Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 5

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 5 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề 5: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS

Chương 1. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THCS

I. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

1.1. Khái quát về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

+ Trên cơ sở chương trình giáo dục chung, tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của địa phương và nhà trường.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được xây dựng. Việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục được bắt đầu từ từng giáo viên, đến các tổ chuyên môn và trong toàn trường. Vì vậy, mỗi chủ thể phải có trách nhiệm thực hiện tốt phần chương trình và kế hoạch giáo dục của mình, mỗi cấp quản lý (cấp tổ chuyên môn và cấp trường) phải tổ chức thực hiện chương trình theo phân cấp quản lý.

+ Đánh giá chương trình, kế hoạch giáo dục đã thực hiện, trên cơ sở đó điều chỉnh và hoàn thiện chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục ở nhà trường

Lập kế hoạch GD ở nhà trường (phát triển chương trình giáo dục của nhà trường) nhằm cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai chương trình chung (Chương trình quốc gia - CTQG) phù hợp với thực tiễn của địa phương trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của CTQG; lựa chọn, xây dựng nội dung (phần dành cho nhà trường xác định); và xác định cách thức, kế hoạch thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về khoa học GD, công nghệ…); nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Lập kế hoạch GD do tập thể cán bộ quản lí GV nhà trường thực hiện với sự tham gia tư vấn, góp ý...của các đối tượng liên quan (phụ huynh, HS, cộng đồng địa phương, chuyên gia giáo dục...), với sự hướng dẫn của cơ quan quản lí giáo dục địa phương (Sở, Phòng GD).

Xác định các căn cứ xây dựng kế hoạch dạy học :

a) Căn cứ pháp lý:

- Chương trình chung (chương trình quốc gia) ;

- Các văn bản pháp luật khác: Điều lệ trường tiểu học; Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học; các chỉ đạo về quản lý giáo dục của các quản lý nhà nước trong năm học…

b) Căn cứ thực tiễn:

- Đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, các điều kiện khác phục vụ dạy học và giáo dục;

- Môi trường giáo dục: điều kiện kinh tế-xã hội; truyền thống văn hóa, giáo dục của địa phương…

Tổ chức xây dựng kế hoạch GD của nhà trường:

(Thành lập các bộ phận thực hiện xây dựng KHGD)

a) Thu thập, tổng hợp các thông tin phục vụ xây dựng kế hoạch GD của nhà trường: đội ngũ, CSVC, thiết bị giáo dục, các điều kiện khác; môi trường GD…; kết quả thực hiện KHGD của năm học trước; nhu cầu mong muốn của các đối tượng và các bên liên quan.

b) Phân tích và xác định mục tiêu, biện pháp – có thể dùng mô hình SWOT trong phân tích

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu (Weakness)

Cơ hội (Opportunities)

Thách thức (Threats)

Hiệu trưởng

GV

HS

CMHS

Chương trình

Dạy và học

Đánh giá

Phát triển chuyên môn

Mạng lưới liên kết

.....

Từ kết quả phân tích này, nhà trường có thể ra các quyết định chẳng hạn: những biện pháp phát triển đội ngũ; những biện pháp phát triển chương trình/lập KH, tài liệu dạy học; ...

c) Tiến hành xây dựng kế hoạch GD của nhà trường

- Xác định mục tiêu, những định hướng chung của kế hoạch GD.

- Tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn đề xuất nội dung chương trình của khối lớp thuộc tổ/nhóm chuyên môn.

- Tổng hợp và dự thảo văn bản đề xuất về nội dung dạy học và kế hoạch dạy học/phân phối chương trình các môn học và KHGD chung của nhà trường.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của đội ngũ cán bộ, GV của nhà trường; ý kiến đóng góp của phụ huynh HS (thông qua Ban đại diện cha mẹ HS); nếu có điều kiện lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục… một cách phù hợp cho KHGD.

- Hoàn thiện và ban hành chính thức văn bản Kế hoạch giáo dục làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, đồng thời xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch.

1.3. Tổ chức thực hiện chương trình ở trường THCS

Trong tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, cần thiết phải đổi mới nội dung và hình thức tổ chức để tăng cường tính chủ động, sáng tạo của GV trong thực hiện chương trình và kế hoạch GD của nhà trường. Để thực hiện nội dung này, CBQL trường cần tổ chức thực hiện một số hoạt động sau:

a) Tổ chức học tập, tìm hiểu về chương trình và kế hoạch dạy học, quy chế chuyên môn, nhiệm vụ năm học:

Đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức học tập để tìm hiểu và triển khai thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; quy chế chuyên môn; các nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT và các cấp quản lý giáo dục; kế hoạch hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường. Trong hoạt động này, có thể phân loại đối tượng giáo viên (theo thâm niên, theo năng lực…) mà đề ra những yêu cầu khác nhau, nhưng yêu cầu chung là mỗi giáo viên cần hiểu biết đầy đủ chương trình và kế hoạch dạy học của cấp học, lớp học để trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học của cấp học, lớp học được phân công cho phù hợp đối tượng và điều kiện cụ thể.

b) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn và của mỗi giáo viên:

- Tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của Bộ GD&ĐT và của nhà trường.

- Đối với giáo viên, kế hoạch dạy học (trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV) có: kế hoạch giảng dạy cả năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch dạy học từng tuần. Trong các kế hoạch này, cần thể hiện kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục ở lớp mình phụ trách.

c) Duyệt kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn: Kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn cần được thông qua ở tổ chuyên môn và phê duyệt của lãnh đạo trường để thống nhất và có tính pháp lý.

d) Quản lý kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn: Các kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn cần được tổ chức quản lý để đảm bảo tiến trình và chất lượng dạy học của giáo viên và cả tổ chuyên môn. Việc quản lý kế hoạch dạy học được bắt đầu từ tổ chuyên môn.

đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, của giáo viên. Đây là hoạt động cần thiết và thường xuyên trong năm học. Việc kiểm tra, giám sát ngoài việc đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, còn có tác dụng điều chỉnh quá trình thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học.

1.4. Hoạt động của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn có vị trí và vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục của nhà trường. Các nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định trong Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (2011):

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Tổ chức và chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn:

Với kế hoạch GD của nhà trường đã được ban hành, Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục các khối lớp thuộc tổ/nhóm chuyên môn.

Lập KHGD ở cấp độ tổ chuyên môn có thể theo các bước chủ yếu sau :

- Xác định các căn cứ để xây dựng KHGD: Chương trình giáo dục của toàn trường; điều kiện đội ngũ của tổ chuyên môn; đối tượng HS...

- Tìm hiểu kế hoạch GD cấp trường.

- Phân tích và đánh giá kết quả thực hiện KHGD của tổ chuyên môn năm học trước.

- Đánh giá thực trạng tất cả nội dung có liên quan đến KHGD đang xây dựng.

- Tìm hiểu nhu cầu mong muốn của các đối tượng và các bên liên quan trong KHGD.

- Xác định mục tiêu nội dung cho bản KHGD đang xây dựng.

- Xây dựng bản dự thảo KHGD.

- Lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo KHGD.

- Chỉnh sửa và hoàn thiện KHGD.

- Trình BGH ký và ban hành KHGD.

- Thông báo cho GV trong tổ chuyên môn.

Văn bản kế hoạch năm học của tổ chuyên môn có thể gồm những nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá đặc điểm tình hình: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

- Xác định các mục tiêu năm học.

- Bồi dưỡng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo.

- Thực hiện công tác chuyên môn.

- Phát triển đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nâng cao chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác: Chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hoạt động của tổ chức Công đoàn, hoạt động khác của nhà trường.

Đề ra các chỉ tiêu cụ thể và biện pháp thực hiện. Kế hoạch cụ thể để thực hiện (trong đó có thể xác định: thời gian; nội dung công việc/nhiệm vụ; Người thực hiện; Kết quả/sản phẩm thực hiện...).

Trong quá trình xây dựng KHGD của tổ chuyên môn, cần lưu ý về một số vấn đề sau:

Các tổ chuyên môn linh hoạt, chủ động, sáng tạo để xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế và mục đích ưu tiên của tổ; phù hợp với nhu cầu HS.

Có thể điều chỉnh thời gian qui định cho mỗi môn học, hoạt động GD cho các chủ đề, nội dung phù hợp với đặc điểm địa phương, HS, điều kiện nhà trường. Trong kế hoạch phải thể hiện được các hoạt động sáng tạo được tổ chức trong các hoạt động ngoài lớp, ngoài trường, ngoại khóa, với các chủ đề phù hợp với HS, ….

Trong chương trình cấp quốc gia hiện hành thường không mô tả mục tiêu môn học cho từng khối lớp, vì vậy mỗi trường phải xác định tường minh mục tiêu này để có sự nhất quán trong thực hiện của mọi thành viên. Việc xác định mục tiêu cho khối lớp được tiến hành trong xây dựng KHGD của tổ chuyên môn.

KHGD cần chú ý tới việc tổ chức dạy học phân hóa dựa trên nghiên cứu nhu cầu, sở trường, phong cách học, năng lực HS, đặc điểm đặc thù của từng nhóm HS. Có các biện pháp giúp các em khắc phục những hạn chế, yếu kém, đồng thời có các biện pháp phát huy những thế mạnh của HS.

Xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm trên cơ sở đánh giá nghiêm túc kế hoạch đã thực hiện để có những điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng TKB dạy học:

Việc xây dựng TKB có thể được tiến hành chung toàn trường. Nhưng để sát đối tượng GV và HS nên thực hiện từ các tổ chuyên môn cho từng khối lớp. Các bước xây dựng TKB gồm có

- Bước 1: Thu thập các thông tin liên quan đến xây dựng TKB: Chương trình giáo dục chung của trường; kế hoạch chuyên môn; định mức lao động của GV; CSVC nhà trường (lớp học, các phòng học đa năng…); số lượng HS toàn trường và mỗi lớp…

- Bước 2: Dự thảo TKB: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tiến hành xây dựng thời khóa biếu. Khi xây dựng THKB cần chú ý đến sử dụng tối đa các CSVC, TBGD, nguyện vọng của GV, HS, phạm vi địa lý, các hoạt động bán trú, nghỉ giữa các buổi, giờ tự học của HS…

- Bước 3: Tổng hợp chung thành TKB của toàn trường.

+ Lúc này cần cân đối lại về các hoạt động dạy học và giáo dục, việc sử dụng CSVC, TBGD, các hoạt động chung của nhà trường…

+ Xây dựng TKB chung của trường.

+ Lấy ý kiến của cán bộ, GV trong toàn trường: đưa về các tổ chuyên môn để lấy ý kiến.

- Bước 4: Ban hành TKB chính thức:

+ Hoàn thiện TKB

+ Hiệu trưởng duyệt, ký và ban hành.

+ Cung cấp TKB cho từng tổ chuyên môn, GV trong toàn trường.

.............................

Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 5, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.

Đánh giá bài viết
1 4.776
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi