Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 4
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 4 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 3
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 5
Chuyên đề 4: GIÁO VIÊN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Ví trí và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
a) Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi học sinh THCS: Các nhà tâm lí học Việt Nam cho rằng: “Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm các em từ 11- 15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Trên thực tế, đa số các em học sinh đến trường THCS đã bước vào tuổi thiếu niên, nên người ta còn gọi tuổi này là tuổi thiếu niên”- Theo Đỗ Thị Hạnh Phúc.
Lứa tuổi HS THCS còn được gọi là lứa tuổi thiếu niên, tiền thanh xuân hay tuổi vị thành niên. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”…
Biểu hiện về ý thức bản ngã của tuổi thiếu niên đó là sự phát triển mạnh mẽ của lòng tự tôn, thậm chí tự cao tự đại. Các em luôn muốn suy nghĩ và hành động như người lớn. Đặc biệt, muốn người lớn thuận theo những suy nghĩ mà đôi khi có phần nông nổi của các em. Sự bùng nổ ý thức cái tôi cá nhân của thiếu niên đòi hỏi người lớn phải có những định hướng đúng đắn và kịp thời vừa uốn nắn vừa khích lệ các em.
Ý thức bản ngã thường đẩy thiếu niên vào trạng thái mâu thuẫn, xung đột.Nhu cầu muốn được khẳng định mình, được thừa nhận như người lớn mâu thuẫn với chính sự phát triển chưa hoàn thiện của các em trên mọi phương diện. Trên cơ sở đó này sinh những xung đột do mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mẫu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.
b) Điểm đặc thù trong tâm lý học sinh THCS
Sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS so với lứa tuổi trước chính là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt tâm sinh lí. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành so kết quả sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội… Đây là thời kỳ có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới sự hình thành, định hình nhân cách của mỗi cá nhân. Nhà tâm lí học Gôiosơ Êlêna (Hung ga ri) đã nói về tính chất của lứa tuổi thiếu niên như sau: “Cái xứ sở kì lạ: đó là xứ sở của tuổi thiếu niên! Nó đầy những đặc biệt, thần diệu và kì lạ…Khí hậu của xứ sở này rất thất thường, và kì quặc, khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng mà chẳng có một sự chuyển tiếp nào. Có cả mùa xuân hoa nở tưng bừng, có cả mùa thu lá rụng tơi tả, nhưng hai màu này không phải bao giờ tuần tự nối theo nhau, mùa đông lắm khi lại đột nhập vào giữa mùa hạ, mùa thu đôi khi đột nhập vào giữa mùa xuân. Nhưng ngay dân cư của cái xứ sở kì lạ này cũng chẳng nhất quán gì hơn: khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm, lặng lẽ; khi thì họ là những anh hùng quả cảm, khi thì họ trở thành sợ sệt, yếu đuối; đôi khi họ ngờ vực và không tin vào mình, đôi khi họ lại quá tự tin và kiêu ngạo…Trong cái xứ sở kì lạ này, không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn [9,38]. Nhận xét của Gôiosơ Êlêna đã khái quát những đặc trưng tâm lí cơ bản nhất của lứa tuổi thiếu niên. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của ý thức bản ngã, dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi hoàn cảnh, chứa đựng nhiều mâu thuẫn…
Do những biến đổi mạnh mẽ của cơ thể, của trình độ nhận thức, các em HS THCS rất quan tâm đến câu hỏi “Tôi là ai?”, “Tôi sẽ là gì?” và có khát vọng muốn khẳng định bản thân cho dù rất nóng vội. Từ đặc điểm tâm lí này ở lứa tuổi thiếu niên, các em xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác để hiểu mình một cách cụ thể hơn.Càng ở những năm cuối cấp THCS, các em càng có ý thức đòi hỏi mọi người tôn trọng và tôn trọng mình như một nhân cách độc lập.
