Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lực lượng Cảnh sát nhân dân chặng đường 60 năm lịch sử. Sau đây là một số thông tin chi tiết về cuộc thi cũng như gợi ý đáp án tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân chi tiết giúp các thí sinh làm bài dự thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát nhân dân chuẩn nhất.

Lưu ý: Để xem đáp án chi tiết và đầy đủ nhất của Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân, mời các bạn sử dụng file tải về.

1. Thông tin chung Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân

Theo ban tổ chức, đối tượng dự thi bao gồm cán bộ chiến sỹ các đơn vị trong Công an thành phố; Cá nhân hoặc nhóm cán bộ chiến sỹ làm bài thi không quá 5 thành viên và phải công tác trong cùng một đơn vị cấp Phòng, Công an cấp huyện; Cán bộ chiến sỹ có thể tham gia nhiều bài dự thi.

Cơ cấu cuộc thi gồm 3 câu hỏi và hình thức, với tổng số điểm là 100. Câu hỏi 1 (15 điểm); Câu hỏi 2 (35 điểm); Câu hỏi 3 (35 điểm) và điểm hình thức là 15.

Quy định chung của Ban tổ chức, Bài dự thi phải ngắn gọn, xúc tích, ngôn từ phù hợp, trả lời đầy đủ câu hỏi của Ban tổ chức. Các đơn vị và cá nhân làm bài thi chịu trách nhiệm về tính chính xác và yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ của nội dung bài thi. Ban tổ chức không trả lựi bài đã tham gia dự thi và được phép sử dụng nội dung, hình ảnh bài thi trong công tác tuyên truyền, giáo dục.

Bài dự thi phải là tác phẩm mới, không có tranh chấp bản quyền, chưa tham gia cuộc thi nào tương tự trước đây, không được giống nhau hoàn toàn với các bài thi cùng tham dự cuộc thi theo Kế hoạch này, hoặc các cuộc thi trước đây do Bộ Công an, Công an thành phố tổ chức. Bài thi phải nộp đúng thời gian quy định là trước ngày 20-4-2022 (theo dấu của giao liên Công an thành phố hoặc dấu Bưu điện); gửi về Công an thành phố qua đội Tuyên truyền, Phòng PX03, số 27 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Thời gian dự kiến thổng kết, trao giải cuộc thi trong tháng 6-2022, tại Hội trường Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng - Hà Nội). Các đơn vị cấp Phòng thuộc khối Cảnh sát, mỗi đơn vị có ít nhất 2 bài dự thi; Các đơn vị cấp Phòng còn lại và Công an cấp huyện mỗi đơn vị có ít nhất 1 bài dự thi.

Cuộc thi có 1 giải Đặc biệt dành cho cá nhân gồm 10 triệu đồng, kèm theo Bằng khen của Bộ Công an; 10 giải A gồm 7 triệu đồng, kèm theo Bằng khen của Bộ Công an; 15 giải B gồm 5 triệu đồng, kèm theo Bằng khen của Bộ Công an; 20 giải C gồm 3 triệu đồng, kèm theo Bằng khen của Bộ Công an; 30 giải Khuyến khích gồm 2 triệu đồng, kèm theo Bằng khen của Bộ Công an.

2. Đáp án thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát

Câu 1. Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân được xác định là ngày, tháng, năm nào (5 điểm)? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân? (10 điểm)

Đáp án

(1) Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân được xác định là ngày, tháng, năm

- Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, các tổ chức đầu tiên của Công an nhân dân (CAND) được thành lập. Ở Bắc Bộ có Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng; ở Trung Bộ có Sở Trinh sát và ở Nam Bộ có Quốc gia tự vệ cuộc.

- Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL-LCT hợp nhất các Sở Cảnh sát, Sở Liêm phóng thành Việt Nam Công an vụ. Đây là mốc son lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của lực lượng CAND nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND) nói riêng.

- Ngày 12/5/1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 5-CT/TW về nhiệm vụ và tổ chức Công an, quy định Nha Công an ở trong Bộ Nội vụ, trong đó có: “Bộ phận phụ trách công việc trị an hành chính ”.

- Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141-SL đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Sắc lệnh cũng quy định tổ chức, bộ máy của Thứ Bộ Công an gồm 7 đơn vị trực thuộc Bộ, trong đó có Vụ Trị an hành chính; các khu, sở, ty Công an và hệ thống tổ chức Công an cấp huyện, cấp xã.

- Ngày 28/7/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 982/TTg về việc thành lập Cục CSND thuộc Bộ Công an.

- Ngày 20/7/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34/LCT công bố Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSND và Pháp lệnh quy định cấp bậc sĩ quan, hạ sĩ quan CSND. Từ đó đến nay, Ngày 20/7 hàng năm trở thành Ngày truyền thông của lực lượng CSND.

(2) Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân?

Đáp án

- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng lực lượng CAND chính quy, xứng đáng là công cụ chuyên chính sắc bén của Đảng, Nhà nước.

- Đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước, kể từ đây có một lực lượng chuyên trách, chính quy; khẳng định vai trò nòng cốt của lực lượng CSND trong bảo đảm trật tự an toàn xã hội của đất nước.

- Đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự phát triển ngày càng vững mạnh của lực lượng CSND và có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng sâu sắc. Hằng năm, qua tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng CSND để thể hiện lòng biết ơn, tri ân các thế hệ lực lượng CSND và những người có công đối với sự nghiệp bảo đảm an ninh, trật tự; khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sỹ CAND, lực lượng CSND và Nhân dân phát huy truyền thống cách
mạng, giữ vững niềm tỉn, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ nghiệp vụ, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh đề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đây là dịp để Công an các đơn vị, địa phương đánh giá, tông kết những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND, từ đó rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác này trong tình hình mới.

Câu 2. Hãy nêu một số thành tích, chiến công xuất sắc của lực lượng Cảnh sát nhân dân từ năm 1945 đến nay (20 điểm)? Cảm nghĩ của đồng chí về một thành tích, chiến công xuất sắc của tập thể (hoặc cá nhân) thuộc lực lượng CSND hoặc về gương cán bộ, chiến sĩ CSND vì nước quên thân, vì dân phục vụ (15 điểm) ?
Đáp án

1. Đấu tranh với tội phạm hình sự

2. Đấu tranh với tội phạm ma túy

3. Đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng

4. Đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường

5. Đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao

6. Quản lý hành chính về trật tự xã hội

7. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

8. Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

9. Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp

10. Hợp tác quốc tế

Câu 3. Nhận thức của đồng chí về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự (15 điểm)? Những đề xuất, kiến nghị để phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay, nhất là ở cơ sở (15 điểm)? Liên hệ việc thực hiện của bản thân đồng chí? (5 điểm)

1. Nhận thức của đồng chí về vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự

An ninh quốc gia được hiểu là sự ôn định, phát triển bền vững của chế độ, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ an ninh bao gồm: bảo vệ chế độ chính trị là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia...

- Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội. Đây là tổng thể các hoạt động phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân...

- Quần chúng nhân dân là nền tảng, là chỗ dựa, là cội nguồn của mọi sức mạnh to lớn, là lực lượng giữ vai trò quyết định thành công của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Trong toàn bộ hoạt động, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”; xác định cách mạng là sự nghiệp của Nhân đân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Trong bài nói chuyện tại trường trung cấp khóa 2, năm 1951, Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải dựa vào dân, không được rời xa dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn” (Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr.270). Chính vì vậy, Người luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân và luôn tìm cách phát huy vai trò quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an nnh trật tự ở Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.

2. Những đề xuất, kiến nghị để phát huy vai trò của Nhân dân trong đầu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay, nhất là ở cơ sở (15 điểm)?

- Vai trò, khả năng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong bảo vệ an ninh, trật tự, đâu tranh phòng, chống tội phạm là vô cùng to lớn, song vai trò, khả năng đó chỉ trở thành hiện thực, có sức mạnh thực sự khi quần chúng nhân dân được tổ chức, lãnh đạo một cách khoa học, hiệu quả và thống nhất.

- Sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tụ, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng... Cần quan tâm hơn nữa đến công tác này, nhất , trong bối cảnh, tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh thể chế hoá nghĩa vụ, quyền lợi của mọi tổ chức, công dân trong bảo an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, tạo hành lang pháp lý cho việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranh.

- Quan tâm, bảo vệ người dân, nhất là thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật để người dân yên tâm khi tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm. Kịp thời động viên, khen thưởng và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định đối với người bị thương, hy sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn và đối tượng phát động để phát huy được tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân.

- Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật của quần chúng nhân dân, nhất là các phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, tệ nạn xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự để quần chúng nhân dân tự nguyện, tự giác tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng
chống tội phạm, đồng thời với việc trang bị, hướng dẫn quần chúng nhân dân năng lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm; chỉ cho họ biết cách nhận biết, phòng ngừa, chủ động phát hiện và giúp đỡ cơ quan chức năng đề đấu tranh có hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm, phòng ngừa các tai nạn, bài trừ các tệ nạn xã hội.

3. Liên hệ việc thực hiện của bản thân đồng chí (5 điểm)?

- Nâng cao tỉnh thần trách nhiệm công dân, trách nhiệm đối với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tự phê bình và phê bình, góp phần xây dựng lực lượng CAND nói chung và lực lượng CSND trong sạch, vững mạnh.

- Gương mẫu đi đầu trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Đảng, của ngành và địa phương; tích cực xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư để quần chúng nhân dân noi theo, nhất là để quần chúng nhân dân tin yêu, hưởng ứng, cộng tác với lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

-Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, trình độ, kiến thức pháp luật; tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật và nâng cao tỉnh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự./.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 6.429
0 Bình luận
Sắp xếp theo