Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong Hoạt động trải nghiệm

Tải về

Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn HĐTN

Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong Hoạt động trải nghiệm - Hướng dẫn các trường học trực thuộc sử dụng tài liệu tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là nội chính tại Quyết định số 4246/QĐ-BGDĐT 2023 của Bộ giáo dục đào tạo. Sau đây là nội dung chi tiết hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh tiểu học trong Hoạt động trải nghiệm, mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong Hoạt động trải nghiệm

I. Căn cứ để tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống trong Hoạt động trải nghiệm

1. Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước

Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên luôn được Ðảng, Nhà nước, ngành giáo dục và toàn xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục để nâng cao đạo đức, lối sống, ý thức, trách nhiệm cũng như khơi dậy khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ.

Giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường để thực hiện Quyết định số 1895/QÐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2021-2030".

Tại các trường TH, HĐTN là một hoạt động giáo dục có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho HS về nhận thức, tình cảm, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật để học tập, làm việc có trách nhiệm. Cũng như nhiều môn học khác, giáo dục ĐĐLS cần được tích hợp vào hoạt động này một cách linh hoạt và hiệu quả. HS được gắn kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống để có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Qua đó, mỗi HS hình thành và rèn luyện ý thức
tuân thủ pháp luật, dũng cảm phê phán, tố cáo điều sai trái, biết sống trung thực, bảo vệ cái tốt, điều hay lẽ phải, sống đẹp, sống có ích cho chính mình và lan tỏa tinh thần đó tới mọi người. Không chỉ được hoạt động trên lớp, HS còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm ngoài xã hội và cộng đồng, từ đó có cơ hội học hỏi, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Các HĐTN tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS khi thiết kế cần được thiết kế phù hợp với nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các HĐTN tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS khi thiết kế phải đáp ứng mục tiêu và khung nội dung chương trình HĐTN được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cùng với chương trình GDPT tổng thể.

Các HĐTN tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS khi thiết kế không được đi ngược với quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.

Các HĐTN tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS khi thiết kế phải tạo điều kiện, cơ hội cho người học được nói ra đóng góp vào kết quả chung.

2. Dựa trên lý thuyết về giáo dục trải nghiệm

Việc tổ chức thực hiện hoạt động tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS trước hết cần căn cứ vào nhu cầu, lợi ích của HS để lựa chọn, tổ chức hoạt động cho HS tham gia, tạo môi trường cho học sinh hoạt động. Các hoạt động cần được tổ chức phong phú, đa dạng phù hợp với các đối tượng giáo dục khác nhau để HS tham gia học hỏi và khám phá.

Các hoạt động được thiết kế phải tạo ra những tác động đa dạng như tác động nhận hức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh hội); tác động tới văn hóa xã hội (như gắn với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hóa và xã hội thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lý (hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm và lợi ích giữa các bạn HS); phải tạo ra môi trường học tập kích thích để thúc đẩy và hỗ trợ người học).

Các hoạt động trải nghiệm tích hợp được xây dựng và tổ chức dựa vào Lý thuyết Học tập trải nghiệm (HTTN – Experiential learning) do David Kolb đề xuất. Lý thuyết này là sự kế thừa và phát triển lý thuyết học tập có liên quan đến kinh nghiệm của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học và nhiều nhà nghiên cứu khoa học khác7 .

Theo nghĩa đơn giản nhất, học tập trải nghiệm (HTTN) có nghĩa là học từ thực nghiệm hoặc học bằng cách làm. Giáo dục trải nghiệm “nhúng, thả” người học vào một trải nghiệm và khuyến khích người học suy nghĩ hay phản ánh về những trải nghiệm đó để phát triển các kĩ năng, thái độ hoặc cách nghĩ mới, lý tưởng mới. Theo lí thuyết HTTN, học tập là một quá trình mà ở đó tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm. Đó là quá trình thông qua hành động (việc làm), chủ thể tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa
trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của “kiến thức” tiếp thu được qua hành động với đối tượng.

