Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Cánh diều
Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Cánh diều gồm 5 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức lớp 2, giúp thầy cô nắm được những yêu cầu của từng phân môn thuận lợi cho quá trình giảng dạy các môn học.
Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Cánh diều đã được HoaTieu.vn cập nhật và tổng hợp thành file tải về. Mời thầy cô tham khảo và tải file về máy để sử dụng thuận tiện hơn.
Hướng dẫn dạy sách Cánh diều lớp 2
1. Yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 2 bộ Cánh Diều
Tuần/ tháng | Chương trình và sách giáo khoa lớp 2 | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú | ||
Chủ đề/mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/thời lượng | |||
Tuần 1 | Cuộc sống quanh em | Đọc: Làm việc thật là vui. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. - Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian. - Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian. 1.2 Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian). 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập). | |
Đọc: Làm việc thật là vui. | 1 | ||||
Chính tả: Đôi bàn tay. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. - Nhớ quy tắc chính tả c / k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống. - Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái. - Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 1.2 Năng lực chung - Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản. - Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. | |||
Tập viết: A. | 1 | 1.Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Viết đúng chữ hoa A (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Anh em thuận hoà (3 lần). Chữ viết rỏ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nói nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 1.2 Năng lực chung - HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. | |||
Đọc: Mỗi người một việc. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ phát âm sai và viết sai... Ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, câu thơ. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút. - Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH về vật, con vật, loài cây; ích lợi của vật, con vật, loài cây trong bài thơ. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc có ý nghĩa mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. - Nhận biết các từ ngữ chỉ người, vât, con vật, thời gian. - Nhận biết các từ ngữ trả lời CH Ai?, Con gì?, Cái gì?. - Nhận diện được bài thơ. - Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. 1.2 Năng lực chung - Rèn cho HS có kĩ năng hợp tác làm việc nhóm để hoàn thành nội dung Luyện tập qua kĩ thuật Khăn trải bàn. 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. | |||
Đọc: Mỗi người một việc. | 1 | ||||
Nói và nghe: Chào hỏi tự giới thiệu. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... - Bước đầu viết nói câu giới thiệu, chuẩn bị học tốt cho tiết viết câu giới thiệu theo mẫu Ai là gì?. - Lắng nghe và hiểu ý kiến của bạn tham gia trong cuộc giao lưu. - Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn. 1.2 Năng lực chung - Bước đầu biết giao tiếp chủ động, tự nhiên, tự tin. 2. Phẩm chất - Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa. | |||
Viết: Luyện tập chào hỏi, tự giới thiệu. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Biết nói, viết thành câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?. Viết hoa đúng chính tả các tên riêng. 1.2 Năng lực chung - Năng lực giao tiếp. 2. Phẩm chất - Ý thức trách nhiệm. | |||
Đọc mục lục. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. - Biết đọc mục lục sách (MLS); hiểu tác dụng của MLS, tìm được văn bản theo MLS. - Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2). 1.2 Năng lực chung - Tìm tòi, đọc sách. - Nhận biết bài văn xuôi, thơ. - Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. - Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân. 2. Phẩm chất - Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo. - Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống. | |||
Đọc mục lục. | 1 | ||||
Tuần 2 | Thời gian của em | Đọc: Ngày hôm qua đâu rồi? | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút. - Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian. - Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai). - Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ. - Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian). - HTL 2 1.2 Năng lực chung - Nhận biết nội dung chủ điểm. - Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi. - Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt). khổ cuối của bài thơ. 2. Phẩm chất - Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm: + Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian. + Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân. | |
Đọc: Ngày hôm qua đâu rồi? | 1 | ||||
Chính tả: Đồng hồ báo thức. | 1 | 1. Năng lực 1.1 Năng lực đặc thù - Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô. - Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh. - Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái. - Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 1.2 Năng lực chung - Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản. - Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những 2. Phẩm chất - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. câu thơ trong các BT chính tả. |
2. Yêu cầu cần đạt môn Toán lớp 2 bộ Cánh Diều
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Yêu cầu cần đạt (Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.) | Ghi chú | ||
Chủ đề/ Mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/ thời lượng | |||
Tuần 1 | Chủ đề 1: Ôn tập lớp 1. Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 | Bài 1: Ôn tập các số đến 100 | 2 tiết | Tiết 1: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Ôn tập củng cố cách đọc, viết và xếp thứ tự các số từ 1 đến 100. - Biết cách đọc, viết các số có hai chữ số theo phân tích cấu tạo số Năng lực chung - Thông qua hoạt động quan sát hình vẽ,..., HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm. 2. Phẩm chất - Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Tiết 2: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nắm chắc cách so sánh các số có hai chữ số. - Biết ước lượng được đồ vật theo nhóm chục. Năng lực chung - Thông qua hoạt động ước lượng số đồ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rồi đếm để kiểm tra, qua đó hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Chủ động, tích cực trong các hoạt động, giao tiếp và hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. | |
Bài 2: Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 | 2 tiết | Tiết 1: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ ) trong phạm vi 100 gồm các dạng bài cơ bản về: tính nhẩm, tính viết ( đặt tính rồi tính ) , thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. Năng lực chung - Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển cho HS năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động nhận xét và chia sẻ bài với bạn. 2. Phẩm chất - HS có ý thức chăm chỉ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. Tiết 2: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Ôn tập về phép cộng, phép trừ (không nhớ ) trong phạm vi 100 và vận dụng các phép tính đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Năng lực chung - Thông qua hoạt động tính nhẩm, tính viết... HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Chủ động, tích cực trong các hoạt động, giao tiếp và hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất - HS có ý thức chăm chỉ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè. | |||
Bài 3: Tia số. Số liền trước – Số liền sau (Tiết 1) | 1 tiết | 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số. - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Biết xếp thứ tự các số Năng lực chung - Thông qua nội dung bài học HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. | |||
Tuần 2 | Bài 3: Tia số. Số liền trước – Số liền sau (Tiết 2) | 1 tiết | 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết được tia số, vị trí các số trên tia số, sử dụng tia số để so sánh số. - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số cho trước. - Biết xếp thứ tự các số Năng lực chung - Thông qua nội dung bài học HS biết nêu câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. | ||
Bài 4: Đề-xi-mét | 2 tiết | Tiết 1: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm. - Cảm nhận được độ dài thực tế 1dm. - Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo đề-xi-mét, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Năng lực chung - Thông qua quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét chia sẻ ý kiến để nắm vững biểu tượng đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống. - Chủ động, tích cực trong các hoạt động, giao tiếp và hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. Tiết 2: 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Biết đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, biết đề-xi-mét viết tắt là dm. - Cảm nhận được độ dài thực tế 1 đề-xi-mét. - Biết dùng thước đo độ dài với đơn vị đo đề-xi-mét, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Năng lực chung - Thông qua việc đo độ dài với đơn vị đo đề-xi-mét, HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 2. Phẩm chất - HS có ý thức chăm chỉ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. | |||