Bên cạnh sự phát triển của ý thức bản ngã, tình cảm của các em học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học. Đặc điểm nổi bật về tình cảm ở lứa tuổi này là sự nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, dễ vui dễ buồn. Việc không giữ được trạng thái cân bằng trong cảm xúc khiến thiếu niên đôi khi rơi vào những trạng thái xúc động mạnh: vui quá trớn, buồn tuyệt vọng, thậm chí dễ bị lôi kéo, rủ rê, không giữ vững lập trường. Đặc điểm tình cảm này khiến các em dễ bị tổn thương, dễ rơi vào chán nản bi quan nếu gặp phải những vướng mắc trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ như với bạn bè) mà những người thân không giúp đỡ, can thiệp kịp thời. Sự nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động của lứa tuổi HS THCS là do ảnh hưởng của sư phát dục và sự phát triển của cơ thể. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá tình ức chế, mà khiến các em không tự kiểm chế nổi. Càng trong các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em càng biểu hiện tình cảm rõ rệt.
c) Đặc điểm giao tiếp và quan hệ xã hội của học sinh THCS
Về ngôn ngữ: So với học sinh tiểu học ngôn ngữ của học sinh THCS phong phú hơn hẳn về lượng từ, đặc biệt là những thuật ngữ khoa học tăng lên rõ rệt.
Mối quan hệ xã hội của học sinh THCS được mở rộng hơn so với lứa tuổi trước.Xuất phát từ nhu cầu muốn được thừa nhận mình đã lớn, vì thế các em thích tham gia vào những công việc mà người lớn làm, những công việc mang tính chất tập thể liên quan đến nhiều người. Tham gia những công việc này các em tự thấy mình trưởng thành. Từ đó, mối quan hệ xã hội của các em được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống trở nên phong phú, nhân cách của các em được phát triển. Việc mở rộng mối quan hệ bạn bè của học sinh THCS như một điều tất yếu: thiếu niên vừa mở rộng diện giao tiếp với bạn, vừa có những hiểu biết, những kinh nghiệm nhất định để lựa chọn khi kết bạn.
Quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cá nhân, nhất là đối với thanh niên mới lớn. Nó giúp thanh, thiếu niên thực hiện những ước mơ, khát vọng, lí tưởng, hoài bão của tuổi trẻ; giúp họ học được cách tự kiểm tra, tự khám phá bản thân, tự nhận xét, đánh giá về mình, thông qua sự đánh giá, nhận xét của những người bạn. Chính tình bạn đúng đắn, phù hợp với lợi ích xã hội, thế giới quan khoa học và lý tưởng tiến bộ của nhân loại sẽ là hậu thuẫn vững chắc, một sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển nhân cách ở con người.
Tình bạn chân chính, cao thượng sẽ là nguồn động lực, sự cổ vũ mạnh mẽ cho con người trong cuộc sống, ngược lại tình bạn không lành mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình cảm, nhân cách của mỗi con người, nó có thể khiến cho con người thiếu sáng suốt, đi lầm đường lạc lối, có khi rơi vào vòng luân lý. Thực tế người xưa từng nói “giàu vì bạn” song cũng có khi chính tình bạn lại tạo nên những tổn thương tinh thần, những khủng hoảng tâm lí cho con người nếu ta gặp phải những người bạn không chân chính. Cho nên, chọn bạn đặc biệt là bạn ở lứa tuổi thiếu niên là một vấn đề quan trọng.
d) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh THCS
Yếu tố chủ quan
Ở lứa tuổi THCS, trẻ được tiếp xúc với môi trường rộng hơn so với lứa tuổi tiểu học. Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu được bố mẹ tin tưởng và cho phép tự thực hiện nhiều hoạt động cá nhân (như tự đi học, tự sắp xếp sách vở, tự giác học bài,…). Sự phát triển nhu cầu tự khẳng định mình tuy còn manh nha nhưng khi trẻ được thực hiện các hoạt động tự thân thì trẻ luôn nỗ lực để thể hiện tốt nhất có thể.Nhờ đó, nhận thức của trẻ về thế giới bắt đầu có những nét riêng, mang tính chủ thể.Sự quan tâm của người lớn, cụ thể là bố mẹ, thày cô sẽ đóng một phần quan trọng trong việc định hướng sự phát triển nhận thức, thế giới quan của trẻ. Chính bởi vậy, trẻ được bố mẹ quan tâm sát sao sẽ có được định hướng phát triển nhận thức rõ ràng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhận thấy một thực trạng hiện nay là trẻ ở lứa tuổi học sinh THCS đang có những hướng phát triển đa dạng, phong phú mà đôi lúc cha mẹ và thày cô giáo khó có thể kiểm soát được chặt chẽ. Một số hiện tượng xã hội xấu (như đánh nhau) diễn ra mà vẫn chưa được giảm bớt. Không chỉ có vậy, nhận thức của trẻ về giới tính hiện nay cũng có sự phát triển lệch lạc. Một phần nguyên nhân là các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay quá rộng rãi và phong phú, trẻ dễ dàng được tiếp cận các loại thông tin lệch lạc và bắt chước theo. Một số chuẩn mực xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, cũng đang có nhiều biến đổi. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nói chung và đặc biệt là những trẻ lập trường không vững chắc.
Trẻ em luôn là một đối tượng có nhiều nhu cầu và mong muốn đối với người lớn.Tuy nhiên, thay vì ở lứa tuổi tiểu học, trẻ cần sự yêu thương và quan tâm sâu sắc tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống thì đến lứa tuổi THCS, trẻ cần sự tin tưởng của cha mẹ, muốn được giao trách nhiệm để thể hiện mình, và sự động viên khuyến khích thường xuyên.Điều này là sự thay đổi lớn trong nhu cầu và mong muốn của trẻ. Trẻ lứa tuổi này không muốn bị coi như một em bé luôn nũng nịu và cần mẹ ở bên, mà trẻ muốn được xem như một cá nhân có vai trò, có trách nhiệm trong môi trường đó. Dù ở nhà hay ở trường, trẻ luôn muốn có sự độc lập và coi trọng của người khác.
Bên cạnh đó, những phát triển mới về sinh lý cũng giúp trẻ có sự phân biệt rõ ràng về giới cũng như các hành vivề giới. Ví dụ như con gái thì bẽn lẽn, biết đỏ mặt, con trai biết lạnh lùng, biết hãnh diện khi đứng trước các bạn gái. Điều này làm nảy sinh những nhu cầu, mong muốn mới, có tính chất khác biệt so với lứa tuổi trước. Ví dụ như trẻ mong muốn được bạn khác giới chú ý hơn tới mình, thậm chí là có những hành vi thể hiện mình để bạn khác giới chú ý. Trẻ có thể trở nên táo bạo hơn cũng có thể trở nên rụt rè hơn khi đứng trước người bạn khác giới của mình. Sự phát triển về các nhu cầu sinh lý lúc này cũng cần được cha mẹ quan tâm đặc biệt. Giáo dục giới tính mặc dù đã được phổ biến rộng rãi ở nhà trường nhưng gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các em những hành vi và thái độ đúng đắn.
Yếu tố khách quan
Gia đình là xã hội thu nhỏ, là tế bào của xã hội. Nói như thế để thấy được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã được chăm sóc, nuôi dạy cùng với những người thân yêu trong gia đình. Số thời gian trẻ sống ở gia đình cũng nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ ông bà, cha mẹ, anh chị em có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình… Chính điều này sẽ xây dựng nên tình cảm của các em với các thành viên trong gia đình.
Khi trẻ được sống trong một gia đình nề nếp, có những giá trị đạo đức của xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em lựa chọn, điều này sẽ tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến các em. Do vậy, các em dễ dàng tiếp nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Trẻ vị thành niên là những người đang phát triển rất mạnh mẽ về óc phê phán và nhận xét, do vậy, dưới sự định hướng của gia đình, kết hợp với truyền thống đạo đức của gia đình, sẽ tác động rất tích cực tới đời sống và các hành vi đạo đức của các em. Còn khi gia đình không hòa thuận, ông bà, cha mẹ không sống đúng với vai trò của mình, cha mẹ không quan tâm đến con cái, chỉ biết làm giàu, coi việc giáo dục là của nhà trường, không biết con cái cần gì, suy nghĩ gì, ai cũng sống ích kỷ… thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đạo đức của trẻ. Gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp đạo đức, lối sống cho con cái. Sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, ân cần chỉ bảo của cha mẹ tác động rất nhiều đến con trẻ.
Sự quan tâm của gia đình cần thiết với mọi lứa tuổi, nhưng với thiếu niên gia đình cần quan tâm đặc biệt tới các em. Lứa tuổi của HS THCS được hiểu là những em trong độ tuổi từ 11 – 14, 15 tuổi, và đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành. Sự thay đổi tâm sinh lý trong các em diễn ra mạnh mẽ. Các em thường hay ngộ nhận về sự phát triển hình dáng của mình, các em thường coi mình đã lớn và có nhu cầu muốn người lớn đối xử với mình như một người đã trưởng thành. Đặc biệt, những cảm xúc thất thường, dễ kích động, khó điều chỉnh, nhu cầu muốn sẻ chia đôi lúc khiến các em cần sự an ủi của bạn, nhóm bạn hơn là tiếng nói của cha mẹ, anh chị. Thậm chí các em có chính kiến, quan điểm riêng trong cuộc sống, trong các mối quan hệ kết giao, các em dễ bị lôi kéo bởi bạn, nhóm bạn xấu. Lúc đó, nếu gia đình không sát sao, không là bạn của con, không hiểu được những nhu cầu tình cảm của con sẽ đẩy trẻ ngày càng xa hơn với cuộc sống gia đình.
Gia đình hiện đại cũng có nhiều đổi thay so với gia đình truyền thống.Sự cởi mở trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự tôn trọng quyền cá nhân của cha mẹ với con cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của thiếu niên. Tính chất khẩn trương, hối hả của xã hội hiện đại khiến thời gian của các bậc cha mẹ dành cho con không nhiều, vì vậy những biểu hiện đổi thay của con trẻ nhiều phụ huynh không nắm bắt kịp thời, không có những biện pháp uốn nắn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đối với việc kết bạn của thiếu niên cũng vậy, cha mẹ cần phải nắm được những thông tin về bạn, nhóm bạn của con để có những định hướng đúng đắn, kịp thời. Thậm chí khi cha mẹ đã trở thành người bạn tâm tình, thành chỗ dựa của con cái thì những quan điểm, ý kiến của cha mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở.
Tóm lại, gia đình có vai trò vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách nói chung và mối quan hệ bạn bè nói riêng của thiếu niên. Việc đào tạo cho xã hội một nhân cách tốt phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục của gia đình.
Yếu tố nhà trường
Một nhà giáo dục phương Tây từng nói: Việc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ra những con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách.
Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên (khác với những thành viên trong gia đình) và được dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng trong gia đình. Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình. Thông qua tương tác với các thành viên khác, trẻ nhận biết thêm những khía cạnh mới trong các mối quan hệ: sự khác biệt màu da, tôn giáo, giàu nghèo... nơi đầu tiên mà hầu hết trẻ em được tiếp xúc, những thời khóa biểu, nội quy… (quy định hành chính), cho chúng có ý niệm về một nhóm, tổ chức lớn cũng như vai trò là một bộ phận trong đó. Ngoài những kiến thức được thầy cô truyền đạt và giảng dạy thì trường học còn là nơi hình thành nhân cách, tạo nên những giá trị, tiêu chuẩn văn hóa quan trọng.
Khác với lứa tuổi trước, các em học sinh trung học cơ sở rất có ý thức trong việc quan sát, đánh giá các thầy cô. Ý thức bản ngã phát triển khiến các em nhiều khi dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, nhiều khi thái độ trở nên gay gắt, thậm chí vô lễ với các thầy cô giáo. Nếu học sinh tiểu học coi thầy cô giáo là những mẫu hình lí tưởng để các em noi theo thì vị thế đó đối với học sinh trung học cơ sở đã thay đổi. Mặc dù cho phép mình quyền được đánh giá, phán xét thầy cô, nhưng với những thầy cô giáo tư cách tốt, kiến thức vững chắc uyên thâm vẫn có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của các em.
Trường học trong xã hội hiện đại có nhiều đổi thay so với trước. Sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin khiến trường học không phải là nơi duy nhất sinh tiếp nhận kiến thức. Kiến thức của học sinh có khi còn lớn hơn sự hiểu biết của thấy. Tính chất thương mại của cơ chế thị trường đã thâm nhập sâu vào trường học. Do đó, vị thế của người thầy bị giảm sút hơn thời kì trước, thế giới quan, nhân sinh quan của học sinh cũng đổi thay ảnh hưởng không nhỏ tới việc kết bạn của các em.
Trường học ngày nay, coi trọng việc truyền đạt kiến thức hơn là việc giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo đức bị xem nhẹ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách của người học. Cùng với những đổi thay của bối cảnh xã hội, gần đây nạn bạo hành trong mối quan hệ bạn bè ở trường học đang gióng lên một hồi chuông đối với xã hội.