Kolb đưa ra 6 đặc điểm chính của quá trình học từ trải nghiệm, gồm:

- Việc học cần chú trọng đến quá trình chứ không phải kết quả;

- Học là một quá trình liên tục trên nền tảng kinh nghiệm;

- Học tập đòi hỏi việc giải quyết xung đột giữa mô hình lý thuyết với cuộc sống thực tiễn;

- Học tập là một quá trình toàn diện về thích ứng với cuộc sống thực tiễn;

- Học tập là sự kết nối giữa con người với môi trường;

- Học tập là quá trình kiến tạo ra tri thức, nó là kết quả của sự chuyển hóa giữa kiến thức xã hội và kiến thức cá nhân.

Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm tích hợp giáo dục ĐĐLS cho HS có thể xây dựng dựa trên những bước sau.

Bước 1: Tổ chức cho HS tham gia các trải nghiệm cụ thể.

Ở bước này, cần tổ chức cho HS tham gia vào hoạt động cụ thể/tình huống cụ thể nhằm khai thác những kinh nghiệm đã có của HS, kết nối với tình huống mới.

Tình huống/hoạt động có thể là một câu chuyện, một bản nhạc, một bức tranh, hoặc lớn hơn nữa là một chuyến tham quan, hoặc một nội dung học tập các môn học...

Tình huống/hoạt động trải nghiệm được lựa chọn và thiết kế sao cho người học phải sử dụng, khai thác và kết nối được kinh nghiệm cũ với bối cảnh mới, khơi dậy được cảm xúc của HS, phải hành động sáng tạo, chủ động. Người học được tham gia tích cực, chủ động, tự chịu trách nhiệm với các hành động của mình.

Bước 2: Tổ chức phân tích/xử lý trải nghiệm.

Tùy theo nội dung học tập, việc tổ chức phân tích/xử lý trải nghiệm có thể diễn ra theo các cách sau: Người học tìm hiểu bản chất hoạt động, tình huống mà họ vừa tham gia; quan sát, xem xét, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những hoạt động, hiện tượng đã trải qua; đưa ra các dự đoán cái gì đã diễn ra và cái gì sẽ diễn ra trong tình huống tương tự; tìm hiểu, thử nghiệm cách thức tiến hành hoạt động, tìm ra nguyên lí của hoạt động; liên hệ với những kinh nghiệm đã có...

Nhìn chung, đây là giai đoạn người học trực tiếp tham gia vào hoạt động, quan sát, thường
xuyên đặt câu hỏi và tìm phương án trả lời.

Bước 3: Tổng quát/khái quát hóa.

Yêu cầu HS miêu tả những điều đã trải nghiệm, phân tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân; từ đó khái quát hóa, đúc kết thành kiến thức của riêng mình. Kết quả bước này sẽ giúp HS hình thành những kinh nghiệm mới dưới dạng kiến thức mới, kĩ năng mới, thái độ mới và giá trị mới dưới các hình thức khác nhau: chia sẻ bằng lời, bài viết ngắn, bài luận, bài thu hoạch... Những kinh nghiệm mới của HS được thể hiện rất phong phú, đa dạng qua các sản phẩm, hoạt động khác nhau: những chia sẻ ngắn gọn bằng lời, bài viết ngắn, bài luận, bài thu hoạch, bài thuyết trình, sản phẩm học tập môn học, bài trình diễn, các sáng tác (tranh vẽ, thơ, bản nhạc, một nghiên cứu khoa học...).

Bước 4: Ứng dụng/thử nghiệm tích cực.

Bước này yêu cầu HS nêu cách thức áp dụng những điều vừa mới học vào thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc trong cuộc sống, thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào một tình huống học tập mới. GV gợi mở những cơ hội để HS có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều đã học được với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Các bước thiết kế và tổ chức hoạt động nêu trên là những gợi ý có tính chất định hướng, không phải là quy trình cứng nhắc. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các môn học cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với HS, nội dung học tập, điều kiện của nhà trường và địa phương.

..........................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 1.979
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm