Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh 2024 (có liên hệ thực tiễn)

Bài thu hoạch Quốc phòng an ninh đối tượng 4 năm 2024 -  Việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là công tác quan trọng để toàn dân cũng như Đoàn viên thanh niên, Đảng viên nâng cao nhận thức, góp phần phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới. Trong bài viết này HoaTieu.vn xin chia sẻ mẫu Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh 2024 có liên hệ thực tiễn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để các bạn làm bài thu hoạch sau các khóa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng.

Câu 1: Sự cần thiết về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới? Theo anh (chị) phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nào? Liên hệ trách nhiệm của bản thân.

Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh

1. Gợi ý viết bài thu hoạch Quốc phòng an ninh đối tượng 4 năm 2024

I. Mở đầu

1. Giới thiệu chung

  • Giới thiệu về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại.
  • Đề cập đến bối cảnh hiện tại và sự cần thiết của việc tích hợp các yếu tố này.

2. Mục đích bài thu hoạch

  • Làm rõ sự cần thiết và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
  • Đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
  • Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.

II. Sự cần thiết về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại

1. Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh

  • Kinh tế mạnh mẽ cung cấp nguồn lực cho quốc phòng và an ninh.
  • Sự ổn định kinh tế tạo điều kiện cho việc duy trì và phát triển các lực lượng quốc phòng, an ninh hiệu quả.

2. Tầm quan trọng của hoạt động đối ngoại

  • Kinh tế phát triển giúp nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
  • Hoạt động đối ngoại hiệu quả hỗ trợ phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Bối cảnh và thách thức hiện tại

  • Toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh chóng của môi trường quốc tế.
  • Các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố.

III. Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản

1. Nhiệm vụ và giải pháp cho phát triển kinh tế - xã hội

  • Tăng cường cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
  • Khuyến khích đổi mới sáng tạo: Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ, nâng cao năng suất lao động.

2. Nhiệm vụ và giải pháp cho củng cố quốc phòng và an ninh

  • Hiện đại hóa lực lượng quốc phòng: Đầu tư vào công nghệ quốc phòng và nâng cao trình độ quân sự.
  • Tăng cường phòng chống tội phạm và bảo vệ an ninh nội địa: Cải cách hệ thống pháp luật và ứng dụng công nghệ trong công tác an ninh.

3. Nhiệm vụ và giải pháp cho hoạt động đối ngoại

  • Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược: Thiết lập và duy trì các quan hệ đối tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.
  • Tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế: Góp mặt trong các tổ chức khu vực và toàn cầu để nâng cao ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích quốc gia.

IV. Liên hệ thực tiễn phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh

2. Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh

Câu hỏi tự luận: Sự cần thiết về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới? Theo anh (chị) phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nào? Liên hệ trách nhiệm của bản thân.

MỞ ĐẦU

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh..." Trong bối cảnh mới, tình hình thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Do đó, việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết. Sự kết hợp này không chỉ giúp bảo đảm an ninh quốc gia mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Vậy quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới như thế nào? Sau đây mời các đồng chí đi nghiên cứu nội dung chuyên đề: Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.

1. Vai trò của phát triển kinh tế gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia sẽ đảm bảo tiềm lực quốc phòng an ninh của quốc gia đó vững mạnh, đảm bảo về vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực cho nền quốc phòng an ninh.

Sự phát triển về kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nguồn vốn tích lũy, nguồn thu ngân sách để phát triển đất nước về mọi mặt, góp phần củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh. Tạo điều kiện đổi mới về kỹ thuật, công nghệ trong công nghiệp quốc phòng, sản xuất phương tiện kỹ thuật phục vụ quốc phòng an ninh. Tạo cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lực lượng vũ trang.

Phát triển kinh tế gắn với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường ổn định xã hội và củng cố tiềm lực quốc phòng.

Nền kinh tế phát triển giúp nâng cao đời sống của nhân dân, gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, giúp các cán bộ chiến sĩ yên tâm công tác, rèn luyện, nâng cao trình độ kỹ thuật.

Phát triển kinh tế thông qua mở cửa, hội nhập quốc tế tạo tiền đề để phát huy lợi thế, xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh. Nâng cao sự hiểu biết, gắn kết và cơ hội để đầu tư, thương mại, tăng khả năng cạnh tranh. Chủ động hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, quan hệ kinh tế đồi ngoại, củng cố thế và lực của đất nước trong bảo vệ Tổ quốc.

Thực tế cho thấy, cần kết hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Bởi vì, chỉ có kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại thì mới tạo ra khả năng tốt hơn trong giảm thiểu nguy cơ, tranh thủ thời cơ để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”, điều này càng khẳng định mối quan hệ giữa sức mạnh tổng hợp của quốc gia, dân tộc với ngoại giao trên trường quốc tế trong bối cảnh mới, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời với lĩnh vực kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước.

2. Một số tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến quốc phòng, an ninh

Kinh tế phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, làm xuất hiện những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, các thế lực thù địch lợi dụng tình hình đó để dụ dỗ, lôi kéo người dân. Chúng kích động người dân gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân.

Nhiều cá nhân, tổ chức có cơ hội để làm giàu, cải thiện đời sống, việc này có tác động nhất định đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm giàu bất chính, nhận hối lộ, tài sản bất hợp pháp.

Việc hợp tác đầu tư thương mại quốc tế cũng có nhiều tác động tiêu cực tới quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng con đường hợp tác đầu tư, thương mại móc nối với các tổ chức phản động chống phá.

Chúng tìm cách mua chuộc cán bộ, công chức của ta để lấy các thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh nhằm phục vụ âm mưu lật đổ của chúng. Chúng lợi dụng việc đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, giáo dục để truyền bá văn hóa độc hại vào Việt Nam.

3. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong những năm qua

Trải qua gần 40 năm đổi mới, chúng ta đã phát huy mọi nguồn lực của quốc gia về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn để đưa đất nước phát triển toàn diện, trở thành nước đang phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức và giải quyết việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn”. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các nghị quyết, đề án, chương trình và đạt được kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho diện mạo của đất nước có sự thay đổi, phát triển vượt bậc, góp phần vào củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là kết tinh công sức, trí tuệ, quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, sự sáng tạo trong nhận thức, tổ chức thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xây dựng Đảng, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.

Đối ngoại quốc phòng đã đem lại những hiệu quả thiết thực, nhất là việc Việt Nam tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tạo “dấu ấn Việt Nam” đối với cộng đồng quốc tế. Điều đó đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh của nước ta, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta đã tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội”. Công tác đối ngoại đóng vai trò tiên phong, góp phần quan trọng tạo thế chủ động để bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Công cuộc đổi mới đất nước được thực hiện toàn diện, đồng bộ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tuy nhiên, có lúc, có địa phương chưa thấy hết được tính toàn diện và mối liên hệ các mặt giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong một chỉnh thể, do vậy, có lúc quá đề cao phát triển kinh tế, sao nhãng những vấn đề về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phát triển kinh tế nhưng chưa thực sự quan tâm đến an sinh xã hội; triển khai các dự án, thu hút đầu tư ở một số khu kinh tế chưa chú trọng tới thế trận quốc phòng, an ninh ở từng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Công tác đối ngoại có nhiều chuyển biến tích cực, là một điểm sáng, nhưng có mặt vẫn chưa toàn diện. Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn bộc lộ sự bất cập về cơ chế vận hành, nội dung, phương thức kết hợp ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị.

.........................

Tải file về máy để xem đầy đủ nội dung Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đối tượng 4.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong chuyên mục Tài liệu Chọn lọc liên quan.

Đánh giá bài viết
5 66
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Bài thu hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh 2024 (có liên hệ thực tiễn)