thiết kế với các điểm mới cơ bản sau:

– Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa đáp ứng yêu cầu của Chương trình, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở tất cả các vùng miền. Đảm bảo sự hài hoà giữa hoạt động hình thành kiến thức, rèn kĩ năng với vận dụng thức vào thực tiễn cuộc sống.

– Dễ sử dụng, phù hợp với hoạt động tự học của HS, hoạt động dạy học của GV và phối hợp của phụ huynh HS. Sách có độ mở thích hợp, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức theo vùng miền.

– Mục tiêu và yêu cầu cần đạt được cụ thể hoá (về kiến thức, kĩ năng, thể lực và thái độ) theo chủ đề. Chú trọng phát triển năng lực phối hợp vận động nhằm tăng cường và mở rộng vốn kĩ năng vận động, hình thành khả năng tiếp thu nhanh, có hiệu quả các bài tập vận động mới.

Câu 7. Phạm vi, loại hình bài tập vận động có điểm mới gì?

Trả lời:

- Phù hợp với khả năng tiếp thu, trình độ thể lực của HS; đảm bảo tính đa dạng, mới lạ, hấp dẫn, gần gũi với hoạt động vận động của lứa tuổi, HS có thể sử dụng để vui chơi, luyện tập hằng ngày; có tác dụng phát triển nhu cầu khám phá, chinh phục giới hạn bản thân, kích thích tính tích cực và nỗ lực trong học tập, rèn luyện.

– Mỗi bài tập vận động hoặc động tác được trình bày theo cấu trúc: Hình vẽ – mô tả cấu trúc – mô tả cách thực hiện – hình thức tổ chức luyện tập và vận dụng. Nội dung và cách tổ chức các TCVĐ luôn gắn liền với mục tiêu, định hướng tác động của chủ đề.

Câu 8. Điểm mới về cấu trúc nội dung là gì?

Trả lời:

– Mỗi chủ đề là một loại hình bài tập vận động (có sự khác nhau về mục tiêu, hình thái và cách thể hiện) hướng tới các năng lực đặc thù và yêu cầu cần đạt của chương trình.

– Nội dung mỗi chủ đề được cấu trúc thành một số bài (không cấu trúc thành từng tiết học).

– Mỗi bài được thiết kế theo trình tự gồm 4 HĐ (Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng), phù hợp với định hướng phát triển năng lực HS, đảm bảo cho HS có thể tự học dưới sự hướng dẫn của GV.

Câu 9. Điểm mới về tổ chức thực hiện là gì?

Trả lời:

– Tăng tính chủ động của GV và nhà trường, đảm bảo cho chương trình GDTC được thực hiện có hiệu quả và có số tiết thực dạy đạt tỉ lệ cao nhất.

– Nhà trường và GV chủ động xây dựng tiến trình dạy học; sắp xếp thứ tự dạy học các chủ đề phù hợp với điều kiện của nhà trường, điều kiện khí hậu và thời tiết của vùng, miền (ví dụ: mùa “nước nổi” ở đồng bằng sông Cửu Long; mùa mưa ở miền Trung; mùa đông ở vùng núi phía Bắc).

– Môn học có thể được tổ chức thực hiện với nhiều phương án:

+ Các chủ đề và bài học trong 1 chủ đề được thực hiện nối tiếp nhau (hết chủ đề này tiếp sang chủ đề khác – theo hình thức “cuốn chiếu”).

+ Đồng thời thực hiện hai chủ đề (luân phiên thực hiện các tiết học của hai chủ đề trong mỗi tuần – mỗi tiết một chủ đề).

Câu 10. GV và nhà trường được quyền chủ động những gì?

Trả lời:

- Cụ thể hoá tiến trình thực hiện các bài học trong từng chủ đề (phân phối nội dung, kế hoạch thực hiện cho từng tiết học) trên nguyên tắc: Đảm bảo mạch kiến thức, tính hệ thống của nội dung chủ đề; đảm bảo tính sư phạm, tính hiệu quả của quá trình GDTC.

