Bài thu hoạch Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới (liên hệ bản thân)

Bài thu hoạch Quốc phòng an ninh đối tượng 4 - Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.  Trong tình hình thế giới và khu vực ngày càng phức tạp như hiện nay, mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo và quốc phòng, an ninh trở nên cấp bách và cần được quan tâm hơn bao giờ hết.

Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc mẫu Bài thu hoạch Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới 2024 và có liên hệ thực tiễn tại đây. Mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn hoàn thành thật tốt bài thu hoạch của cá nhân liên quan tới vấn đề quốc phòng - an ninh.

Bài thu hoạch sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh
Bài thu hoạch sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh

Câu 2: Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới? Theo anh (chị) phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nào? Liên hệ trách nhiệm của bản thân.

1. Gợi ý viết bài bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh

I. Mở bài

1. Giới thiệu chung:

  • Khái niệm về dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh.
  • Vai trò quan trọng của dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Đặt vấn đề: Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực ngày càng phức tạp, sự gắn kết giữa dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Luận điểm chính: Dân tộc, tôn giáo là một nguồn lực quan trọng để củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần giữ gìn sự ổn định và phát triển của đất nước.

II. Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

1. Vai trò của dân tộc trong quốc phòng, an ninh:

  • Dân tộc là nền tảng vững chắc của quốc gia, là sức mạnh tổng hợp của đất nước.
  • Tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc là động lực to lớn cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
  • Dân tộc là lực lượng chủ yếu tham gia bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

2. Vai trò của tôn giáo trong quốc phòng, an ninh:

  • Tôn giáo là một phần không thể thiếu của đời sống xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người.
  • Các giá trị đạo đức, nhân văn của tôn giáo khuyến khích con người sống tốt, làm việc có ích cho xã hội.
  • Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân, tạo ra sự thống nhất trong xã hội.

3.  Mối liên hệ giữa dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới:

  • Tình hình thế giới và khu vực ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải tăng cường công tác quốc phòng, an ninh.
  • Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá đất nước.
  • Việc gắn kết chặt chẽ giữa dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh là một yêu cầu cấp bách.

4. Biểu hiện của sự gắn kết giữa dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh:

  • Đồng bào các dân tộc, tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Các tổ chức tôn giáo tích cực tuyên truyền, giáo dục tín đồ yêu nước, chấp hành pháp luật.
  • Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo hợp pháp, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

III.  Những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản

1. Đối với Nhà nước:

    • Xây dựng chính sách dân tộc, tôn giáo phù hợp, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng.
    • Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về quốc phòng, an ninh.
    • Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo.

2. Đối với các tổ chức tôn giáo:

    • Tuyên truyền giáo lý đúng đắn, phù hợp với pháp luật.
    • Đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước.
    • Khuyến khích tín đồ tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

3. Đối với mỗi người dân:

    • Nâng cao ý thức trách nhiệm công dân.
    • Tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự.
    • Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

III. Liên hệ trách nhiệm bản thân

  • Tìm hiểu và tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
  • Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
  • Bảo vệ tài sản của Nhà nước và cộng đồng.
  • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

V. Kết bài

  • Khẳng định lại tầm quan trọng của việc gắn kết dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh.
  • Đề xuất một số giải pháp để tăng cường sự gắn kết giữa dân tộc, tôn giáo với quốc phòng, an ninh.
  • Lời kêu gọi: Mỗi người dân, mỗi tín đồ cần có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng một đất nước hòa bình, thống nhất, giàu mạnh.

Lưu ý: Đây chỉ là dàn ý được Hoatieu.vn tổng hợp, các bạn nên bổ sung hoặc điều chỉnh để phù hợp với mục đích của cá nhân. Ngoài ra, bạn cần tham khảo thêm các tài liệu, thông tin chính thống để làm bài viết của mình thêm thuyết phục.

2. Bài thu hoạch sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh

Đề bài: Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới? Theo anh (chị) phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nào? Liên hệ trách nhiệm của bản thân.

BÀI LÀM

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các vấn đề về dân tộc, tôn giáo ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Các thế lực thù địch lợi dụng những khác biệt về dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định xã hội, đe dọa an ninh quốc gia.

Vậy trong bối cảnh đó, Đảng và nhà nước ta đã làm những gì để tạo sự gắn kết, tăng cường mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo với nền quốc phòng và an ninh Tổ quốc. Mời các đồng chí cùng đi nghiên cứu nội dung chuyên đề: Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

1. Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước

Cơ sở lý luận và thực tiến của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rộng lớn, phức tạp. Việc đề ra chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các điều kiện lịch sử cụ thể của từng dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Thứ nhất, đó là việc dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc và những đặc trưng cơ bản của dân tộc.

Thứ hai, việc đề ra chính sách dân tộc còn dựa trên lý luận về xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc và quan hệ dân tộc

Thứ ba, dựa trên Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lenin.

Cơ sở thực tiễn: Trên phương diện thực tiễn, việc đề ra chính sách dân tộc hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết xuất phát từ thực tiễn vấn đề dân tộc và quá trình giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam những năm qua.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam có một quá trình gắn bó và một ý thức dân tộ được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Quá trình phát triển tộc người và hình thành dân tộc - quốc gia đã tạo nên những đặc điểm về dân cư, tộc người ở Việt Nam như sau:

Một là, các dân tộc ở Việt Nam cư trú, sinh sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt.

Hai là, các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Ba là, các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hoá riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam.

Bốn là, xuất phát từ thực tiễn đã đang đặt ra hiện nay của vấn đề dân tộc ở nước ta.

Chính sách dân tộc là hệ thống những quan điểm chính sách của một giai cấp, đại diện là chính Đảng và Nhà nước để giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Chính sách dân tộc ở Việt Nam là cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một chính sách thể hiện những nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ cùng phát triển trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, được thể hiện cụ thể hoá ở các nội dung đó là:

Về mục tiêu: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc và của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc và cúa đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, miền núi và miền xuôi, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

Về nguyên tắc: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có ba nguyên tắc cơ bản cần phải nhận thức rõ và quán triệt: Bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.

Về nội dung: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có các nội dung để phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh- quốc phòng.

2. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước

Thực hiện nhiều chính sách quan tâm đến công tác tôn giáo, tạo được khối đại đoàn kết dân tộc. Phải xem xét đến các nét riêng biệt và đặc trưng của tôn giáo để giữ gìn

Đảng, Nhà nước luôn chú trọng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Giúp người dân có được đời sống tinh thần ổn định, phong phú, còn nguyên giá trị. Đây là nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng như là quyền cơ bản của công dân trong nhu cầu sống, tiếp cận tôn giáo của họ. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận rõ là mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tôn giáo đã Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật. Miễn là không trái quy định pháp luật, không mang tính chất tiêu cực.

3. Thực trạng vấn đề dân tộc, tôn giáo và quốc phòng an ninh tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc nên Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ mang tính chiến lược của cách mạng gắn với sự phát triển của đất nước. chính sách về công tác dân tộc, tôn giáo của Đảng và Chính phủ được thể hiện trong các nghị quyết, nghị định đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm khắc trừng trị những kể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng.

.........................

Mời các bạn cùng tải về file để xem đầy đủ nội dung Bài thu hoạch sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài Liệu chuyên mục Bài thu hoạch bài dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
2 86
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bài thu hoạch Sự cần thiết về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới (liên hệ bản thân)