(Mới, chuẩn nhất) Quy trình dạy tập đọc lớp 5 theo Công văn 2345

Quy trình dạy tập đọc lớp 5 theo Công văn 2345 - HoaTieu.vn xin chia sẻ Quy trình dạy tập đọc lớp 5 sách Kết nối tri thức là bản quy trình hướng dẫn các bước để dạy tiết đọc môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 mới nhất, bao gồm từ việc khởi động, luyện đọc đúng đến tìm hiểu nội dung bài để đọc diễn cảm. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về.

Quy trình dạy tập đọc lớp 5
Quy trình dạy tập đọc lớp 5

1. Quy trình dạy Tiết đọc môn Tiếng Việt 5 sách Kết nối tri thức

Đối với bài đọc 1 tiết

A. Khởi động

B. Khám phá

I. Luyện đọc

1. Đọc mẫu

2. Luyện đọc đúng

+ Luyện đọc từ khó

+ Luyện đọc câu dài

+ Đọc nối tiếp đoạn trước lớp

+ Đọc theo nhóm

+ Đọc toàn bài

II. Tìm hiểu bài (Đọc hiểu)

1. Giải nghĩa từ

2. Trả lời câu hỏi

3. Rút ra nội dung bài

4. Luyện đọc lại (Đọc diễn cảm bài đọc)

C. Vận dụng

Nêu cảm xúc của mình sau khi học xong bài

Đối với bài đọc 2 tiết

A. Khởi động

B. Khám phá

I. Luyện đọc

3. Đọc mẫu

4. Luyện đọc đúng

+ Luyện đọc từ khó

+ Luyện đọc câu dài

+ Đọc nối tiếp đoạn trước lớp

+ Đọc theo nhóm

+ Đọc toàn bài

5. Luyện đọc diễn cảm

II. Tìm hiểu bài (Đọc hiểu)

1. Giải nghĩa từ

2. Trả lời câu hỏi

3. Rút ra nội dung bài

5. Luyện đọc lại (Đọc diễn cảm bài đọc)

III. Luyện tập theo VB đọc

C. Vận dụng

Nêu cảm xúc của mình sau khi học xong bài

2. Các bước dạy tập đọc lớp 5 theo chương trình GDPT 2018

I. DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): ĐỌC (1Tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

2. Năng lực

3. Phẩm chất

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

2. Học sinh: Lưu ý không cho sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Khởi động (2-3’)

- Khởi động: Múa, hát…

- Kiểm tra bài cũ: GV có thể dựa vào gợi ý trong sách để tiến hành các hoạt động gợi mở nội dung liên quan đến chủ điểm (nếu là bài đầu tiên của chủ điểm), bài đọc. Sử dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung văn bản đọc:

+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát, xem clip..liên quan đến chủ đề của văn bản.

+ HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc….

- Kết nối: Giới thiệu văn bản đọc :

+ Giới thiệu, gợi mở về nội dung bài.

+ Đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, dự đoán…

2. Hình thành kiến thức (30-32’)

a. Đọc văn bản

1. GV (hoặc HS khá giỏi) đọc mẫu văn bản- HS theo dõi đọc thầm, chia đoạn

2. GV chia đoạn đọc

3. Hướng dẫn đọc

- Luyện đọc từ khó, câu khó,…, giải nghĩa từ. (toàn bài).

- Hướng dẫn cách đọc từng đoạn. (phát âm, ngắt, nghỉ, các kiểu câu,…..)

- HS luyện đọc từng đoạn.

- HS đọc nối đoạn (trong nhóm, trước lớp).

- GV hướng dẫn đọc cả bài. – HS đọc cả bài.

b. Trả lời câu hỏi (10-12’)

- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu tìm hiểu nội dung bài có trong sách giáo khoa với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân- nhóm - lớp).

- GV chốt lại nội dung bài đọc, chú ý liên hệ thực tế.

c. Luyện đọc lại (8-10’)

- GV hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn, đọc cả bài (nhấn giọng, giọng đọc, phân biệt lời nhân vật , thể hiện cảm xúc ,…).

- HS đọc nối tiếp

- HS đọc đoạn em thích hoặc HS đọc phân vai (với văn bản đọc có câu hội thoại); HS đọc thuộc một đoạn thơ (với văn bản đọc là bài thơ).

- HS đọc cả bài.

3. Vận dụng, trải nghiệm (1-2’)

- Nêu lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị cho bài đọc sau.

- Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS đọc bài, thực hành các nội dung luyện tập theo văn bản đọc.

II. DẠNG BÀI (HOẠT ĐỘNG): ĐỌC (2 Tiết)

TIẾT 1:

1. Khởi động (3-5p)

- Khởi động: Hát, múa

- Kiểm tra bài cũ: GV có thể dựa vào gợi ý trong sách để tiến hành các hoạt động gợi mở nội dung liên quan đến chủ điểm (nếu là bài đầu tiên của chủ điểm), bài đọc. Sử dụng nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung văn bản đọc:

+ HS quan sát tranh, nghe một bài hát, xem clip..liên quan đến chủ đề của văn bản.

+ HS trả lời câu hỏi, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc….

- Kết nối: Giới thiệu văn bản đọc:

+ Giới thiệu, gợi mở về nội dung bài.

+ Đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, dự đoán…

2. Hình thành kiến thức (30-32’)

a. Đọc văn bản

1. GV (hoặc HS khá giỏi) đọc mẫu văn bản - HS theo dõi đọc thầm, chia đoạn

2. GV chia đoạn đọc

3. Hướng dẫn đọc

- Luyện đọc từ khó, câu khó,…, giải nghĩa từ. (toàn bài).

- Hướng dẫn cách đọc từng đoạn. (phát âm, ngắt, nghỉ, các kiểu câu, …..) – HS luyện đọc từng đoạn.

- HS đọc nối đoạn (trong nhóm, trước lớp).

- GV hướng dẫn đọc cả bài. – HS đọc cả bài.

b. Trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu tìm hiểu nội dung bài có trong sách giáo khoa với nhiều hình thức khác nhau (cá nhân- nhóm - lớp).

- GV chốt lại nội dung bài đọc, chú ý liên hệ thực tế.

TIẾT 2:

c. Luyện đọc lại: (15-17’)

- GV hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn, đọc cả bài (nhấn giọng, giọng đọc, phân biệt lời nhân vật , thể hiện cảm xúc ,…).

- HS đọc nối tiếp

- HS đọc đoạn em thích hoặc HS đọc phân vai (với văn bản đọc có câu hội thoại); HS đọc thuộc một đoạn thơ (với văn bản đọc là bài thơ).

- HS đọc cả bài.

d. Luyện tập theo văn bản: (17-20’)

- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu từng bài tập.

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS thực hiện yêu cầu (làm việc cá nhân hoặc nhóm)

+ HS trình bày trước lớp.

- GV (hoặc HS) nhận xét, bổ sung ý kiến.

- GV chốt kiến thức.

3. Vận dụng, trải nghiệm: (3-5’)

- Nêu lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị cho bài đọc sau.

- Hoạt động ứng dụng: Khuyến khích HS đọc bài, thực hành các nội dung luyện tập theo văn bản đọc.

3. Quy trình dạy tập đọc lớp 5 theo hướng phát triển năng lực

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Bám chuẩn KT, KN

- Lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường, giáo dục Kỹ năng sống (nếu phù hợp)

2. Phẩm chất: Bám chủ điểm bài tập đọc

3. Năng lực chung: Bao gồm các năng lực Tự học, Tự giải quyết vấn đề, Giao tiếp và hợp tác, ... và năng lực đối với môn học ( Phát triển ngôn ngữ, văn học, ...)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Đồ dùng dạy học (máy chiếu, tranh ảnh, mô hình,...)

- Học sinh: Đồ dùng học tập

II. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC

1. Khởi động

- Đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, nêu một tình huống, tổ chức trò chơi lồng kiểm tra bài cũ hoặc kiến thức liên quan đến tiết học,....

- GV nhận xét và dẫn dắt giới thiệu bài.

2. Khám phá

Hoạt động 1. Luyện đọc (Hướng dẫn đọc)

- 1 HS đọc mẫu – Cả lớp đọc thầm

- Chia đoạn bài đọc

- HS đọc nối tiếp đoạn

Lượt 1: Kết hợp phát hiện và nêu từ khó, luyện đọc từ khó, hướng dẫn HS sửa sai

Lượt 2: Kết hợp luyện đọc câu dài, câu khó

- Tổ chức cho HS giải nghĩa từ

- HS luyện đọc theo cặp

- 1-2 cặp HS đọc nối tiếp bài

- GV đọc toàn bài

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài

- Thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

(hình thức tổ chức: có thể cho HS thảo luận câu hỏi theo cặp đôi, theo nhóm 4,...)

- Trình bày câu trả lời

(hình thức tổ chức: cả lớp, dưới sự điều hành của GV hoặc của quản trò)

- GV cùng HS nhận xét, kết luận

- HS nhắc lại nội dung bài

3. Thực hành, luyện tập (Luyện đọc diễn cảm và HTL)

- HS đọc nối tiếp đoạn, cả lớp đọc thầm để tìm giọng đọc toàn bài

- GV hướng dẫn điều chỉnh cách đọc

- Hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn:

+ 1-2 HS đọc mẫu--> Cả lớp đọc thầm để tìm cách đọc diễn cảm.

+ GV đọc mẫu (nếu cần)

+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp - GV giúp đỡ, sửa chữa

+ HS thi đọc diễn cảm

(Lưu ý:

- Việc hướng dẫn đọc diễn cảm hay luyện đọc lại cần được vận dụng một cách linh hoạt. Tùy trường hợp, GV có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như đọc phân vai, thi đọc tốt một đoạn văn (khổ thơ) hoặc cả bài, tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc,...

- Mỗi đoạn văn (khổ thơ) có thể được đọc với nhiều cách khác nhau. GV chỉ sửa chữa những cách đọc không phù hợp với nội dung của đoạn, tránh áp đặt, hạn chế sự cảm thụ và sáng tạo của HS.)

* Học thuộc lòng (Đối với những bài có yêu cầu HTL)

- HS tự nhẩm HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong SGK.

- GV tổ chức cho HS thi HTL các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học thuộc.

4. Vận dụng

- Tổ chức trò chơi củng cố hoặc hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài tập đọc.

- Nêu cảm nghĩ về nội dung bài đọc bằng 1 số câu văn.

- Vẽ minh hoạ câu chuyện hoặc sưu tầm các câu thơ, bài thơ có nội dung cùng chủ đề.

Dặn dò về nhà:

- Giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng đối tượng hoặc từng nhóm đối tượng HS.

- Nhận xét tiết học.

4. Quy trình dạy phân môn Tập đọc lớp 4, 5

1. Kiểm tra bài cũ

  • Giáo viên chia lớp thành 3-4 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thành tiếng hoặc đọc thuộc lòng đoạn – bài của bài tập đọc trước đó. Nhóm trưởng đặt câu hỏi theo sách giáo khoa ứng với nội dung đoạn các bạn đọc.
  • Nhóm nhận xét.
  • Các nhóm trưởng báo cáo kết quả hoạt động bài cũ cho giáo viên.
  • Giáo viên nhận xét chung.

2. Bài mới

  • Giáo viên giới thiệu bài. Giáo viên ghi tựa.
  • Học sinh ghi tựa bài.
  • Giáo viên đưa ra yêu cầu cần đạt của bài học, học sinh đọc.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng

  • Học sinh đọc toàn bài.
  • Lớp đọc thầm và chia đoạn (nếu nội dung bài có phân đoạn rành mạch) đối với lớp 4, 5.
  • Học sinh tự chia đoạn, giáo viên nhận xét.

* Đọc vòng 1: Luyện phát âm đúng (lớp 4, 5 đọc đoạn.)

  • Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng.
  • Học sinh phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng.
  • Học sinh báo cáo cho giáo viên những từ khó đọc mà các em chưa đọc đúng.
  • Qua báo cáo của các em giáo viên ghi lại những từ học sinh phát âm sai phổ biến lên bảng ở phần luyện đọc đúng, gạch dưới điểm sai trong các từ ngữ đó và hướng dẫn cho lớp cách đọc.

* Đọc vòng 2: Luyện ngắt nghỉ đúng câu dài kết hợp giải nghĩa từ (Lớp 4, 5 đọc đoạn.)

  • Luyện ngắt nghỉ đúng: Từng nhóm học sinh đọc nối tiếp lần 2 từng đoạn của bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng (Lưu ý những bạn lần 01 chưa đọc). Trong khi đọc, nhóm cần phát hiện những câu dài khó đọc. Báo cáo cho giáo viên những câu dài không có dấu câu khó ngắt nghỉ mà các em phát hiện.
  • Giáo viên đưa câu dài (đặc biệt ở những câu mà việc ngắt nghỉ không dựa vào dấu câu mà ngắt theo cụm từ rõ nghĩa), đọc mẫu, học sinh nghe giáo viên đọc phát hiện ra chỗ cần ngắt nghỉ.
  • Hướng dẫn giải nghĩa từ bao gồm từ ngữ trong phần chú giải, các từ khó hiểu, từ trọng tâm, từ chủ đề,…(Một số từ ngữ cần phải gắn với ngữ cảnh mới giải nghĩa được thì có thể đem xuống phần tìm hiểu bài để giải nghĩa).

* Đọc vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

  • Học sinh đọc theo nhóm đôi. sau đó có thể gọi 1-2 nhóm đọc với mục đích kiểm tra kết quả đọc nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét bài đọc của bạn.

b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

  • Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài học thông qua câu hỏi giáo viên đưa ra.Học sinh đọc thầm, đọc lướt để trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
  • Các nhóm báo cáo kết quả.
  • Giáo viên sơ kết ngắn gọn, nhấn mạnh ý chính và có thể ghi bảng những từ ngữ hình ảnh chi tiết nổi bật cẩn nhớ của đoạn văn, của khổ thơ.
  • Học sinh nêu nội dung chính của bài - giáo viên kết luận ghi bảng, 1; 2 học sinh nhắc lại.

c. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm (đối với văn bản nghệ thuật), hoặc luyện đọc lại (đối với văn bản phi nghệ thuật)

* Thông qua tìm hiểu nội dung học sinh tìm ra giọng đọc chung toàn bài (Hào hứng, sôi nỗi, nhẹ nhàng…. Những từ ngữ cần nhấn giọng (cao độ, trường độ...)

* Luyện đọc diễn cảm đoạn: Lớp 4, 5 luyện đọc diễn cảm.

  • Giáo viên giới thiệu đoạn cần luyện đọc, đưa lên bảng.
  • Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe và nêu giọng đọc của đoạn, những từ cần nhấn giọng, giáo viên gạch chân từ trên bảng.
  • 2, 3 học sinh đọc lại.

- Luyện đọc nhóm.

- Thi đọc diễn cảm. HD học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.

- Đối với bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, sau khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh tự học (thuộc một đoạn hoặc cả bài). Gọi học sinh đọc đạt mức yêu cầu tối thiểu, sau đó gọi học sinh năng khiếu đọc ở mức cao hơn.

3. Củng cố, dặn dò

  • Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung bài tập đọc học sinh trả lời. (1, 2 câu)
  • Học sinh nhận xét tiết học, giáo viên bổ sung.
  • Dặn dò về yêu cầu luyện tập và chuẩn bị bài sau.

5. Hướng dẫn trình bày bảng Tập đọc lớp 4, 5

Thứ ... ngày ... tháng ... năm ...

Tập đọc:
Tên bài
(Tên tác giả)

Luyện đọc

- Từ khó phát âm.

- Câu văn dài (câu thơ khó) cần hướng dẫn.

- Đoạn văn (thơ) hướng dẫn đọc diễn cảm.

Tìm hiểu bài

- Ý đoạn 1:

Các từ ngữ cần giảng ở đoạn 1

- Ý đoạn 2:

Các từ ngữ cần giảng ở đoạn 1

.......................................................

Nội dung bài:

Ví dụ:

Tập đọc: Bài Đất Cà Mau

Luyện đọc

GV tự xác định nội dung ghi bảng dựa vào thực tế luyện đọc của HS.

Tìm hiểu bài

+ Mưa: Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông.

+ Cây: mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài

+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.

+ Con người Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ.

(GV có thể ghi ý nghĩa của bài ở phía dưới và giữa bảng hoặc có

thể đọc cho HS ghi vào vở).

Mô hình 2:

Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau

  • Mưa hối hả, rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn, trong mưa có dông…
  • Đọc hơi nhanh, mạnh.

Đoạn 2: Cây cối và nhà của ở Cà Mau:

+ Cây: mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài…

+ Nhà cửa: dọc hành kênh, dưới hàng đước.

  • Nhấn giọng: nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió…

Đoạn 3: Tính cách người Cà Mau:

  • Thông minh, giàu nghị lực, thượng võ…
  • Giọng đọc: tự hào

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn .

Đánh giá bài viết
6 817
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo