Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 1
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 1 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.
- Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên THPT theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập
- Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 3
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 2
Chuyên đề 1: LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Hành chính nhà nước
a) Quản lý nhà nước và hành chính nhà nước
- Quản lý và quản lý nhà nước
Quản lý xuất hiện cùng với nhu cầu của con người, gắn liền với quá trình phân công và phối hợp trong lao động của con người. C.Mác khi nói tới vai trò của quản lý trong xã hội đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng“.[1] Khi hiểu như vậy, quản lý xã hội là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, với sự liên kết con người với nhau để sống và làm việc. Hoạt động quản lý gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tổ chức trong xã hội với tư cách là tập hợp những người được điều khiển, định hướng, phối hợp với nhau theo một cách thức định trước nhằm đạt tới một mục tiêu chung nào đó. Trong tất cả các tổ chức đều có những người làm nhiệm vụ gắn kết những người khác, điều khiển người khác giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu của mình. Những người đó chính là các nhà quản lý. Để một hoạt động quản lý có thể diễn ra, bên cạnh chủ thể quản lý cần có các yếu tố khác như đối tượng quản lý, cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và những mục tiêu mà hoạt động quản lý hướng tới.
Trong quá trình quản lý, nhà quản lý bằng các quyết định quản lý của mình tác động lên một hay một nhóm đối tượng nhất định để buộc đối tượng đó thực hiện những hành động theo ý chí của nhà quản lý.
Như vậy, có thể hiểu quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. Mục tiêu này có thể do các thành viên trong tổ chức tự thống nhất với nhau, cũng có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng và giao cho tổ chức thực hiện. Nhưng cũng có những tổ chức được hình thành để thực hiện những mục tiêu được xác định trước. Khi đó, bản thân tổ chức không thể tự mình làm thay đổi mục tiêu.
Sơ đồ 1. Quản lý
Quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, giữa con người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung.
Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, ..., trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
- Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước. Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện.
- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương.
- Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước hết là hệ thống Toà án) thực hiện.
Ở nước ta: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2-Hiến pháp nước CHXHCN VN, 2013). Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện là Quốc hội. Ngoài chức năng chủ yếu là lập pháp (ban hành và sửa đổi Hiến pháp, luật và các bộ luật), Quốc hội ở nước ta còn thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng khác là giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước và quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa phương thực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính. Quyền tư pháp được trao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp và hệ thống Toà án nhân dân các cấp thực hiện.
- Quản quản lý nhà nước
Chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước.
- Hành chính nhà nước,
Hành chính được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành trong việc quản lý một hệ thống theo những quy định định trước nhằm giúp cho hệ thống đó hoàn thành mục tiêu của mình. Trong hoạt động của nhà nước, hoạt động hành chính nhà nước gắn liền với việc thực hiện một bộ phận quan trọng của quyền lực nhà nước là quyền hành pháp – thực thi pháp luật. Như vậy, hành chính nhà nước được hiểu là một bộ phận của quản lý nhà nước.[2]
Có thể hiểu hành chính nhà nước là: sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân“.[3] Như vậy, đây là hoạt động quan trọng, chủ yếu và phổ biến nhất trong hoạt động thực thi quyền lực nhà nước vì bộ máy hành chính nhà nước được trao quyền trực tiếp điều hành các hành vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, định hướng cho xã hội phát triển. Các cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ có thể sử dụng quyền lực nhà nước mang tính cưỡng chế buộc công dân và tổ chức phải tuân thủ những quy định của nhà nước khi triển khai đưa pháp luật vào tổ chức và điều tiết xã hội. Hành chính nhà nước không tồn tại ngoài môi trường chính trị, nó phục vụ và phục tùng chính trị, vì vậy nó mang bản chất chính trị. Ở Việt Nam, hoạt động hành chính nhà nước phải nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong mỗi giai đoạn nhất định.
Đối tượng quản lý của hành chính nhà nước là những hành vi diễn ra hàng ngày của công dân và các tổ chức trong xã hội. Các hành vi này xuất phát từ những nhu cầu khách quan của công dân và tổ chức trong xã hội. Do đó, để quản lý các hành vi này, các cơ quan hành chính nhà nước phải tiến hành hoạt động thường xuyên, liên tục, không được gián đoạn để thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân, của xã hội.
b) Các nguyên tắc hành chính nhà nước
- Khái niệm nguyên tắc hành chính nhà nước
Nguyên tắc là những quy định mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình thực hiện các hoạt động của mình. Nói cách khác, đó là các tiêu chuẩn định hướng cho hành vi của con người, tổ chức trong quá trình hoạt động để giúp con người hay tổ chức đó đạt được mục tiêu của mình.
Nguyên tắc hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo, quy tắc, tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc hành chính nhà nước phản ánh các quy luật của hành chính nhà nước và cần phù hợp với sự phát triển của xã hội nên vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.
- Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước cơ bản:
+ Nguyên tắc đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước
Hoạt động hành chính nhà nước luôn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước là để hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đi đúng đường lối, chủ trương của đảng, phục vụ cho mục tiêu hiện thực hóa đường lối chính trị của đảng cầm quyền trong xã hội. Do đó, sự lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với hoạt động hành chính nhà nước là tất yếu.
Ở Việt Nam, hoạt động hành chính nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 4, Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình đối với hành chính nhà nước thông qua các hoạt động cơ bản sau:
- Đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, vạch đường cho sự phát triển xã hội và đưa đường lối, chủ trương này vào hệ thống pháp luật;
- Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước thông qua đội ngũ đảng viên của mình trong bộ máy hành chính nhà nước, trước hết là đội ngũ đảng viên giữ cương vị lãnh đạo trong trong bộ máy hành chính nhà nước. Để đưa đảng viên vào bộ máy nhà nước, Đảng định hướng cho quá trình tổ chức, xây dựng nhân sự hành chính nhà nước, nhất là nhân sự cao cấp; đồng thời, Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực và giới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đường bầu cử dân chủ;
- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng;
- Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng.
Nguyên tắc này một mặt đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hành chính nhà nước nói riêng phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng, luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cần phải tránh việc Đảng bao biện, làm thay nhà nước, can thiệp quá sâu vào các hoạt động quản lý của nhà nước làm mất đi tính tích cực, chủ động và sáng tạo của nhà nước trong quá trình quản lý của mình.
+ Nguyên tắc pháp trị
Nguyên tắc pháp trị trong hành chính nhà nước là xác lập vai trò tối cao của pháp luật, là việc tiến hành các hoạt động hành chính nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ để tiến hành hoạt động công vụ. Thực hiện nguyên tắc pháp trị đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy hành chính phải được thành lập theo các quy định của pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ, đúng trình tự được pháp luật quy định. Những quyết định quản lý hành chính nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành không được trái với nội dung và mục đích của luật, không vượt quá giới hạn và quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc phục vụ
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành không tách rời của bộ máy nhà nước nói chung nên hoạt động mang đặc tính chung của bộ máy nhà nước với tư cách là công cụ chuyên chính của giai cấp cầm quyền. Do đó, khi tiến hành các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động duy trì trật tự xã hội theo các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý hành chính nhà nước tiềm ẩn khả năng cưỡng chế đơn phương của quyền lực nhà nước và có thể sử dụng các công cụ cưỡng chế của nhà nước (như công an, nhà tù, tòa án,...) để thực hiện quyết định.
+ Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả
Hiệu lực của hoạt động hành chính nhà nước thể hiện ở mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước trong quá trình quản lý xã hội, còn hiệu quả của hoạt động hành chính nhà nước phản ánh mối tương quan giữa kết quả của hoạt động so với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Hoạt động hành chính nhà nước không chỉ hướng tới đạt tới hiệu lực cao nhất, hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển của mình mà còn phải đạt được hiệu quả tức là phải hướng tới giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản có tính phổ quát đối với mọi nền hành chính trên đây, tại mỗi quốc gia khác nhau, do có những khác biệt về nền tảng chính trị, đặc điểm văn hóa, truyền thống, tập quán nên có thể có những quy định mang tính nguyên tắc khác chi phối hoạt động hành chính nhà nước. Ở nước ta còn có:
+ Nguyên tắc hoạt động hành chính nhà nước phải chịu sự giám sát chặt chẽ của công dân và xã hội.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.
c) Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước
- Khái niệm
Chức năng được hiểu là loại công việc, nhiệm vụ mà một cá nhân, bộ phận, cơ quan, tổ chức có thể làm được.[4] Đối với một tổ chức, chức năng chính là các loại nhiệm vụ, công việc mà tổ chức đảm nhiệm, vì vậy, cụm từ “chức năng, nhiệm vụ“ thường đi kèm với nhau khi nói về các công việc mà một tổ chức phải đảm nhiệm.
- Chức năng hành chính nhà nước
Mỗi tổ chức đều có một số chức năng xác định và bộ máy hành chính nhà nước nói chung và các cơ quan trong bộ máy đó cũng có những chức năng nhất định của mình. Chức năng hành chính nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước được hình thành qua quá trình phân công lao động giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân loại chức năng hành chính nhà nước
Có rất nhiều cách phân loại chức năng hành chính nhà nước khác nhau, tùy theo tiêu chí và mục đích phân loại. Người ta có thể phân loại chức năng hành chính theo phạm vi điều chỉnh, theo cấp hành chính, theo tiến trình thực hiện hoạt động quản lý,... Cách phân loại phổ biến biến nhất là chia chức năng hành chính nhà nước thành hai nhóm:
- Chức năng bên trong (còn gọi là chức năng nội bộ);
- Chức năng bên ngoài.
Chức năng bên trong là chức năng liên quan tới quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động nội bộ của nền hành chính, còn chức năng bên ngoài bao gồm các hoạt động điều tiết các quan hệ kinh tế-xã hội theo các quy định của nhà nước (chức năng điều tiết hay duy trì trật tự) và cung cấp dịch vụ công đáp ứng các nhu cầu thiết yếu phát triển xã hội.
d) Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước
- Chức năng nội bộ
Là những chức năng liên quan tới việc tổ chức và điều hành hoạt động của nội bộ bộ máy hành chính nhà nước hay bên trong một cơ quan hành chính nhà nước. Mục tiêu của việc nghiên cứu chức năng bên trong gồm: bảo đảm cho tổ chức có một cơ cấu hiệu quả nhất và tuân thủ theo pháp luật.
Ví dụ: chức năng lập kế hoạch; chức năng tổ chức bộ máy hành chính; chức năng nhân sự; chức năng lãnh đạo; điều hành; chức năng phối hợp; chức năng quản lý ngân sách; chức năng kiểm soát.v.v.
- Chức năng bên ngoài
Là chức năng tác động của bộ máy hành chính lên các đối tượng bên ngoài bộ máy hành chính để duy trì trật tự trong xã hội hay đảm bảo các dịch vụ công phục vụ sự phát triển của xã hội. Nhóm chức năng này bao gồm chức năng điều tiết xã hội và chức năng cung cấp dịch vụ công.
Chức năng điều tiết xã hội thể hiện nội dung quản lý của nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực và các tổ chức và cá nhân hoạt động trong các ngành, lĩnh vực trong xã hội, là sự điều tiết của nhà nước đối với các hoạt động của các đối tượng trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội để các hoạt động này đi đúng định hướng, mục tiêu của nhà nước. Như: lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, ban hành và đề xuất các quy định pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật để quản lý, điều chỉnh các hành vi của các đối tượng trong xã hội, thực hiện cưỡng chế hành chính đối với các vi phạm,...
Chức năng cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng chủ yếu của nhà nước nhằm đảm bảo cho xã hội các dịch vụ thiết yếu phục vụ quá trình quản lý nhà nước và phát triển xã hội. Chất lượng cung cấp dịch vụ công là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của nhà nước.
.............................
Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 1, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục - Đào tạo.
- Chia sẻ:Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Nội dung ôn tập thi Chuyên môn, Nghiệp vụ chuyên ngành viên chức giáo dục tỉnh Quảng Nam năm 2017
Câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện hướng mở trong quy định thời lượng giáo dục đối với giáo dục tiểu học như thế nào?
Kế hoạch chủ nhiệm tháng 9 lớp 3 năm học 2024-2025
Thể lệ cuộc thi Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác 2021
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS29
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến