Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 6
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 6 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 7
Chuyên đề 6: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II
1. Yêu cầu năng lực giáo viên THCS ở thế kỉ XXI
a) Những vấn đề cốt lõi về năng lực của giáo viên THCS thế kỉ XXI.
Nhiệm vụ chính của giáo viên (trong đó có giáo viên THCS) được quy định trong Luật Giáo dục là dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, các năng lực cốt lõi của giáo viên cần được xác định, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để đảm bảo bảo nhiệm vụ nêu trên.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay, mỗi giáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của chính mình.
Những năng lực cần có của giáo viên THCS ở thế kỉ XXI bao gồm:
1/ Nhóm năng lực chuyên môn;
2/ Nhóm năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục;
3/ Nhóm năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp.
Năng lực chuyên môn là khả năng hiểu biết kiến thức và chương trình môn học của giáo viên. Giáo viên cần nắm vững kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông. Năng lực này được thể hiện ở việc giáo viên nắm vững và chính xác, hệ thống kiến thức môn học, có sự liên hệ và mở rộng với các môn học khác và thực tiễn.
Bên cạnh đó, giáo viên THCS cần có sự hiểu biết về lí luận, phương pháp dạy học và phát triển chương trình, về quá trình dạy học, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phát triển năng lực của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục, về tâm lý giáo dục, về sự phát triển tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức và học tập của học sinh, các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra, về kiểm tra - đánh giá trong dạy học và giáo dục và các phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra- đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh.
Năng lực tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của giáo viên được thể hiện ở khả năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh, xây dựng môi trường học tập và giáo dục học sinh và tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh.
Người giáo viên phải có khả năng lập được kế hoạch dạy học và giáo dục đảm bảo yêu cầu của mục tiêu dạy học và giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông quốc gia, phù hợp với đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học để triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục đề ra.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người tạo dựng môi trường học tập và giáo dục dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh; Sử dụng các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
Năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghề nghiệp của giáo viên THCS được thể hiện ở năng lực phát triển chuyên môn, năng lực giao tiếp, các phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực xây dựng cộng đồng phục vụ dạy học và giáo dục.
Giáo viên phải có kỹ năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Việc xác định những điểm mạnh và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân và lập kế hoạch cho việc tự đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và cho thực tiễn giảng dạy là một năng lực cơ bản của giáo viên THCS.
Đối với giáo viên THCS hạng II, năng lực này cần đáp ứng ở mức độ người giáo viên phải xác định các nội dung tự đào tạo và bồi dưỡng phát triển chuyên môn khai khác được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của bản thân và cho thực tiễn giảng dạy; Xây dựng được mối quan hệ hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp, học sinh, gia đình và cộng đồng địa phương.
Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, tôn trọng, giữ gìn đạo đức phẩm chất nhà giáo cũng là một yêu cầu cần thiết đối với giáo viên.
Bên cạnh đó, người giáo viên phải có năng lực phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển, mở rộng các nguồn lực xã hội phục vụ dạy học và giáo dục.
b) Đạo đức nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở:
i) Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
ii) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
iii) Các tiêu chuẩn đạo đức khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.
Ngoài ra, có nhiều văn bản chỉ đạo của các cấp về tăng cường đạo đức nhà giáo như Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày 15/5/2016; Chỉ thị 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, phổ thông thường xuyên; Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo và Quy định về đạo đức nhà giáo (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong đó chú trọng nhiệm vụ đánh giá, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, giúp đỡ kịp thời các GV, CBQLGD và nhân viên vượt qua khó khăn trong cuộc sống và công tác; đảm bảo trong nhà trường, trong cơ quan quản lý giáo dục không có GV, CBQLGD và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên THCS nói chung, giáo viên THCS hạng II nói riêng cần thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo, đồng thời tăng cường phát huy sự ảnh hưởng, lan tỏa ý thức trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định đạo đức nhà giáo tới các đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội và sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo trong tình hình hiện nay; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp, tác phong công tác tốt cho đội ngũ nhà giáo, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện để các nhà giáo khẳng định mình trong thực tiễn.
c) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
Về nhiệm vụ, ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
i) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới;
ii) Hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công;
iii) Vận dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên;
iv) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá sản phẩn nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học cơ sở từ cấp trường trở lên;
v) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn;
vi) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở cấp trường trở lên;
vii) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên trung học cơ sở dạy giỏi hoặc giáo viên trung học cơ sở chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;
viii) Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học cơ sở từ cấp trường trở lên;
ix) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học cơ sở từ cấp trường trở lên.