Bài 5 : Số hạng - Tổng | 1 tiết | 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính cộng. Năng lực chung - Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính cộng, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học. Biết đoàn kết và giúp đỡ bạn trong học tập. | |||
Bài 6 : Số bị trừ – Số trừ – Hiệu | 1 tiết | 1. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận biết tên gọi và các thành phần và kết quả phép tính trừ. Nănglực chung - Thông qua nhận biết tên gọi các thành phần và kết quả phép tính trừ, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến. HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển cho HS năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động nhận xét và chia sẻ bài với bạn. 2. Phẩm chất - HS có ý thức chăm chỉ học tập, đoàn kết và yêu thương bạn bè. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn. |
3. Yêu cầu cần đạt môn Đạo Đức lớp 2 bộ Cánh Diều
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú | ||
Chủ đề/Mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/ thời lượng | |||
Tuần 1 | Qúy trọng thời gian | Bài 1: Qúy trọng thời gian | Tiết 1 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Nêu được một số biểu hiện của quý trọng thời gian. 1.2.Năng lực giao tiếp, hợp tác: -Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2. Phẩm chất: - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. | |
Tuần 2 | Tiết 2 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Biết sử dụng thời gian hợp lý. 1.2.Năng lực giải quyết vấn đề , hợp tác và sáng tạo: -Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 2. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. | |||
Tuần 3 | Tiết 3 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí. 1.2.Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo: - Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 2. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. | |||
Tuần 4 | Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè | Bài 2: Kính trọng thầy cô giáo | Tiết 1 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Rèn năng lực phát triển bản thân, nêu được một số biểu hiện cửa sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. 1.2.Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 2. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. | |
Tiết 2 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù -Điều chỉnh hành vi, thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. 1.2.Năng lực giao tiếp, hợp tác: - Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2.Phẩm chất - Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. | ||||
Tuần 5 | |||||
Tuần 6 | Bài 3: Yêu quý bạn bè | Tiết 1 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Nêu được một số biểu hiện yêu quý bạn bè, thực hiện được hành động thể hiện sự yêu quý bạn bè. 1.2. Năng lực giao tiếp, hợp tác: - Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2.Phẩm chất - Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. | ||
Tuần 7 | Tiết 2 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa, nói lời thể hiện sự yêu quý bạn bè. 1.2.Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo: - Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 2.Phẩm chất - Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. | |||
Tuần 8 | Nhận lỗi và sửa lỗi | Bài 4 : Nhận lỗi và sửa lỗi | Tiết 1 | 1. Năng lực 1.1.Năng lực đặc thù - Nêu được một số biểu hiện của việc nhận lỗi và sửa lỗi, nêu được vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi. 1.2.Năng lực giao tiếp, hợp tác: - Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 2.Phẩm chất - Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm. |
4. Yêu cầu cần đạt môn HĐTN lớp 2 bộ Cánh Diều
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Yêu cầu cần đạt (Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.) | ||
Chủ đề/Mạch nội dung | Tên bài học | Tiết học/ thời lượng | ||
Tuần 1 | CĐ 1: Trường tiểu học | - Chào mừng năm học mới | 1 Tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: HS được tham gia các HĐ văn nghệ để chào mừng năm học mới. - NL đặc thù: +Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng. +Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng +Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học. - PC: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. |
- Cùng bạn đến trường - Lời khen tặng bạn | 1 tiết - 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: HS bày tỏ được cảm xúc của bản thân với bạn và ngôi trường của mình. Xây dựng được nôi quy lớp học và thực hiện duy trì nề nếp học tập. - NL đặc thù: + Kể được sự chuẩn bị của bản thân cho năm học mới và bày tỏ được cảm xúc về ngôi trường, thầy cô, bạn bè của mình. + Xây dựng được nội quy lớp học, duy trì nề nếp học tập. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học. - PC: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: HS thực hiện đánh giá và duy trì nề nếp học tập. HS thực hiện giao tiếp phù hợp và xây dựng mối quan hê tốt đẹp với bạn bè. - NL đặc thù: + HS nhớ được các hoạt động học tập, vui chơi đã tham gia trong tuần và chia sẻ với bạn bè. + Kể với bạn các nội quy đã thực hiện tốt trong tuần. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học. - PC: Bồi dưỡng PC nhân ái, trung thực, trách nhiệm | ||
Tuần 2 | CĐ1: Trường tiểu học | - Thực hiện nội quy nhà trường | 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: HS có ý thức thực hiện nội quy và củng cố nề nếp học tập trong năm học mới - NL đặc thù: Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, chia sẻ. - PC: Bồi dưỡng PC nhân ái, trung thực, trách nhiệm. |
- Cùng bạn đến trường | 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: +Kể được những hoạt động đã tham gia ở lớp 1 và bày tỏ mong muốn được tham gia các HĐ lớp 2. + Duy trì thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường + Thể hiện tình cảm và long kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - NL đặc thù: + Mô tả được những HĐ đã tham gia ở lớp 1. Kể được các thầy cô lớp 2, thể hiện long kính trọng với các thầy cô. + Nhắc nhở nhau cùng thực hiện những việc làm thể hiện long kính trọng và biết ơn thầy cô. - NL chung: Hợp tác, chia sẻ, tự học - PC: Bồi dưỡng PC nhân ái, trung thực, trách nhiệm. | ||
Trang trí lớp học | 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + HS trang trí lớp học để chuẩn bị cho năm học mới. + Phát triểm PC chăm chỉ và trách nhiệm với môi trường lớp học của mình. - NL đặc thù: HS biết cách trang trí lớp học. + Đoàn kết, cùng nhau giữ gìn vệ sinh lớp học. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học. - PC: Bồi dưỡng PC chăm chỉ, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao. | ||
Tuần 3 | CĐ1: Trường tiểu học | - Tích cực tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng | 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: +HS nghe thông báo để nắm được những HĐ của Sao nhi đồng. + HS sẵn sang tham gia tích cực các HĐ của Sao nhi đồng. - NL đặc thù: Nhận thức được ý nghĩa của việc thực hiện nội quy trường, lớp. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. - PC: Yêu mến, đoàn kết, giúp đỡ bạn |
- Sao nhi đồng của chúng em - Hát về Sao nhi đồng | 1 tiết 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Giới thiệu được về Sao nhi đồng của minh. + Tham gia một số trò chơi để chia sẻ về HĐ và ý nghĩa của Sao nhi đồng + Rèn luyện cho HS về ý thức, tinh thần, thái độ yêu Sao và yêu Đội. - NL Đặc thù: +Nêu được một số nội dung, hoạt động của Sao Nhi đồng; chia sẻ cảm xúc của bản thân khi tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng. +Tham gia trò chơi, nâng cao tinh thần tập thể. - NL chung: Hợp tác, biết lắng nghe ý kiến của bạn và thầy cô. - PC: Tự giác, tích cực tham gia các HĐ tập thể. - Mức độ và yêu cầu cần đạt: HS cùng tham gia hát một số bài hát về Sao nhi đồng. - NL đặc thù: + HS chọn bài hát và biểu diễn. + HS tích cực rèn luyện để trở thành những ngôi sao sáng. - NL chung: Biết hợp tác theo nhóm để thảo luận. - PC: Tích cực trong các hoạt động nhóm. | ||
Tuần 4 | CĐ1: Trường tiếu học | - Vui Tết Trung thu | 1 tiết | Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu. + Tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ hoặc cổ vũ các bạn. - NL đặc thù: Nhận thức được ý nghĩa của ngày Tết Trung thu. - NL chung: Biết trao đổi ý kiến, biết đặt câu hỏi khác nhau. - PC: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. |
