Tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 Giáo dục thường xuyên môn Lịch sử
Tài liệu hướng dẫn dạy học môn Sử lớp 10 GDTX
Tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Lịch sử 10 Giáo dục thường xuyên vừa được Bộ giáo dục ban hành tại Quyết định 2556/QĐ-BGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2023 về phê duyệt Bộ tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT). Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
Tài liệu hướng dẫn dạy học lớp 10 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT môn Lịch sử
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2556/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Chủ trì biên soạn tài liệu: Vụ Giáo dục thường xuyên
2. Tham gia biên soạn:
TS. Nguyễn Xuân Trường - Chủ biên
TS. Nguyễn Thị Bích - Thành viên
ThS. Lại Thị Thu Thúy - Thành viên, Thư ký
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 26/7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số 12/2022/TT-BGDĐT ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp Trung học phổ thông (THPT) có hiệu lực bắt đầu từ khóa tuyển sinh lớp 10 năm học 2022- 2023; Theo quy định của Thông tư số 12, sách giáo khoa của Chương trình GDTX dùng chung sách giáo khoa của Chương trình GDPT 2018 cùng cấp học do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Để giúp các cơ sở GDTX, GV tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình GDTX cấp THPT và thống nhất triển khai chung trong toàn quốc, Vụ GDTX đã tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT các môn học Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học và Sinh học.
Mục đích tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 thực hiện Chương trình GDTX cấp THPT nhằm giúp giáo viên, cán bộ quản lý tổ chức việc dạy học cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của người học, điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm GDTX, trung tâm GDNN - GDTX (gọi chung là trung tâm GDTX).
Nội dung tài liệu cấu trúc gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về Chương trình GDTX cấp THPT.
Phần thứ hai: Giới thiệu Chương trình GDTX cấp THPT môn Lịch sử: Phần này nhằm giúp GV biết được mục tiêu, yêu cầu cầu đạt, nội dung và thời lượng bố trí kế hoạch dạy học của chương trình lớp 10 môn Lịch sử, một số định hướng về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thiết bị dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.
Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức dạy học môn Lịch sử lớp 10 Chương trình GDTX cấp THPT. Phần này nhằm giúp GV biết được mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực và phẩm chất của từng nội dung/chủ đề cũng như cách thức tổ chức tiến hành dạy học để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song đây là những vấn đề mới, vì vậy tài liệu cần tiếp tục được bổ sung để hoàn thiện.
Nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến phản hồi, góp ý của các đồng nghiệp để tài liệu thực sự phát huy tác dụng tích cực trong việc bồi dưỡng GV.
Trân trọng cảm ơn.
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT | Các từ viết tắt | Viết đầy đủ |
1. | GDTX | Giáo dục thường xuyên |
2. | GDPT | Giáo dục phổ thông |
3. | ĐGĐK | Đánh giá định kì |
4. | ĐGTX | Đánh giá thường xuyên |
5. | GV | Giáo viên |
6. | HV | Học viên |
7. | HĐTN | Hoạt động trải nghiệm |
8. | KHBD | Kế hoạch bài dạy |
9. | KHGD | Kế hoạch giáo dục |
10. | KTĐG | Kiểm tra, đánh giá |
11. | NL | Năng lực |
12. | PPDH | Phương pháp dạy học |
13. | QTDH | Quá trình dạy học |
14. | TCM | Tổ chuyên môn |
15. | TCN | Trước Công nguyên |
16. | THCS | Trung học cơ sở |
17. | THPT | Trung học phổ thông |
18. | GDPT | Giáo dục phổ thông |
19. | YCCĐ | Yêu cầu cần đạt |
MỤC LỤC
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT
I. MỤC TIÊU
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Yêu cầu về phẩm chất
2. Yêu cầu về năng lực
3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn học
III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Nội dung giáo dục
2. Thời lượng giáo dục
IV. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1. Định hướng về phương pháp giáo dục
2. Hình thức tổ chức dạy học
3. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
Phần thứ hai
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10
1. Nội dung khái quát
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt lớp 10
3. So sánh yêu cầu cần đạt của Chương trình GDTX môn Lịch sử lớp 10 và Chương trình môn
Lịch sử THPT
4. Định hướng nội dung Chương trình môn Lịch sử
5. Định hướng về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
6. Thiết bị dạy học
Phần thứ ba
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC LỚP 10 MÔN LỊCH SỬ
Chủ đề 1. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Bài 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC
Bài 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Bài 3. VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 1
Chủ đề 2: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
Bài 4. KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG
THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
Bài 5. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 2
Chủ đề 3. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 6. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI
Bài 7. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 3
CHỦ ĐỀ 4: VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
Bài 8. HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
Bài 9. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 4
Chủ đề 5: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
(TRƯỚC NĂM 1858)
Nội dung 1. CÁC NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Bài 10. VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC
Bài 11. VĂN MINH CHĂM - PA
Bài 12. VĂN MINH PHÙ NAM
Nội dung 2. VĂN MINH ĐẠI VIỆT
Bài 13. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
Bài 14. MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU VÀ Ý NGHĨA
CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 5
CHỦ ĐỀ 6: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Bài 15. CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Bài 16. KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ 6
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỚP 10
Chuyên đề 1. CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC
Bài 1. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC
Bài 2. MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHUYÊN ĐỀ 1
Chuyên đề 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
Bài 3. DI SẢN VĂN HÓA, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
Bài 4. TÌM HIỂU MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Bài 5. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Bài 6. MỘT SỐ DI SẢN THIÊN NHIÊN TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Bài 7. MỘT SỐ DI SẢN PHỨC HỢP TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
Chuyên đề 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
Bài 8. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(TRƯỚC NĂM 1858)
Bài 9. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1945 - 1976)
Bài 10. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỪ NĂM 1976 ĐẾN NAY
Bài 11. MỘT SỐ BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LỊCH SỬ CHUYÊN ĐỀ 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT
I. MỤC TIÊU
- Chương trình Giáo dục GDTX cấp THPT nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Mục tiêu chung của Chương trình GDTX cấp THPT nhằm giúp HV tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn THPT và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Chương trình GDTX cấp THPT nhằm cụ thể hoá mục tiêu Chương trình GDPT 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực; phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Yêu cầu về phẩm chất
Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
2. Yêu cầu về năng lực
Chương trình GDTX cấp THPT hình thành và phát triển cho HV những năng lực cốt lõi sau:
a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục gồm: Năng lực ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực khoa học; năng lực công nghệ; năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ.
.......................
Mời các bạn xem nội dung chi tiết trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án điện tử Lịch sử 10 Cánh Diều (bài 1, 5, 6)
Tài liệu Hướng dẫn dạy học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Giáo dục thường xuyên
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức 11 chủ đề
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 10 tỉnh Nam Định (cả năm)
Tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Địa lí lớp 10 Giáo dục thường xuyên
Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word
Giáo án chuyên đề Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức đầy đủ file word
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Bảng phân tích thực trạng CSVC, TB&CN dạy học, giáo dục của trường tiểu học thực hiện CTGDPT 2018
-
Hãy nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí
-
Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm Chân trời sáng tạo
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 (trọn bộ) Chân trời sáng tạo
-
Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh THCS
-
30 câu hỏi trắc nghiệm mô đun 3 môn Toán THCS
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK mới lớp 5 Chân trời sáng tạo
-
Sách giáo khoa Toán 9 Chân trời sáng tạo 2024
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Cánh Diều lớp 11 môn Giáo dục thể chất
-
Nêu cách thức tải và cài đặt phần mềm ứng dụng dạy học tương tác (ActiveInspite) và phần mềm hình học động (GeoGebra)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 3 Cánh Diều
Tài liệu Hướng dẫn dạy học lớp 10 Giáo dục thường xuyên môn Lịch sử
Bài tập cuối khóa module 9 môn Thể dục
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 3 môn Đạo đức Tiểu học
Hướng dẫn lập bảng ma trận đề kiểm tra