Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 3
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 3 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.
- Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 2
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 4
Chuyên đề 3. QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
I. Nội dung chuyên đề
1. Quản lý nhà nước về giáo dục trong cơ chế thị trường
1.1 Quản lý nhà nước về giáo dục;
1.1.1 Vai trò của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục
Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặc biệt, loại hình quản lý gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước; gắn chặt với việc sử dụng quyền lực Nhà nước - một loại quyền lực đặc biệt khác với các loại quyền lực khác.
Thực chất của quản lý hành chính nhà nước là gì? Có sự phân biệt giữa quản lý Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước không?
Trên nguyên tắc, hai cụm từ này có sự giao thoa. QLNN là một phạm trù rộng, hàm ý đến việc sử dụng quyền lực Nhà nước một cách toàn diện, bao gồm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi vấn đề của xã hội. Trong khi đó quản lý hành chính Nhà nước có phạm vi hẹp hơn, đó là hoạt động QLNN nhưng gắn liền với việc sử dụng một loại quyền lực - quyền hành pháp. Theo cách tiếp cận đó có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước là QLNN của các cơ quan thực thi quyền hành pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
Giáo dục (bao hàm cả giáo dục và đào tạo) là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế -xã hội (KT-XH), đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của một quốc gia.
Mọi quốc gia trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển, bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục và đào tạo, mà trước hết đó là hoạt động QLNN về giáo dục.
Thông qua quản lý nhà nước về GD để triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược, chính sách giáo dục và đào tạo quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, thực hiện các mục tiêu GD, nâng cao chất lượng GD và chủ động hội nhập quốc tế về GD.
QLNN về GD là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục đào tạo do các cơ quan quản lý giáo dục(QLGD) của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp GD, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu GD của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD của quốc gia.
Bản chất của QLNN về giáo dục là thực hiện các cam kết của nhà nước về phát triển GD. Cụ thể:
+ Cam kết quyết tâm về mặt chính sách và thực hiện chính sách của Chính phủ.
+ Cam kết sự tham gia của các lực lượng xã hội.
+ Cam kết việc huy động tổng hợp các nguồn lực từ nhà nước và nhân dân.
+ Cam kết baoe đảm sự bình đẳng đối với các đối tượng thụ hưởng giáo dục.
1.1.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về giáo dục
Hoạt động QLNN về giáo dục như đã nói ở trên đó là hoạt động của con người, tổ chức gắn với quyền lực nhà nước. Để đạt mục đích đặt ra, hoạt động đó phải tuân theo những nghuên tắc chỉ đạo nhất định. Những nguên tắc chỉ đạo phải phản ánh được quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội và tự nhiên.
Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục:
i) Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về giáo dục.
ii) Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
iii) Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan QLGD các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao ( Điều 3 Nghị định 115/2010/NĐ-CP)
1.1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục
Khái niệm QLNN về GD chỉ ra rằng QLNN về GD liên quan truecj tiếp đến ba thành tố cơ bản, đó là chủ thể của QLNN về giáo dục; khách thể và đối tượng của QLNN về giáo dục; mục tiêu QLNN về giáo dục:
Chủ thể QLNN về GD là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), tuy nhiên chủ thể trực tiếp là bộ máy QLNN về giáo dục từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
i) Chính phủ;
ii) Bộ Giáo dục và Đào tạo;
iii) Bộ, cơ quan ngang Bộ;
vi) Ủy ban nhân dân các cấp.
Khách thể của QLNN về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân, là mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội.
Mục tiêu QLNN về giáo dục, về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động giáo dục, để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo , nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội và hoàn thiện, phát triển nhân cách của công dân. Ở mỗi cấp học, ngành học đã cụ thể hóa mục tiêu của nó trong Luật Giáo dục và Điều lệ các Nhà trường và các văn bản có liên quan.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (năm 2013,Điều 61) xác định:
i) Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
ii) Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho GD; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm GD tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển GD ĐH, GD nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
iii) Nhà nước ưu tiên phát triển GD ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân".
Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 tại điều 14 Quản lý nhà nước về giáo dục quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục”.
Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về giáo dục: QLNN về GD được bao hàm trong bốn chủ đề chính:
- Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
- Đầu tư cho giáo dục.
- Hợp tác quốc tế về giáo dục.
- Thanh tra giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
Nội dung QLNN về GD bao gồm (Điều 99 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009):
i) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;
ii) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GD; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;
iii) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;
iv) Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng GD và kiểm định chất lượng GD;
v) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;
vi) Tổ chức bộ máy QLGD;
vii) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ QLGD;
viii) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD;
ix) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN trong lĩnh vực GD;
x) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về GD.
xi) Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp GD;
xii) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD.
Điều 99 Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, cũng cho thấy, khoản 1,2,3,4,5 thực chất là: Hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp quy cho các hoạt động GD&ĐT; Khoản 6,7,11 thực chất là vấn đề tổ chức bộ máy QLGD, cán bộ và chính sách đãi ngộ. Khoản 8,9,10 thực chất là huy động, quản lý các nguồn lực để phát triển GD, còn khoản 12 chính là nội dung về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật.
Qua phân tích, các quy định về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục có thể tóm lại thành 4 vấn đề chủ yếu:
- Hoạch định chính sách cho giáo dục - đào tạo. Ban hành các văn bản pháp quy cho các hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Tổ chức bộ máy QLGD, công tác cán bộ và chính sách đãi ngộ.
- Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
Tuy nhiên QLNN về giáo dục ở các cấp độ khác nhau được cụ thể hóa nội dung không hoàn toàn giống nhau.
.............................
Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 3, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 3
572,5 KB 05/08/2019 3:17:00 CHTải file định dạng .DOC
207,5 KB 05/08/2019 3:43:02 CH
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Bài dự thi
Đáp án thi tìm hiểu chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050
Đáp án Tìm hiểu Cải cách hành chính và Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2024
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp nhà yêu nước Phan Châu Trinh
Người tham gia giao thông đường bộ nếu gặp nhiều báo hiệu đường bộ, cần ưu tiên thực hiện báo hiệu nào nhất?
Đáp án thi Tìm hiểu 70 năm Ngân hàng Việt Nam - Tuần 2
Câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015”