- Chúng em tham gia CLB - Điều emm học được từ CĐ trường Tiểu học | 1 tiết 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: +Nói về câu lạc bộ trong trường. +Chia sẻ mong muốn và nguyện vọng tham gia câu lạc bộ trong trường. - NL đặc thù: +Chia sẻ hiểu biết của bản thân về câu lạc bộ trong trường. +Thể hiện nguyện vọng tham gia câu lạc bộ. - NL chung: Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. - PC: Yêu mến, đoàn kết, giúp đỡ bạn. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: HS có khả năng tự nhận xét và đánh giá bản thân về những điều đã đạt đươc sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học. - NL đặc thù: + HS tự đánh giá những điều đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường tiểu học. + Trả lời được câu hỏi GV đặt ra. - NL chung: Hợp tác, tự tin khi chia sẻ. - PC: Tự giác, tích cực học tập. | ||
Tuần 5 | CĐ 2: Em là ai? | - Tham gia phát động “Tìm kiếm tài năng nhí” - Em vui vẻ, thân thiện - Tìm kiếm tài năng của lớp | 1 tiết 1 tiết 1 tiết | Mức độ, yêu cầu cần đạt: + HS nắm được yêu cầu phong trào Tìm kiếm tài năng nhí và sẵn sàng tham gia. + Định hướng cho HS chuẩn bị các hoạt động đầu tháng 10 với nội dung hướng đến bản thân. - NL đặc thù: + Hiểu được ý nghĩa của phong trào Tìm kiếm tài năng nhí. + Trình diễn tài năng: múa, hát, đóng kịch,… - NL chung: Mạnh dạn, tư tin trong giao tiếp. - PC: Ứng xử thân thiện với bạn bè. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. + Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh. + Nhận diện được những việc làm thể hiện tình bạn và nói lời giao tiếp phù hợp với bạn. - NL đặc thù: + Nhận diện được cảm xúc vui vẻ và khuôn mặt thể hiện cảm xúc vui vẻ. + Thực hiện ứng xử phù hợp trong một số tình huống. - NL chung: Trình bày ý kiến cá nhân rõ ràng, dễ hiểu. - PC: Có ý thức trách nhiệm trong việc học nhóm. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Thể hiện được năng khiếu, sở thích của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. - NL đặc thù: Biểu dưỡng tiết mục trước lớp theo chủ đề tự chọn. - NL chung: Biết tự học, tực giác trong học tập. - PC: Ứng xử thân thiện với bạn bè. |
Tuần 6 | CĐ2: Em là ai? | - Tham gia “Tim kiếm tài năng nhí” - Em vui vẻ, thân thiện - Vẽ tranh khuôn mặt vui vẻ | 1 tiết 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua biểu diễn các tiết mục tài năng. + Cổ vũ, ủng hộ các bạn tham gia cuộc thi. - NL đặc thù: Tham gia vào các hoạt động Tìm kiếm tài năng nhí. - NL chung: Biết lắng nghe và chia sẻ với bạn. - PC: Đoàn kết và yêu mến bạn bè, thầy cô. - Mức độ, yêu cầu cần đạt:+ Phát huy cảm xúc tích cực, thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh. + Thực hiện những cử chỉ thân thiện và biết nói lời giao tiếp phù hợp với bạn. - NL đặc thù: Phát huy và thể hiện được những cảm xúc tích cực, cử chỉ thân thiện, vui vẻ với bạn bè. - NL chung: Chủ động, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập. - PC: Có tấm lòng nhân hậu và sẻ chia. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: Giúp HS nhận diện và thể hiện hình ảnh vui vẻ, thân thiện của bản thân. - NL đặc thù; Nhớ lại được những lúc bản thân cảm thấy vui vẻ và vẽ lại những lúc đó. - NL chung: Giao tiếp, hợp tác, chia sẻ. - PC: Hăng hái phát biểu xây dựng bài. |
Tuần 7 | CĐ2: Em là ai? | - Chào mừng ngày PN Việt Nam 20/10 - Em tự làm lấy việc của mình. - Thử tài “Ai khéo tay hơn” | 1 tiết 1 tiết | - Mức độ, yêu cầu cần đạt: Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 hoặc cổ vũ các tiết mục văn nghệ. - NL đặc thù: Hiểu được ý nghĩa của ngày Phụ nữ Việt Nam. - NL chung: Biết lắng nghe và chia sẻ với bạn. - PC: Yêu quý bạn bè và thầy cô. - Mức độ, yêu cầu cần đạt: + Hiểu được sự cần thiết phải tự làm lấy việc của mình. + Xử lí được một số tình huống liên quan đến việc tự phục của bản thân. - NL đặc thù: Hiểu được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân. - NL chung: HS tự tin khi chia sẻ, biết hợp tác nhóm. - PC: Nhiệt tình giúp bạn cùng học tốt. - Mức độ, yêu cầu cấn đạt: HS thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua thực hiện một số việc tự phục đơn giản. - NL đặc thù: Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận, gọn gàng thông qua việc chuẩn bị sách vở, giấy bọc sách vở, quần dài, áo sơ mi, áo phông,… - NL chung: Biết hợp tác và chia sẻ với bạn. - PC: Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. |
5. Yêu cầu cần đạt môn Giáo dục thể chất lớp 2 bộ Cánh Diều
Tuần | Chủ đề/ Mạch nội dung | Tên bài học | Yêu cầu cần đạt | Ghi chú |
Tuần 1 | Chủ đề 1: Đội hình đội ngũ | - Vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện - Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 1) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 1 tiết 1 tiết |
Tuần 2 | - Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 2,3) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 3 | Chủ đề 2: Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản | - Bài 1: Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 4,5) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết |
Tuần 4 | - Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 1,2) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 5 | - Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 3,4) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 6 | - Bài 2: Chuyển đội hình vòng tròn thành đội hình hàng dọc, hàng ngang (Tiết 5) - Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại (Tiết 1) | Biết tập hợp và điểm số Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết khẩu lệnh và giậm chân tại chỗ | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 7 | - Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại (Tiết 2,3) | Biết khẩu lệnh và giậm chân tại chỗ | 2 tiết | |
Tuần 8 | - Bài 3: Giậm chân tại chỗ, đứng lại (Tiết 4) - Bài: Ôn tập chủ đề đội hình đội ngũ | Biết khẩu lệnh và giậm chân tại chỗ Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 9 | Bài 1: Đi theo hướng thẳng (Tiết 1,2) | Biết và thực hiện được động tác đi Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 10 | - Bài 1: Đi theo hướng thẳng (Tiết 3,4) | Biết và thực hiện được động tác đi Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 11 | - Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 1,2) | Biết và thực hiện được động tác đi thay đổi hướng | 2 tiết | |
Tuần 12 | - Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 3,4) | Biết và thực hiện được động tác đi thay đổi hướng | 2 tiết | |
Tuần 13 | - Bài 2: Đi thay đổi hướng (Tiết 5) - Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 1) | Biết và thực hiện được động tác đi thay đổi hướng Biết và thực hiện được động tác chạy theo hướng thẳng | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 14 | - Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 2,3) | Biết và thực hiện được động tác chạy theo hướng thẳng | 2 tiết | |
Tuần 15 | - Bài 3: Chạy theo hướng thẳng (Tiết 3,4) | Biết và thực hiện được động tác chạy theo hướng thẳng | 2 tiết | |
Tuần 16 | - Bài 4: Chạy thay đổi hướng (Tiết 1,2) | Biết và thực hiện được động tác chạy thay đổi hướng | 2 tiết | |
Tuần 17 | Chủ đề 3: Bài tập thể dục | - Bài 4: Chạy thay đổi hướng (Tiết 3,4) | Biết và thực hiện được động tác chạy thay đổi hướng | 2 tiết |
Tuần 18 | - Bài 5: Các động tác ngồi cơ bản (Tiết 1,2) | Biết và thực hiện được động tác ngồi cơ bản | 2 tiết | |
Tuần 19 | - Bài 5: Các động tác ngồi cơ bản (Tiết 3) - Bài 6: Động tác quỳ cơ bản (Tiết 1) | Biết và thực hiện được động tác ngồi cơ bản Biết và thực hiện được động tác quỳ cơ bản | 1 tiết | |
Tuần 20 | - Bài 6: Động tác quỳ cơ bản (Tiết 2,3) | Biết và thực hiện được động tác quỳ cơ bản | 2 tiết | |
Tuần 21 | - Bài: Ôn các tư thế và kỹ năng vận động cơ bản - Bài: Kiểm tra cuối HK I - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được các tư thế kỹ năng vận động cơ bản. Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tại chỗ dẫn (nhồi) bóng ngang hông | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 22 | - Bài 1: Động tác vươn thở và động tác tay - Bài 2: Động tác chân và động tác lườn (Tiết 1) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được động tác vươn thở và động tác tay Biết và thực hiện được động tác chân và động tác lườn Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tại chỗ dẫn (nhồi) bóng ngang hông | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 23 | - Bài 2: Động tác chân và động tác lườn (Tiết 2) - Bài 3: Động tác bụng và động tác toàn thân (Tiết 1) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được động tác chân và động tác lườn Biết và thực hiện được động tác bụng và động tác toàn thân Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết nhồi bóng ở tư thế cao bằng một tay và hai tay luân phiên | 1 tiết 1tiết | |
Tuần 24 | Chủ đề 4: Thể dục nhịp điệu | - Bài 3: Động tác bụng và động tác toàn thân (Tiết 2) - Bài 4: Động tác nhảy và động tác điều hòa (Tiết 1) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được động tác bụng và động tác toàn thân Biết và thực hiện được động tác nhảy và động tác điều hòa Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết nhồi bóng ở tư thế cao bằng một tay và hai tay luân phiên | 1 tiết 1tiết |
Tuần 25 | - Bài 4: Động tác nhảy và động tác điều hòa (Tiết 2) - Bài: Ôn tập kiểm tra đánh gia bài tập thể dục - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được động tác nhảy và động tác điều hòa Biết và thực hiện được bài tập thể dục Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết dẫn bóng một tay di chuyển về trước | 1 tiết 1tiết | |
Tuần 26 | - Bài 1: Các tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 1,2) Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết dẫn bóng một tay di chuyển về trước | 2 tiết | |
Tuần 27 | - Bài 1: Các tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản (Tiết 3,4) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế đầu , cổ kết hợp chân cơ bản Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết dẫn bóng một tay di chuyển về trước | 2 tiết | |
Tuần 28 | - Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 1,2) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế tay kết hợp chân cơ bản Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tung và bắt bóng bằng hai tay | 2 tiết | |
Tuần 29 | - Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 3,4) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế tay kết hợp chân cơ bản Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tung và bắt bóng bằng hai tay | 2 tiết | |
Tuần 30 | - Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 1,2) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế của thân kết hợp nhún gối Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết di chuyển tung và bắtt bóng bằng hai tay(cá nhân) | 2 tiết | |
Tuần 31 | - Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 3,4) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế của thân kết hợp nhún gối Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết di chuyển tung và bắtt bóng bằng hai tay(cá nhân) | 2 tiết | |
Tuần 32 | - Bài 3: Các tư thế của thân kết hợp nhún gối (Tiết 5) - Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 1) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế của thân kết hợp nhún gối Biết và thực hiện được tư thế của chân kết hợp nhún gối Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tại chỗ ném rổ bằng hai tay cự li gần | 1 tiết 1 tiết | |
Tuần 33 | - Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 2,3) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế của chân kết hợp nhún gối Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. Biết tại chỗ ném rổ bằng hai tay cự li gần | 2 tiết | |
Tuần 34 | - Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 4,5) - Thể thao tự chọn | Biết và thực hiện được tư thế của chân kết hợp nhún gối Biết thực hiện vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện. | 2 tiết | |
Tuần 35 | - Bài: Ôn tập chủ đề Kiểm tra cuối HK II - Bài: Tổng kết năm học - Thể thao tự chọn | - Học sinh nắm được các nội dung cơ bản đã học. - Thực hiện cơ bản đúng một số bài tập đã học. - Có ý thức tự giác tập luyện TDTT, rèn luyện tư thế, tác phong và tham gia các trò chơi vận động. | 2 tiết |
Trên đây là Yêu cầu cần đạt của việc dạy học sách Cánh diều 2 theo hướng dẫn dạy sách Cánh diều lớp 2 của Bộ GDĐT được cập nhật mới nhất năm 2024. Xin thầy cô tham khảo và cho ý kiến đóng góp.
Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp những tài liệu hữu đến thầy cô.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nhung Nguyễn
- Ngày:
- Nguyễn Thị NgânThích · Phản hồi · 0 · 19/12/22
- Đỗ Thị HuyềnThích · Phản hồi · 0 · 20/06/23
Gợi ý cho bạn
-
(Full 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Toán 12 Kết nối tri thức
-
Đáp án trắc nghiệm module 9 Tiểu học (Đủ 4 nội dung) - Tất cả các môn
-
Đáp án tập huấn Giáo dục giới tính
-
(Mới) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 Cánh Diều
-
Đáp án tập huấn SGK Khoa học 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
-
Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025
-
Thể lệ cuộc thi Vì An toàn giao thông Thủ đô 2024
-
Bài tập Tết lớp 2 năm 2024
-
Thiết kế bài xây dựng công thức tính diện tích hình chữ nhật ở môn Toán lớp 3 bằng phần mềm GeoGebra
-
Đáp án tự luận môn Tiếng Anh module 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ Thuật 4 Kết nối tri thức
Tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Toán lớp 3 bộ Chân trời sáng tạo
Đặc điểm cơ bản nhất của SGK Đạo đức 4 là gì?
40+ Khẩu hiệu khai giảng năm học mới 2024
Mẫu chữ nét đứt cho bé tập tô
Tài liệu chương trình Thiếu nhi Việt Nam Học tập tốt, Rèn luyện chăm năm học 2024-2025