7 Biện pháp giúp học sinh tiểu học có thể nói to khi đọc bài và phát biểu
Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được mọi ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Sau đây là 7 Biện pháp giúp học sinh tiểu học có thể nói to khi đọc bài và phát biểu.
Phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học
1. Khen, khen và cuối cùng vẫn là khen
Với đứa trẻ nào cũng vậy, chúng rất thích được khen. Vậy nên với trường hợp trẻ nói nhỏ khi đọc bài hay phát biểu, giáo viên hãy kích thích cho trẻ nói to bằng cách khen trẻ thật nhiều mỗi khi trẻ thực hiện được điều đó.
Chẳng hạn khi trẻ nói nhỏ, cô giáo hãy giả vời bảo: "Em nói nhỏ quá, cô không nghe thấy". Rồi khuyên trẻ nên đọc thật to để cô và các bạn nghe được những gì trẻ nói. Và sau đó hãy khen, khuyến khích trẻ phát huy điều đó tốt hơn nữa.
Tóm lại đó là: Bạn nào đọc to thì khen, tuyên dương. Bạn nào đọc nhỏ thì động viên con đọc to hơn cô coi, hoặc con đọc mà cô chưa nghe rõ lắm con có thể đọc to lên 1 tí để cô nghe không? Nếu bạn ấy đọc to hơn dù 1 tí thì cũng khen kịp thời. Cứ khen động viên dần dần là bạn ấy sẽ cố gắng và thực tế cho thấy mỗi lần khen là các bạn ấy hứng thú đọc to hơn trước.
2. Hãy cho trẻ biết lý do vì sao cần nói to
Có thể với các em học sinh, khó khăn trong việc phát biểu hay đọc thật to, rành mạch là vì trẻ chưa thật sự hiểu vì sao phải cần làm như thế. Để tháo gỡ vướng mắc này, giáo viên hãy cho trẻ câu trả lời thảo đáng nhất.
Giáo viên có thể nói với học sinh rằng: "Con có muốn nghe bạn khác phát biểu mà con không nghe thấy gì không? Đương nhiên con sẽ trả lời rằng không. Giáo viên hãy tiếp tục nói với học sinh rằng: "Vậy thì cô sẽ mời con nói đến khi to cả lớp đủ nghe thì thôi" và làm như vậy. Sau đó khi con nói cơ bản là đã to thì khen con, nhắc con và cả lớp lần sau cần nói to để cô không mời nói lại. Đồng thời giáo viên sẽ giảng một đoạn ngắn nói thật nhỏ. Sau đó hỏi cả lớp rằng: “Các con có thích nghe cô giảng nhỏ như vậy không? “ “Vì sao? “ Từ đó nhắc học sinh rằng: "nếu mình nói quá nhỏ sẽ khiến người khác cảm thấy khó nghe và từ đó không thích nghe mình nói nữa và đó là điều không ai muốn cả. Nên các con hãy nói to lên nhé.”
3. Tập cho trẻ nói to bằng những ví dụ điển hình
Hãy đưa cho trẻ một ví dụ thật điển hình mà trẻ cần nói to. Chẳng hạn, cho trẻ tưởng tượng, mẹ đang tìm trẻ ngoài sân trường và cô hãy bảo trẻ gọi thật to "mẹ ơi" để mẹ nghe và vào đây cho cô. Cứ tập cho trẻ nhiều lần như thế thì trẻ sẽ có cảm giác mạnh dạn hơn trong việc nói to, và đương nhiên sẽ dễ dàng vận dụng điều này vào việc phát biểu cũng như khi đọc bài.
4. Luyện tập nói to hàng ngày
Tận dụng 15 phút truy bài, giáo viên nói chuyện với các em, bảo các em đứng lên nói chữ "A" thật to. Nói càng to càng tốt. Và đã có nhiều giáo viên áp dụng cách này cho biết: "Sau 2 tuần thì khi các em đứng lên trả lời thì nói rất to.". Đây cũng là một cách khá hay mà bạn nên áp dụng cho lớp của mình.
5. Tự tin thì ắt sẽ nói to
"Tự tin thì ắt sẽ nói to", ai cũng biết điều này, nhưng tại sao trẻ lại không tự tin. Có thể trẻ chưa tin tưởng, sợ đọc to sai bị bạn bè, cô cười cho là bị đánh giá kém nên đọc nhỏ. Và để giúp trẻ tạo nên sự tự tin mà nói thật to, đọc thật rõ thì giáo viên hãy giảng để học sinh đó thực sự hiểu bài, và một khi đã hiểu thì ắt sẽ nói to.
6. Tổ chức trò chơi và có thưởng
Vào các giờ sinh hoạt cuối tuần, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi thi nói to, nói đúng và trao phần thưởng cho những bạn thắng trò chơi. Đồng thời tuyên dương, khuyến khích học sinh hãy phát huy điều đó trong những lần phát biểu hay đọc bài để cô và các bạn có thể nghe rõ những điều mà các em nói.
7. Cô giáo cần làm gương cho học sinh
Điều đơn giản cần hiểu rằng, muốn trẻ nói to, đọc to thì trước hết giáo viên hãy là người đi tiên phong. Chính vì thế, trong các tiết học, giáo viên hãy cố gắng, đọc to, nói to và thật rõ ràng để làm gương cho trẻ. Và đương nhiên dù ít, dù nhiều thì điều này cũng đóng góp một phần trong việc kích thích trẻ nói to hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Kế hoạch điều chỉnh Giáo dục thể chất lớp 1 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969
Tiết dạy minh họa SGK lớp 2 bộ sách Cánh Diều - Tất cả các môn
Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Phiếu cá nhân nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 8 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
Phụ lục 1, 3 môn Giáo dục thể chất lớp 9 Kết nối tri thức 2024
(Cả năm) Bản đặc tả đề thi học kì môn Âm nhạc 9 Kết nối tri thức