Những yêu cầu về nhiệm vụ nêu trên cho thấy, trong trường THCS, giáo viên THCS đã được xác định ở vị trí của đội ngũ cốt cán - là lực lượng nòng cốt tham gia vào các công việc chuyên môn quan trọng của tổ bộ môn và nhà trường ngoài nhiệm vụ dạy học và giáo dục thông thường.
Chẳng hạn, đối với nhiệm vụ “Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở cáo lớp bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới”. Nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên THCS không chỉ có kiến thức, có hiểu biết về các nội dung bồi dưỡng, mô hình, phương pháp mới mà cần có năng lực để chia sẻ, huấn luyện cho chính các đồng nghiệp của mình về những cái mới ấy. Nhiệm vụ này đã đặt người giáo viên THCS hạng II trước yêu cầu cao hơn, khó khăn hơn so với giáo viên THCS hạng III.
Bên cạnh đó, có thể thấy, giáo viên THCS hạng II phải tham gia hầu hết các hoạt động chuyên môn trong phạm vi cấp trường như: thi giáo viên trung học cơ sở dạy giỏi hoặc giáo viên trung học cơ sở chủ nhiệm giỏi, các hội thi của học sinh…Như vậy, từ vị trí của một giáo viên hạng III, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng chủ yếu trong tổ bộ môn và trong các lớp được giao dạy học, chủ nhiệm, người giáo viên THCS hạng II cần có những đóng góp mở rộng hơn, tới phạm vi toàn trường đồng thời cũng là phạm vi chuyên sâu hơn – đi vào các hoạt động chuyên môn cấp cao hơn.
Để đáp ứng được các nhiệm vụ nêu trên, đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lực không ngừng, tự học tập, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu.
Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, để được bổ nhiệm vào hạng II, giáo viên THCS cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
i) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
ii) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc cơ chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
iii) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
iv) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II.
Để đáp ứng những yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên THCS hạng II, bên cạnh những điều kiện sẵn có từ khi tuyển dụng (trình độ đại học), giáo viên cần có sự chủ động tích lũy, học tập (năng lực ngoại ngữ, tin học). Bên cạnh đó, cần có sự tạo điều kiện của cơ quan quản lý các cấp để giáo viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định (chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II). Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cần phải có thời gian, nghĩa là phải trải qua năm tháng học tập, rèn luyện mới có được, cho nên, giáo viên phải chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cho riêng mình để bổ sung và hoàn thiện cũng như từ đó, trao đổi với tổ bộ môn và Ban giám hiệu để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp quản lý này trong lộ trình phát triển bản thân.
Để đáp ứng nhiệm vụ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp hạng II, ngoài những yêu cầu của giáo viên THCS hạng III, giáo viên THCS hạng II còn phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
i) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
ii) Thực hiện tốt, kế hoạch, chương trình giáo dục trung học cơ sở;
iii) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học cơ sở;
iv) Vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở;
v) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở;
vi) Có khả năng vận dụng hiệu quả, đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên;
vii) Có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học cơ sở từ cấp trường trở lên;
viii) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên trung học cơ sở dạy giỏi, giáo viên trung học cơ sở chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;
ix) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên THCS hạng II đã được đặt ra và yêu cầu ở mức cao, là mức độ “nắm vững”, “vận dụng tốt”, “vận dụng linh hoạt”. Điều này đồng nghĩa với việc, để được bổ nhiệm vào chức danh hạng II, giáo viên phải không ngừng nỗ lực để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ hiểu biết cho bản thân đến hiểu rộng, hiểu sâu để có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, sau ít nhất 06 năm ở hạng III, giáo viên THCS cần chủ động có kế hoạch và lộ trình để tích lũy những danh hiệu cần thiết, cơ bản như: danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên trung học phổ thông dạy giỏi, giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên. Những danh hiệu này thể hiện sự ghi nhận của đơn vị, cơ sở đối với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cũng đồng thời là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành từng bước trong nghiệp vụ của giáo viên – vì đó sẽ là những cơ sở quan trọng để giáo viên tiếp tục phát triển nghề nghiệp của mình ở những nấc thang cao hợn trong nghề nghiệp.
.............................
Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 6, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 6
476,7 KB 05/08/2019 4:33:00 CHTải file định dạng .DOC
145,5 KB 05/08/2019 4:41:36 CH
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Bài thu hoạch đối tượng Đảng
Đáp án cuộc thi chuyển đổi số Hà Tĩnh 2023 TUẦN 4
Mô hình tuyên truyền và phổ biến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia tới mọi người xung quanh và toàn xã hội
(Lần thứ tư) Bài dự thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 2025 13 mẫu
Năng lực và năng lực tự học của học sinh là gì 2025?
Câu hỏi thi trắc nghiệm An toàn điện nhóm 1236 Tháng 4/2020