- Lựa chọn nội dung, hình thức khởi động (HĐ mở đầu, hoạt động luyện tập) phù hợp với nội dung và yêu cầu của tiết học.

- Lựa chọn, thay thế, bổ sung TCVĐ, trò chơi dân gian nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện nội dung của tiết học, bài học.

- Lựa chọn, sử dụng các trò chơi truyền thống nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của địa phương trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả của tiết học.

Câu 11. Điểm mới về tổ chức tiết học là gì?

Trả lời:

– Đối với tiết học: Cấu trúc nội dung cơ bản của mỗi tiết học chỉ bao gồm nội dung của một chủ đề. Việc lồng ghép, sử dụng nội dung của chủ đề khác chỉ mang ý nghĩa là phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học của tiết học.

Câu 12. Điểm mới về phương pháp dạy học là gì?

Nhằm phát triển năng lực HS (năng lực chung, năng lực đặc thù của GDTC), phương pháp GDTC hướng tới những đổi mới cơ bản sau:

– Sử dụng có hiệu quả các phương pháp chuyên biệt của GDTC (phương pháp dạy học động tác, phương pháp giáo dục các tố chất thể lực) trong mối quan hệ hài hoà và vận dụng sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá,…).

– Đổi mới căn bản hình thức tổ chức HĐ giờ học theo hướng: Tăng cường hoạt động nhóm, tổ; tạo điều kiện để HS thực hành giờ học với vai trò chủ thể.

– Thực hiện “cá biệt hoá trên diện rộng” – phương pháp và hình thức dạy học hướng tới HS, phù hợp với đặc điểm cá nhân nhằm tối đa hoá tiềm năng của từng HS (dạy học phân hoá).

– Dạy học tích hợp (dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau) để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập, lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.

Câu 13. Điểm mới về kiểm tra, đánh giá là gì?

Trả lời:

Hoạt động kiểm tra, đánh giá hướng tới những đổi mới sau:

– Thực hiện “Quy định về đánh giá, xếp loại thể lực HS, sinh viên” theo Quyết định số 53/2008/QĐ–BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, coi mức độ phát triển thể lực của HS qua từng năm học là một trong những tiêu chí quan trọng của kiểm tra, đánh giá.

– Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp HS nhận thấy những tiến bộ và hạn chế của bản thân về các mặt: kiến thức, kĩ năng, trình độ thể lực và thái độ.

– Thông qua kiểm tra, đánh giá, GV nhận thấy mức độ tiến bộ về trình độ thể lực, năng lực vận động của từng HS trong mỗi học kì, năm học.

– Kết quả kiểm tra, đánh giá về năng lực vận động, trình độ thể lực của từng HS được thông báo đến phụ huynh HS trong các cuộc họp thường niên giữa gia đình và nhà trường.

Câu hỏi 14: Những trang thiết bị, dụng cụ cần chuẩn bị để tổ chức dạy học tốt môn Giáo dục thể chất 6.

Trả lời:

- Sử dụng tất cả các trang thiết bị, dụng cụ hiện có của nhà trường, đảm bảo được an toàn trong tập luyện.

- Định hướng giáo viên tự thực hiện và giao nhiệm vụ làm dụng cụ tập luyện bằng các vật liệu tái chế cho học sinh. Mục đích trang bị dụng cụ tập luyện và giữ gìn dụng cụ mà học sinh đã sáng tạo. Mang ý nghĩa giáo dục trong sáng tạo, thiết kế dụng cụ tập luyện và ý thức giữ gìn thành quả đó.

Câu hỏi 15: Việc tập luyện môn giáo dục thể chất thường được tổ chức ngoài sân bãi, vậy học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa vào những thời điểm nào?

Trả lời:

SGK được sử dụng thường xuyên ngoài giờ học giáo dục thể chất. Có thể ở nhà, sân trường, lớp học hoặc ngoài trường học. Học sinh sử dụng SGK để tìm hiểu và nắm bắt trước các nội dung, kiến thức môn học, kỹ thuật động tác, các trò chơi vận động trước giờ lên lớp.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.411
0 Bình luận
Sắp xếp theo