Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 5

Tải về

Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 5 mẫu bản thu hoạch việc nghiên cứu SGK lớp 5 mà cá nhân giáo viên phải hoàn thành để nộp lên Tổ chuyên môn nhà trường.

Trong bài viết này, HoaTieu.vn xin chia sẻ Bài thu hoạch nghiên cứu lựa chọn SGK mới lớp 5 trọn bộ 11 môn học năm 2024-2025 gồm 17 trang word, nêu ưu điểm, nhược điểm và đề xuất chọn các bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo để thầy cô lấy làm tham khảo và nhanh chóng hoàn thiện bài thu hoạch của mình. Mời thầy cô tải File Word Bài thu hoạch nghiên cứu chọn SGK mới lớp 5 tại đây.

Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn SGK lớp 5

Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn SGK lớp 5
Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn SGK lớp 5

Nội dung Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất và lựa chọn SGK mới lớp 5 của cá nhân giáo viên:

BÀI THU HOẠCH

Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa lớp 5

Năm học 2024 - 2025

Họ và tên: .............. - Tổ chuyên môn: 4+5

Đơn vị: Trường Tiểu học ..............

Căn cứ Thông số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 V/v Phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ vào Thông tư số 27/2023/BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 V/v Phê duyệt sách giáo khoa các môn hộc, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-UBND ngày tháng năm 20 của Ủy ban nhân dân thành phố …. về việc ban hành Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố ..............;

Thực hiện Công văn số /GM-SGDĐT ngày tháng năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo .............. về việc tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 5 theo CTGDPT 2018 được BGDĐT phê duyệt;

Thực hiện Công văn số /PGDĐT-GDTH ngày tháng năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện ……. về việc hướng dẫn lực chọn sách giáo khoa từ năm học 2024-2025;

Thực hiện theo sự phân công của nhà trường.

Sau thời gian nghiên cứu các bộ sách giáo khoa lớp 5 theo chương trình GDPT 2018, tôi xin có những ý kiến đối với từng môn ở từng bộ sách như sau:

1. MÔN: ĐẠO ĐỨC

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Thị Toan - Trần Thành Nam

Nhà xuất bản: NXB DG Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Các tình huống, hoạt động tạo độ mở để học sinh có thể vận dụng các từ ngữ phù hợp với địa phương.

- Cấu trúc SGK có tính mở giúp GV chủ động điều chỉnh nội dung cũng như thời gian môn học cho phù hợp với tình hình địa phương.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với học sinh.

- Đảm bảo tính khoa học phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực học sinh địa phương.

- Phần ghi nhớ, tóm tắt, khắc sâu bài học, hành vi đạo đức bằng những bài thơ hay, dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS.

* Nhược điểm:

- Các tình huống và hành vi trong một số bài học chưa phù hợp với học sinh nông thôn.

* Đề xuất: Lựa chọn

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Huỳnh Văn Sơn

Nhà xuất bản: NXB DG Việt Nam

* Ưu điểm

* Đảm bảo phù hợp đặc điểm KT-XH:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

* Điều kiện tổ chức dạy và học:

- Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có những tình huống liên hệ thực tế để học sinh giải quyết.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí. Thứ tự các chủ đề phù hợp với tâm lí học sinh lớp 4.

- Sách có nhiều tranh ảnh phù hợp với hành vi đúng - sai, làm nổi bật nội dung bài học cần đạt.

- Câu lệnh trong các bài ngắn gọn, dễ hiểu.

- Bộ sách giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

* Hạn chế

- Nội dung một số bài và kênh hình quá nhiều, HS thiếu tập trung vào bài.

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Thị Mỹ Lộc

Nhà xuất bản: Đại học SP

* Ưu điểm

* Đảm bảo phù hợp đặc điểm KT-XH:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS.

* Điều kiện tổ chức dạy và học:

- Các chủ đề/bài học trong SGK phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Nội dung SGK có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn kết với thực tiễn giúp phát huy tối đa năng lực người học.

- Giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS.

- Mỗi hoạt động được thể hiện thông qua các câu hỏi phù hợp, tình huống thực tế gần gũi với HS. Tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

* Hạn chế

- Nội dung có bài thể hiện khá dài.

