Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Tiếng Việt

Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Tiếng Việt

Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong môn Tiếng Việt - Hướng dẫn các trường học trực thuộc sử dụng tài liệu tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là nội chính tại Quyết định số 4246/QĐ-BGDĐT 2023 của Bộ giáo dục đào tạo. Sau đây là nội dung chi tiết hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt, mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong môn tiếng Việt

1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt

- Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống nhưng không làm thay đổi đặc trưng môn học.

- Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống dựa trên nguyên tắc lựa chọn.

- Tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống tạo nên sự kết nối giữa người học với thực tiễn cuộc sống, khơi dậy hứng thú và niềm đam mê của các em.

2. Gợi ý nội dung giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt

2.1. Gợi ý nội dung tích hợp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh lớp 1trong SGK môn Tiếng Việt

2.1.1. Bộ sách Cánh Diều

TTYêu cầu cần đạtGợi ý nội dung tích hợp

Đọc hiểu VB văn học:

i) Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của VB dựa vào gợi ý
hỗ trợ;

ii) Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Tích hợp trong dạy đọc các VB thuộc phần Luyện tập tổng hợp, một số ví dụ:

- “Chuột con đáng yêu” (tr.83): Ước mơ hồn nhiên của chuột con và tình yêu của chú dành cho mẹ.

- “Món quà quý nhất” (tr.85): Tình yêu thương ngọt ngào của bạn nhỏ dành cho bà thể hiện ở hộp quà đầy ắp những nụ hôn.

- “Đi học” (tr.95): Niềm vui của bạn nhỏ trên con đường đến lớp, nơi có hương rừng thơm, nước suối rì rào và niềm hạnh phúc khi nói về ngôi trường nhỏ, về cô giáo trẻ, dạy hát rất hay. Ngoài ra, GV cũng có thể lựa chọn tích hợp GD thêm tính tự lập của HS theo ý khổ thơ 1.

Nói và nghe: Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người
nghe.

Rèn luyện KN nói theo nghi thức: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi qua các bài tập tình huống, một số ví dụ:

- Đóng vai khăn đỏ, nói lời xin lỗi mẹ vì chưa biết vâng lời, hứa sẽ không la cà dọc đường nữa (Kể chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, tr.89)

- Nói lời kiến em xin phép mẹ cho chuyển sang lớp của thầy kiến (Đọc “Kiến em đi học”, tr.94).
- Đóng vai em gái, nói lời cảm ơn vì anh luôn nhường nhịn, yêu thương mình (Đọc “Làm anh”, tr.141).

- Đặt mình vào tình huống của ve con, nói lời xin lỗi bố mẹ (Đọc “Ve con đi học”, tr.146).

2.1.2. Bộ sách Chân trời sáng tạo

TTYêu cầu cần đạtGợi ý nội dung tích hợp

Đọc hiểu:

i) Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của VB dựa vào gợi ý hỗ trợ;

ii) Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Giúp HS nhận diện được các bài học đạo đức, lối sống... và biết chia sẻ cảm xúc về nhân vật yêu thích (lí giải bằng cách nêu những PC tốt của nhân vật) trong một số VB đọc (phần Luyện tập tổng hợp), một số ví dụ:

- “Bông hoa niềm vui” (tr.26): Ca ngợi tình yêu An dành cho người cha bị ốm; cách hành xử tinh tế và giàu tình cảm của cô giáo; lòng biết ơn của ba và An đối với cô giáo. Ngoài ra, có thể chọn để GD về ý thức trách nhiệm, bảo vệ của chung của An.

- “Như bông hoa nhỏ” (tr.32): Tôn trọng sự khác biệt của mỗi người bạn quanh mình, mỗi bạn như một bông hoa góp thêm sắc màu và tình yêu thương cho gia đình, lớp học.

- “Chợ hoa ngày Tết ở Hà Nội” (tr.46), “Mâm cơm ngày Tết ở Huế” (tr.49): Ca ngợi nét đẹp riêng trong ngày Tết ở từng vùng miền. HS có thể từ đó giới thiệu về ngày Tết với những nét đặc sắc ở quê hương.….

Nói và nghe: Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.

Thực hành các tình huống trong SGK hoặc tình huống gần gũi mà GV đề xuất thay thế, qua đó có thói quen và kĩ năng nói lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với từng đối tượng khác nhau, một số ví dụ:

- Nói lời xin phép người thân tham gia đội bóng đá hoặc đội cổ vũ (tr.31).

- Nói lời chào hoặc xin phép với người thân trong các tình huống cụ thể (tr.111)

2.1.3. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TTYêu cầu cần đạtGợi ý nội dung tích hợp

Đọc hiểu:

i) Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của VB dựa vào gợi ý hỗ trợ;

ii)Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao.

Chọn tích hợp GD các bài học về đạo đức, về thói quen và cách ứng xử qua các bài đọc ở học kì 2, một số ví dụ cụ thể:

- “Đôi tai xấu xí” (tr.8): Qua câu chuyện và trải nghiệm cảm xúc của thỏ, biết yêu quý bản thân và học cách tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, những người xung quanh.

- “Hoa yêu thương” (tr.50): Cách thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của Hà đối với cô giáo qua hình ảnh “Hoa yêu thương”; qua đó, HS có thể học hỏi thêm về ý tưởng sáng tạo của Hà.

- “Rửa tay trước khi ăn” (tr.64-65): Thói quen và KN rửa tay trước khi ăn đúng cách.

Nói và nghe: Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin  phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.

Thực hành các bài tập tình huống để rèn luyện KN và thói quen nói - đáp lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, cụ thể:

- Chia sẻ cùng bạn một tình huống đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi (tr.83): Nhắc lại những trải nghiệm của bản thân, nhận diện chính xác các chuẩn mực đạo đức gắn với từng tình huống cụ thể.

- Khởi động theo tình huống để đi đến liên hệ, kết nối: “Em thường chào những ai? Em chào như thế nào?” (Đọc “Lời chào”, tr.68): Học cách xác định tình huống cần thực hiện hành động chào phù hợp đối tượng, biểu đạt cách chào đúng với vai giao tiếp.

........................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
7 5.673
0 Bình luận
Sắp xếp theo