Trong trường học, tuổi thiếu niên cũng ý thức rất rõ về vai trò của tình bạn. Các em bắt đầu tham gia và hình thành nhóm bạn cùng tuổi, khác tuổi, cùng lớp, khác lớp… Những mối quan hệ bạn bè này được hình dựa theo sở thích, tình cảm... của các em mà không có sự tác động hay giám sát của người lớn. Trong nhóm bạn, vai trò độc lập của cá nhân góp phần hình thành các kinh nghiệm trong quan hệ xã hội cũng như ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình. Nhóm bạn cũng tạo ra cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về các mối quan tâm mà trong đó có những cái thường không làm được điều tương tự với cha mẹ hay các thầy cô giáo... Tuy nhiên, trong khi tham gia nhóm bạn, các thành viên dễ có xu hướng tuân thủ và đánh giá tích cực về nhóm của mình đồng thời nhận dạng một cách đối lập thậm chí tiêu cực với nhiều nhóm khác. Trên một khía cạnh khác, nhóm bạn cũng có khi tạo ra tác động rất tiêu cực đến thành viên của nhóm đó hoặc nhóm khác bằng cách cùng hành động để ruồng bỏ, làm xấu hổ thậm chí hành hạ người đó.
Tóm lại trường học có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm thẩm mĩ của HS THCS. Và theo đó, mối quan hệ bạn bè của các em cũng có nhiều thay đổi so với thời kì trước.
Yếu tố xã hội
Cũng giống như gia đình và nhà trường, xã hội có một vai trò quan trọng tới sự hình thành nhân cách của trẻ nói chung và quan hệ bạn bè của học sinh THCS nói riêng
Xã hội là môi trường rộng lớn, xung quanh con người. Đó là môi trường chính trị, môi trường kinh tế, sản xuất, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hoá. Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của mình.Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường.
Ở lứa tuổi học sinh THCS, sự phát triển tâm sinh lý của các em khá mạnh mẽ song chứa hoàn thiện, thái độ ứng xử, lập trường sống của các em chưa vững vàng. Vì thế, những ảnh hưởng của môi trường xã hội tới các em rất lớn. Nếu sống trong một môi trường lành mạnh các em sẽ có thiên hướng phát triển tốt. Môi trường xã hội tiêu cực, phức tạp…sẽ tác động lớn hoặc chút ít tới các em.
Quan hệ bạn bè của các em trong lứa tuổi thiếu niên cũng chịu ảnh hưởng lớn của môi trường xã hội. Quyết định kết bạn của các em đôi khi dựa vào những trào lưu, những xu hướng của giới trẻ trong xã hội. Đặc biệt là những mối quan hệ bạn bè ngoài trường học.
Sự đổi thay của xã hội hiện đại có ảnh hưởng không nhỏ tới hình thức kết bạn và bản chất của mối quan hệ bạn bè. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều hình thức kết bạn mới: kết bạn qua internet, qua điện thoại, qua báo chí…. Các hình thức này vừa tạo tính đa dạng vừa tạo tính phức tạp cho mối quan hệ bạn bè. Vì như thế, người lớn sẽ khó giám sát và kịp thời điều chỉnh cho các em. Mục đích kết bạn đôi khi cũng thay đổi theo xu hướng xã hội. Có những mối quan hệ bạn bè được hình thành từ động cơ tiêu cực: kết bạn để được chu cấp, kết bạn để cùng ăn chơi hưởng thụ,…. Những mối quan hệ bạn bè theo kiểu này khó bền vững, nó có thể kết thúc nếu như động cơ kết bạn không được đáp ứng.
Tóm lại, nhân tố môi trường xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển mối quan hệ bạn bè của học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay. Muốn hình thành và phát triển một tình bạn đẹp đòi hỏi các em phải có quan niệm sống đúng đắn, bản lĩnh vững vàng trước những thay đổi của cuộc sống.
.............................
Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 4, các bạn có thể tải file đầy đủ. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Nội dung ôn tập thi Chuyên môn, Nghiệp vụ chuyên ngành viên chức giáo dục tỉnh Quảng Nam năm 2017
Câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện hướng mở trong quy định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học như thế nào?
Kế hoạch chủ nhiệm tháng 9 lớp 3 năm học 2024-2025
Thể lệ cuộc thi Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác 2021
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS29
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến