Lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1 như thế nào?
Theo phong tục cứ vào ngày rằm và mùng 1 đầu tháng, người dân Việt Nam lại sắm lễ cúng tại nhà cầu mong sức khỏe, bình an, vạn sự như ý. Trong đó việc lau dọn bàn thờ trước khi cúng là rất cần thiết. Vậy Lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1 như thế nào cho đúng, cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1
1. Lưu ý khi lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1
1. Để không phạm tâm linh, trước khi lau dọn bàn thờ, người thực hiện cần phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.
Sau đó gia chủ cần chuẩn bị các đồ dùng phục vụ công việc bao gồm: Một chiếc bàn trải vải đỏ hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu bàn thờ trong nhà thờ chung bài vị gia tiên và các thần thì phải để ra hai vị trí khác nhau, không đặt lẫn lộn. Bạn hãy đợi khi hương cháy hết mới được bắt đầu.
2. Dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).
Tiếp đến phần dọn bát hương. Đây là một công việc cũng vô cùng quan trọng khi lau dọn bàn thờ. Ngày nay hầu hết các gia đình thường rút chân hương ra rồi đổ tro ra ngoài. Theo quan niệm xưa thì điều này dễ gây “tán tài”, tốt nhất nên dùng một chiếc thìa và xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa bát hương sạch sẽ.
3. Sau khi bát hương đã khô ráo, nếu là bát hương thờ thần Phật thì hãy dùng 7 tờ tiền vàng còn nếu là bát hương tổ tiên thì dùng 3 tờ tiền vàng để đốt hơ quanh, cháy được một nửa rồi bỏ vào trong. Khi tiền vàng đã cháy hết trong bát hương thì đổ tro vào một lần, như vậy được gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Nhiều gia đình có thói quen đem tro cũ của bát hương đổ ra ngoài sông, suối và thay tro mới vào bát nhưng người xưa lại dùng rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại dùng lại chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải tiến hành từ bát hương thần Phật rồi mới đến bát hương tổ tiên.
4. Tiếp theo, bài vị thần Phật, tổ tiên sau khi đã lau rửa sạch sẽ được đặt lại vị trí cũ, tuy vậy công việc này cũng không hề đơn giản.
Trước hết gia chủ nên chuẩn bị một cái lò nhỏ đốt than hoa, đặt phía dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Sau đó dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ.
Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:
- Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt
- Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt
- Que thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt
- Que thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt
Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.
2. Lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1 như thế nào?
Phần quan trọng nhất trong gia đình là bàn thờ Phật, thờ tổ tiên vì đây được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu.
Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên. Sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.
Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần Phật.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công