Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Đạo đức

Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Đạo đức

Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Đạo đức - Hướng dẫn các trường học trực thuộc sử dụng tài liệu tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là nội chính tại Quyết định số 4246/QĐ-BGDĐT 2023 của Bộ giáo dục đào tạo. Sau đây là nội dung chi tiết hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức, mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong môn Đạo đức

1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục công dân (GDCD) bao gồm: môn Đạo đức ở cấp tiểu học, môn GDCD ở cấp THCS, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT. Đây là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức
và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn Giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng chohọc sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõicủa người công dân, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Ở tiểu học, Đạo đức một môn học bắt buộc. Nội dung chủ yếu của môn học là giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống và pháp luật cho HS xoay quanh các mối quan hệ của HS với bản thân, với người khác, với công việc, với gia đình, quê hương, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. Nói cách khác, Đạo đức chính là môn học giáo dục các giá trị đạo đức và lối sốngkhoa học, tiết kiệm, an toàn, lành mạnh, kỉ luật và tuân thủ pháp luật, … cho HS. Do vậy, có thể khẳng định đây là môn học có khả năng rất to lớn và giữ vai trò chủ yếu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS tiểu học.

Mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho HS Tiểu học qua môn Đạo đức cũng chính là mục tiêu của môn Đạo đức được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, đó là:

a) Bước đầu hình thành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luậtvà sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; cótrách nhiệm với thái độ, hành vi của bản
thân.

b) Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân,hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.

2. NỘI DUNG, YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MÔN ĐẠO ĐỨC

Nội dung

giáo dục

Yêu cầu cần đạt

Chủ đề tích

hợp

Mức độ

tích hợp

Yêu nước

– Nêu được những biểu hiện của tình yêu thươngtrong gia đình em.

– Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương người thân trong gia đình.

– Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình.

Yêu thương gia đình- lớp 1

Toàn phần

– Nêu được địa chỉ của quê hương.

– Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

– Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương;

Quê hương em- Lớp 2

Toàn phần

– Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.

– Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.

– Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ.

– Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam: nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca; yêu quý, bảo vệ thiên nhiên; trân trọng và tự hào về truyền

thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

– Tự hào được là người Việt Nam

Em yêu Tổ  quốc Việt Nam - Lớp 3

Toàn phần

........................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 900
0 Bình luận
Sắp xếp theo