2. MÔN: KHOA HỌC

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phan Thanh Hà (đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Liên, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Thị Thanh Phúc, Đào Thị Sen

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương

- Hình ảnh đẹp, sáng tạo, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Bộ sách có nội dung và hình ảnh minh họa ở từng bài học rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi HS.

- Cấu trúc SGK: có đầy đủ các thành phần cơ bản như: chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- Nội dung kiến thức các bài học gắn với đời sống thực tiễn.

b. Hình thức:

- SGK được trình bày hấp dẫn, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, màu sắc đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo hứng thú cho HS.

- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học , khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

* Nhược điểm: Nội dung cần được mở rộng hơn nữa để các em hiểu bài rõ hơn và từ đó vận dụng được vào thực tế cuộc sống.

* Đề xuất: Đề xuất chọn sách Khoa học 5.

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thanh Sơn.

Nhà xuất bản: - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK gắn với thực tiễn, có tính kế thừa, sáng tạo. Các chủ đề/ bài học tạo điều kiện để GV tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn.

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh.

- Nội dung sách giáo khoa có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn với thực tiễn, giúp phát huy tối đa năng lực của người học.

- Nguồn học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- SGK được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú cho HS và phù hợp với đặc trưng môn học. Các bài học được thiết kế dễ dàng, HS dễ sử dụng.

- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

* Nhược điểm:

- Kiến thức không được chia theo mảng, khiến giáo viên khó khăn trong xây dựng các tiết củng cố, các tiết ôn tập theo chủ đề.

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm chủ biên), Phạm Hồng Bắc, Phan Thị Thanh Hội, Phùng Thanh Huyền, Lương Việt Thái.

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Các bài học thiết kế theo các hoạt động giao tiếp gắn liền với thực tế, tạo hứng thú cho học sinh. Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

- Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong SGK tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

b. Hình thức:

- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS.

* Nhược điểm:

- Lượng kiến thức truyền thụ tương đối lớn đối với HS

Đề nghị chỉnh sửa: Vì sao trời rét các loài chim lại xù lông?

3. MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ

(Thời gian: ngày .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Vũ Minh Giang (Phần Lịch sử)

Đào Ngọc Hùng (Phần Địa lí)

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.

- Có nhiều nhiệm vụ học tập có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách thiết kế mở tạo điều kiện cho GV có thể bổ sung nội dung phù hợp với di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

b. Hình thức:

- Cấu trúc bài học gồm hoạt động: Mục tiêu (Khởi động) - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng và trình bày theo hướng mở giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất.

- Hệ thống câu hỏi trong các hoạt động có tính phân hóa đối tượng

- Kênh hình đẹp, sắc nét,tạo hứng thú giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt.

* Hạn chế

+ Tiêu chí về a. Nội dung: Nội dung lịch sử nhiều và khá nặng, nên bổ sung chân dung các anh hùng lịch sử. Ví dụ, Bài 15, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trang 66, 67, 68, phần: Câu chuyện lịch sử nên bổ sung chân dung của anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn

* Đề xuất: Lựa chọn

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên: Nguyễn Trà My – Phạm Đỗ Văn Trung

( Đồng chủ biên )

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo được yêu cầu Chương trình tổng thể GDPT 2018.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách giáo khoa có nội dung gần gũi, yêu cầu dễ thực hiện

b. Hình thức:

- Hệ thống kênh chữ, kênh hình, hoạt động trong sách đem đến cho HS nguồn tài liệu học tập bổ ích, hấp dẫn, giúp HS có hứng thú tìm hiểu tri thức về lịch sử và địa lí.

* Nhược điểm:

- Đôi chỗ Lược đồ chưa được chú giải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Đỗ Thanh Bình (Phần Lịch sử)

Lê Thông (Phần Địa lí)

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK thể hiện đầy đủ chương trình môn học, phát triển được phẩm chất, năng lực cho học sinh, đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí theo phân môn Lịch sử và Địa lí.

- Sách thiết kế mở tạo điều kiện cho GV có thể lồng ghép những nội dung như di tích lịch sử, phong tục tập quán,… của địa phương

b. Hình thức:

- Hình ảnh lược đồ được sử dụng trong SGK giúp GV dễ dàng cập nhật tri thức mới đến HS

* Nhược điểm:

- Một vài hình ảnh minh họa chưa sắc nét.

- Một vài biểu tượng chưa ghi rõ ràng.

4. MÔN: CÔNG NGHỆ

(Thời gian: .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

* Ưu điểm

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa địa phương.

- Nội dung sách giáo khoa có tính mở, có thể điều chỉnh để phù hợp với từng địa phương

- Màu sắc hấp dẫn tạo hứng thú cho HS khi học bộ môn này.

- Các chủ đề/bài học trong SGK chú trọng đến việc rèn tính chủ động sáng tạo, phát huy khả năng tư duy độc lập, vận dụng kiến thức nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của người học.

- Các tình huống được thiết kế gần gũi, hấp dẫn, gắn với thực tiễn và đời sống.

- Coi trọng trải nghiệm thực tế học tập và đời sống. Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

- Hoạt động tương tác hấp dẫn, vui nhộn, thúc đẩy và khuyến khích ý tưởng sáng tạo.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

- Tạo điều kiện để nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.

* Hạn chế:

- Câu hỏi phần trò chơi trùng với câu hỏi phần khám phá ( bài 1 trang 8 )Một số hình ảnh minh họa chưa rõ, kích thước nhỏ khiến học sinh khó nhận diện để đưa ra giải pháp ( bài 3 trang 15,16 & bài 4 trang 20 ).

* Đề xuất:

- Đề xuất chọn sách Công nghệ 5

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với địa phương.

- Hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Cấu trúc chủ đề/bài học rõ ràng phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- SGK được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho HS, phù hợp với đặc trưng môn học. Các bài học được thiết kế rõ ràng: sau mỗi hoạt động có tiểu kết, tình huống có gợi ý, câu hỏi cho mỗi hoạt động gần gũi với thực tế.

- Kết nối môi trường tại gia đình, nhà trương, cộng đồng và xã hội.

- Sách có tính mở giúp GV linh hoạt sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS.

* Hạn chế:

- Hình ảnh, tranh minh họa chưa rõ ( bài 1 trang 8, bài 3 trang 15, bài 6 trang 36-37). Câu hỏi chưa rõ rang vế tên gọi và các loại hình điện thoại (Bài 5)

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

* Ưu điểm

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với địa phương.

- Hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

- Mỗi bài học có cấu trúc rõ ràng phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Bộ sách có nội dung trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, tìm tòi, khám phá của học sinh.

- Đảm bảo tính hoa học, hiện đại

* Hạn chế:

- Câu hỏi phần trò chơi trùng với câu hỏi phần khám phá ( bài 1 trang 8 )Một số hình ảnh minh họa chưa rõ, kích thước nhỏ khiến học sinh khó nhận diện để đưa ra giải pháp ( bài 3 trang 15,16 & bài 4 trang 20 ). Không cần hướng dẫn chi tiết quá trình làm thùng rác ( bài 5 trang 25 – 28 )

5. MÔN: TIN HỌC

(Thời gian: .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

* Ưu điểm

a. Nội dung:

- Nội dung SGK tương đối phù hợp thực tiễn.

- Nội dung bài học từ dễ đến khó hs dễ tiếp cận, thực hành hiệu quả.

- Giúp GV định hướng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học và công cụ đánh giá kết quả học tập của HS.

b. Hình thức:

- Chủ đề phong phú, phát huy đươc năng khiếu cho những HS có tố chất về môn học. Hình ảnh trực quan dễ hiểu.

- Cấu trúc hoạt động được sắp xếp hợp lí phù hợp.trng

* Nhược điểm:

Chủ đề giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Nội dung một vài chỗ hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS.

* Đề xuất:

Đề xuất chọn Sách Tin học 5

B- Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm

a. Nội dung:

- Nội dung SGK tương đối phù hợp thực tiễn.

- Nội dung bài học từ dễ đến khó hs dễ tiếp cận, thực hành hiệu quả.

b. Hình thức:

- Cấu trúc hoạt động được sắp xếp hợp lí phù hợp.trng

* Nhược điểm:

- Chủ đề giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Nội dung hơi trừu tượng đối với nhận thức của HS

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

*Ưu điểm

a. Nội dung:

- Cung cấp ba mạch kiến thức Học vấn số hoá phổ thông (DL), Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), Khoa học máy tính (CS) thông qua 6 chủ đề.

- Năm thành phần NL tin học, ba mạch kiến thức và sáu chủ đề nội dung xuyên suốt có mối quan hệ biện chứng, logic tương hỗ.

b. Hình thức:

- Dễ hiểu với nhiều ví dụ, giúp học sinh tự học với sự hướng dẫn của GV.

* Nhược điểm:

- Chỉ dạy học sinh cách tạo thư mục mới trong của sổ Computer.(đơn điệu)

6. MÔN: ÂM NHẠC

(Thời gian: .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Đỗ Thị Minh Chính

Nguyễn Thanh Bình (Chủ biên)

Mai Linh Chi- Nguyễn T Phương Mai- Nguyễn Thị Nga.

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung phong phú, bao gồm 6 a. Nội dung: Khám phá, Nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc.

- Các mạch kiến thức đảm bảo tính khoa học, chính xác, có hệ thống và logic với nhau.

- Sách có tính mở, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung, kết cấu bài học để thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.

- ND có tính kế thừa

b. Hình thức:

- Sách được thiết kế đẹp, chất liệu bền, dày rất thuận lợi cho việc sử dụng lại nhiều lần.

- Sách được in màu đẹp. Kênh hình, kênh chữ tươi tắn, phong phú, đẹp mắt. Hình ảnh gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Các chủ đề hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, phát huy tính tích cực, khả năng tự học và bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Kênh hình, kênh chữ rõ ràng, thu hút được sự chú ý của học sinh.

- Hình ảnh được mã hóa, dễ dàng cho giáo viên và học sinh quan sát, thực hiện.

* Nhược điểm:

- Bài tập thực hành kèn phím và sáo Recooc hơi nhiều.

- Nhạc cụ giai điệu nhiều bài tập với nhiều mẫu âm rất khó để học sinh có thể thổi được bằng ri -cooc – đơ ( trang 40, 43,54)

* Đề xuất:

Đề xuất chọn Sách Âm nhạc 5

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Hồ Ngọc Khải, Lê Anh Tuấn (đồng Tổng Chủ biên),

Đặng Châu Anh (Chủ biên)

Hà Thị Thư, Nguyễn Đình Tình,

Trịnh Mai Trang,

Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh.

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung sách phù hợp với nhiều đối tượng học sinh

-Nội dung phong phú và có tính mở

b. Hình thức:

- hình ảnh minh họa đẹp, màu sắc tươi sáng bắt mắt.

- Kênh hình, kênh chữ rõ ràng.

* Nhược điểm:

- Kiến thức nhạc lý trong một tiết học quá nhiều học sinh khó mà nhớ và tiếp thu bài.

- Phần trò chơi âm nhạc “vỗ tay bắt bóng” . Khó thực hiện được trong không gian nhỏ như trong lớp học

- Có chủ đề 4 ,5,6 mạch nội dung khác nhau nên việc phân tiết dạy cũng hơi khó

- Bài tập thực hành về nhạc cụ kèn phím và sáo Recoc hơi nhiều.

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

Lê Anh Tuấn- Tạ Hoàng Mai Anh

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Nhà xuất bản: Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh)

* Ưu điểm

a. Nội dung:

-Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa

- Trong mỗi bài học, chủ đề nội dung kiến thức phong phú, gắn với thực tiễn và tích hợp với nhiều môn học khác nhau, và huy động được vốn kiến thức thực tế của học sinh.

b. Hình thức:

- Sách giáo khoa Âm nhạc 5 – Cánh Diều có cấu trúc hài hòa giữa nội dung và hình thức, có sự cân đối giữa kênh chữ và kênh hình. Tất cả hình vẽ trong sách đều có tính thẩm mỹ, không chỉ để minh họa mà còn hỗ trợ hoạt động học tập của HS, giúp các em tăng

cường khả năng tương tác và tự học.

* Nhược điểm:

-Hình ảnh minh họa còn hơi ít

- Một số bài hát chưa phù hợp với khả năng của HS lớp 5.

- Kiến thức nhạc lý trong một tiết học quá nhiều học sinh khó mà nhớ và tiếp thu bài.

- Dùng cốc thủy tinh làm nhạc cụ dễ vỡ gây nguy hiểm với học sinh. ( trang 43)

- Nội dung xuyên suốt chương trình học vẫn còn chưa thực sự phù hợp như: Bài hát còn khó, bài tập thực hành chưa thực sự phù hợp với khả năng với học sinh

- Đặt tên chủ đề chưa phù hợp với tháng mùa xuân

7. MÔN: MĨ THUẬT

(Thời gian: .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

NXB Giáo Dục Việt Nam -Nhóm tác giả: Đinh Gia Lê (Tổng Chủ biên), Trần Thị Biển - Đoàn Thị Mỹ Hương (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Trần Thị Thu Trang.

* Ưu điểm

* Nội dung

- Nội dung các chủ đề trong sách bám sát nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.

- Mỗi chủ đề tổ chức thành 4 hoạt động cụ thể.

* Hình thức

+ SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.

+ Kênh hình đẹp, kênh chữ phong phú phù hợp với HS.

*Hạn chế:

- Hình ảnh chưa phù hợp

- Ngữ liệu chưa cụ thể, chưa phù hợp..

* Đề xuất:

- Đề xuất chọn sách Mĩ thuật 5

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm:

* Nội dung

- Nội dung sách phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, có hình ảnh minh họa đẹp, màu sắc tươi sángbắt mắt

- Nội dung chương trình gần gũi, dễ nhận biết dễthực hiện giúp các em dễ hình dung tưởng tưởn ,kiến thức đảm bảo theo mạch từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp. HS dễ tự học, GV dễ dạy.

* Hình thức

- Hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng có vẽ, xé dán, nặn, sử dụng vật liệu,…

- Sách giáo khoa được trình bày theo hệ thống gồm 6 chủ đề.

+ Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

*Hạn chế:

- Một số bài ngữ liệu chưa đủ ý, chưa phù hợp…khó hiểu.

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

* Ưu điểm:

- Nội dung

+ Nội dung đảm bảo, có tính phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh.

+ Giáo viên chủ động với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với các chủ đề.

+ Phân hóa được các đối tượng học sinh, từ đó đánh giá phẩm chất năng lực của HS

+ Nội dung phù hợp với kế hoạch kiểm tra và đánh giá.

+ Nội dung và cấu trúc đảm bảo tính mở, tạo điều kiện phù hợp với thực tế của địa phương

- Hình thức

+ Trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh

*Hạn chế:

- Ngữ liệu ở một số bài chưa cụ thể rõ ràng, chưa đủ ý, chưa hợp lý

8. MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT

(Thời gian: .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

NXB Giáo Dục Việt Nam -Nhóm tác giả (Nguyễn Duy Quyết (Tổng chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng (Chủ biên),

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ:

- Phù hợp với điều kiện CSVC thiết bị trường học.

- Đáp ứng tích cực và có tính mở

b. Hình thức:

- Sách được in màu, hình ảnh và màu sắc sinh động gây hứng thú cho học sinh.

- Bố cục rõ ràng, rành mạch gồm 3 phần kiến thức chung, vận động cơ bản và thể thao tự chọn.

- Chủ đề bài thể dục có nét mới là tập với bóng rất hay tao hứng thú học tập cho các em.

* Nhược điểm:

- Các bài thể dục (Trang 24- 36) Động tác vươn thở, tay, chân,….với gậy. Chỉnh sửa tập với vòng hoặc hoa

- Trò chơi chỉ mới có ảnh. Chỉnh sửa cần có thêm cách thực hiện

* Đề xuất:Đề xuất chọn Sách GDTC

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ.

- Phù hợp với điều kiện CSVC, thiết bị trường học.

- Đáp ứng tích cực và có tính mở.

b. Hình thức:

- Sách được in màu, hình ảnh và màu sắc sinh động gây hứng thú cho học sinh.

- Bố cục rõ ràng, rành mạch gồm 3 phần kiến thức chung, vận động cơ bản và thể thao tự chọn.

* Nhược điểm:

- Bài 3: Động tác Lộn xuôi (Trang 45- 47) Động tác lộn xuôi. Chỉnh sửa thành Động tác ngồi giữ thăng bằng chống 2 tay chân không tiếp đất

- Trò chơi chỉ mới có ảnh. Chỉnh sửa cần có thêm cách thực hiện

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ.

- Phù hợp với điều kiện CSVC, thiết bị trường học.

b. Hình thức:

- Bố cục rõ ràng, rành mạch gồm 3 phần kiến thức chung, vận động cơ bản và thể thao tự chọn.

* Nhược điểm:

- Đội hình đội ngũ (Trang 7 đến trang 23) Phần luyện tập, luyện tập cặp đôi, luyện tập theo nhóm. Chỉnh sửa thêm phần luyện tập đồng loạt.

9. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

(Thời gian: .../.../2024)

A. Sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”

– NXB Giáo Dục Việt Nam -Nhóm tác giả: Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Thị Hương Liên, Trần Thị Tố Oanh

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của người Việt Nam trên mọi miền đất nước

- Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở; tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

b. Hình thức:

- Kênh hình kênh chữ rõ ràng

- Cấu trúc bài học rõ ràng

- Trình bày thể hiện rõ định lượng tiết học

* Nhược điểm: không có

* Đề xuất: Đề xuất chọn Sách HĐTN5

B. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của người Việt Nam trên mọi miền đất nước

- Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giáo dục gợi mở

b. Hình thức:

- Kênh hình kênh chữ rõ ràng

- Cấu trúc bài học rõ ràng

* Nhược điểm:

- Một số HĐ chưa phù hợp với cơ sở vật chất của trường.

C. Sách giáo khoa “Cánh diều”

* Ưu điểm

+ Hình thức, bố cục:

- Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống biểu tượng, kiểu chữ có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học.

- Cấu trúc bài học trong SGK gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

+ a. Nội dung:

- Nội dung trình bày có tính hệ thống, thể hiện rõ ràng theo từng tiết: Sinh hoạt dưới cờ, HĐGD theo chủ đề, Sinh hoạt lớp:

* Hạn chế:

- Kênh chữ hơi nhiều.

- Một số HĐ phong trào trong bài HS và GV còn gặp khó khăn khi thực hiện.

- Bài học không phân chia định lượng về thời gian

10. MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian: .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “ Kết nối tri thức với cuộc sống”

NXB Giáo Dục Việt Nam - Nhóm tác giả: Bùi Mạnh Hùng (TCB), Trần Thị Hiền Lương (CB), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lệ Hằng, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đặng Thị Hảo Tâm.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Kiến thức hiện đại có giá trị liên hệ thực tiễn: Nội dung SGK gắn với thực tiễn, có tính kế thừa, sáng tạo. Các chủ đề/ bài học tạo điều kiện để GV tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn. Cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam;

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ .Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo

- Đảm bảo tính kế thừa: Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương. Một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

- Phát huy tính chủ động: Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo

- Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường- lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu. Các bài học thiết kế theo các hoạt động giao tiếp gắn liền với thực tế, tạo hứng thú cho học sinh.

- Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn quốc tế và xây dựng xã hội học tập.

- Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam

- Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS gắn liền với các hoạt động trong cuộc sống.

- Các mạch kiến thức đảm bảo nội dung yêu cầu theo Chương trình GDPT tổng thể 2018.Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn của địa phương để giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển phẩm chất, năng lực

b. Hình thức:

- Cấu trúc SGK có đủ các thành phần cơ bản sau: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- SGK được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.

- Tên các chủ điểm rất gợi mở và hấp dẫn, phù hợp với thực tiễn đất nước, con người, các vùng miền trên đất nước, giúp các em rèn luyện, phát triển kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Nội dung gắn với đời sống thực tiễn và những giá trị văn hóa Việt Nam. Cuối mỗi tuần có hoạt động đọc và mở rộng cho học sinh sáng tạo.

* Nhược điểm:

- Một số tranh minh họa cần thu nhỏ lại để tránh không làm mờ bài đọc.

* Đề xuất: Lựa chọn

B- Sách giáo khoa “Cánh diều”

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung sách giáo khoa có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn với thực tiễn.Lượng kiến thức truyền thụ phù hợp với HS, gắn liền với đời sống giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ.

- Mỗi bài học trong sách đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

-Nội dung đảm bảo được yêu cầu Chương trình tổng thể GDPT 2018. Có các chủ đề được phân chia rõ ràng, cụ thể, gần gũi, thân thuộc với học sinh.

Hệ thống tốt bài tập gắn với thực tiễn của địa phương để giúp học sinh ôn tập, củng cố và phát triển phẩm chất, năng lực.

b. Hình thức:

+ Màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bao quát được nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

+ SGK trình bày hấp dẫn, kênh hình đảm bảo tính thẩm mĩ, trực quan, tạo được sự hứng thú cho HS.

* Nhược điểm

+ Nội dung các bài học sắp xếp chưa khoa học..

+ Một số bài phông chữ chưa phù hợp.

+ Một số bài hình ảnh nhiều, rườm rà khiến HS không tập trung vào bài học.

+ Một số từ ngữ chưa phù hợp, khó hiểu với học sinh lớp 5.

Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức giúp học sinh dễ hiểu.

- Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường- lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo, phát huy năng lực, sở trường, tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

-Nội dung phù hợp với năng lực học tập của học sinh, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, kích thích học sinh tư duy sáng tạo.

- Các bài học tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động sáng tạo.

b. Hình thức:

- Hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, phong phú, phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

* Nhược điểm:

- Một số từ ngữ miêu tả chưa phừ hợp với hình ảnh minh họa.

- Biểu tượng của bộ sách ở các trang cần được thu nhỏ lại.

- Bài đọc dài đối với học sinh lớp 5.

- Câu hỏi mở rộng của phần bài đọc nhiều.

11. MÔN: TOÁN

(Thời gian: .../.../2024)

A- Sách giáo khoa “ Kết nối tri thức với cuộc sống”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Hà Huy Khoái

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam .

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Sách được thiết kế theo chủ đề giúp giáo viên linh hoạt hơn trong giảng dạy tùy theo thực tế của lớp học và cơ sở vật chất nhà trường.

- Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sống hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

- Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa người Việt Nam trên mọi miền đất nước.

- Phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên,… phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học chủ đề STEM, rèn luyện kĩ năng mềm giúp học sinh trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước.

b. Hình thức:

- Hình thức trình bày sách hài hòa, thẩm mỹ giữa kênh hình và kênh chữ, hệ thống biểu tượng, kí hiệu, kiểu chữ, cỡ chữ rõ ràng, dễ hiểu.

- Phân chia thời lượng tiết học rõ ràng

- Phần hình thành kiến thức mới cho HS trình bày rõ ràng cách thức tổ chức HĐ.

* Nhược điểm:

- Lượng kiến thức cho 1 tiết học ở 1 vài bài còn hơi nặng.

* Đề xuất: Lựa chọn

B-. Sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên :

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam .

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Các chủ đề/bài học trong SGK phát huy khả năng tư duy độc lập nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

- Nội dung SGK có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn kết với thực tiễn giúp phát huy tối đa năng lực người học.

- Giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất HS.

- Mỗi hoạt động được thể hiện thông qua các câu hỏi phù hợp, tình huống thực tế gần gũi với HS. Tạo điều kiện thuận lợi để GV đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất của HS.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- Hình ảnh, ngôn ngữ phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS.

* Nhược điểm:

- Nội dung có bài thể hiện khá dài, GV gặp khó khăn khi xây dựng tiết dạ

C- Sách giáo khoa “Cánh diều”

Tổng Chủ biên kiêm chủ biên : Đỗ Đức Thái và Đỗ Tiến Đat

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

* Ưu điểm:

a. Nội dung:

- Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương.

- Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo khung Chương trình Phổ thông 2018. Nội dung bài học và chủ đề có mối liên hệ chặt chẽ. Có những tình huống liên hệ thực tế để học sinh giải quyết.

- Mạch kiến thức được sắp xếp khoa học, hợp lí. Thứ tự các chủ đề phù hợp với tâm lí học sinh lớp 5.

- Sách có nhiều tranh ảnh phù hợp với hành vi đúng - sai, làm nổi bật nội dung bài học cần đạt.

- Các tình huống đưa ra cho học sinh gần gũi với thực tế, vốn sống của các em.

- Mỗi bài đều có các hoạt động rõ ràng dễ cho giáo viên và học sinh khi tổ chức dạy và học.

- Bộ sách giúp GV tiếp tục thực hiện được các hình thức, PPDH tích cực, đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất.

- Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK đa dạng, phong phú, thiết thực.

b. Hình thức:

- Câu lệnh trong các bài ngắn gọn, dễ hiểu.

- Hình ảnh phù hợp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS.

* Nhược điểm:

- Nội dung một số bài và kênh hình quá nhiều, HS thiếu tập trung vào bài.

.............., ngày tháng năm 2024

Người viết

..............

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
9 642
Bài thu hoạch nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 5
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm