Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 2

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 2 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề 2: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Xu thế phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa

a) Bối cảnh tác động

GD Việt Nam đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp. dưới tác động mạnh mẽ của “các xu thế thế giới là: sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu, lối sống toàn cầu và tinh thần quốc gia về văn hóa, thời đại sinh học, phụ nữ nắm quyền lãnh đạo, tư nhân hóa phúc lợi nhà nước, sự hưng thịnh của khu vực bờ rìa Thái bình Dương (APEC), sự phục hưng tôn giáo, sự phục hưng nghệ thuật, chủ nghĩa xã hội theo thị trường tự do, chiến thắng của cá nhân” (Jonh Naisbit và Patricia Aburdene)[1] hay của quá trình tin học hóa, toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức (Thomas L. Friedman)[2].

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về GD đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trức tiếp đến sự phát triển của các nền GD trên thế giới. Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lời để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức giáo dịc, đổi mới quản lí giáo duc, tiến tới một đền GD điện tử đáp ứng nhu cầu cảu từng cá nhân người học. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về GD đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dịc hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển GD

Thực tiễn phát triển thế giới trong những năm đầu thế kỉ 21 đã phần nào khẳng định ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế trí thức và các xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, cuộc cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông cũng như cách mạng sinh học – đã đem lại nhiều ích lợi và hi vọng cho con người nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề gay cấn cho cuộc sống con người như vấn đề nhân bản, giá trị đạo đức, vấn đề biến đổi, ô nhiễm môi trường, phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo, xung đột tôn giáo và sắc tộc, khủng bố quốc tế. Năm 2000, các nguyên thủ quốc gia toàn thế giới đã thống nhất Mục tiêu thiên niên kỉ cho toàn nhân loại cụ thể là: xóa đói nghèo với mục tiêu đến 2015 là giảm một nửa số người có thu nhập ít hơn 1 USD mỗi ngày so với năm 1990, hoàn thành phổ cập GD tiểu học với mục tiêu đến 2015 là tất cả trẻ em ở độ tuổi tiểu học được đến trường, thực hiện bình đẳng giới với mục tiêu đến 2015 là tất cả trẻ em trai và gái đều được đi học tiểu học vàtrung học như nhau, giảm tỉ lệ trẻ em chết yểu, phụ nữ chết lúc sinh con, ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh HIV/AID và các bệnh hiểm nghèo, đảm bảo sự bền vững về môi trường, phát triển sự hợp tác toàn cầu về kinh tế xã hội.[3]

Ở trong nước, sự phát triển kinh tế, sự phân hóa xã hội về khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận GD, gia tăng khoảng cách về chất lượng GD giữa các vùng miền và cho các đối tượng người học. Bên cạnh đó, còn khá nhiều những vấn đề cản trở và thậm chí có thể gây nhiều rủi ro đối với những tiến bộ của GD như: tác động nguy hại của nền GD ứng thí và tâm lí trọng bằng cấp của một bộ phận lớn dân cư; nhu cầu phát triển nhanh GD đáp ứng đòi hỏi của nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi nguồn lực đầu tư cho GD là có hạn; nguy cơ tụt hậu và khoảng cách kinh tế tri thức GD giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng; hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường và nguy cơ dịch vụ GD kém chất lượng GD, sự xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bẳn sắc dân tộc… Tất cả những thực tế trên đã đặt ra cho GD Việt Nam những yêu cầu phải đổi mới để nâng cao hơn nữa chất lượng GD, giúp thế hệ trẻ Việt Nam có đủ năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới cũng như đáp ứng những yêu cầu về nguồn lực lao động của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới.

b) Xu thế phát triển của GD trong khu vực và thế giới.[4]

- GD chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và tạo ra năng lực học tập suốt đời.

Các nền GD phát triển trên thế giới đã thừa nhận những nghiên cứu của Tổ chức quốc tế OECD ở dự án DESECO (Definition and selection of competencies) về một tập hợp toàn diện các NL chủ chốt (key competencies) của công dân toàn cầu trong thế kỷ 21. Các NL chủ chốt được DESECO xác định theo các nguyên tắc là [5]: đảm bảo những giá trị dân chủ và quyền con người, trao cho các cá nhân một cuộc sống tốt lành và thành công, phù hợp với tất cả các cá nhân để đối phó thành công với những thách thức phức tạp trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Theo đó, GD sẽ hỗ trợ người học phát triển các tiềm năng cá nhân và đạt được các năng lực cốt lõi trong một bối cảnh đa dạng với các phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá linh hoạt.

.............................

Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 2, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.

Đánh giá bài viết
1 3.974
0 Bình luận
Sắp xếp theo