Giáo viên là gì? Những tố chất để trở thành một giáo viên giỏi

Giáo viên là gì? Những tố chất để trở thành một giáo viên giỏi. Đây là những câu hỏi quan trọng một giáo viên tương lai cần phải nắm được để đến với nghề cao quý nhất, đó là nghề giáo.

1. Nghề giáo viên là gì?

Giáo viên là người làm công tác giáo dục dạy dỗ, giảng dạy kiến thức của từng môn học cho học sinh, sinh viên, tiến hành xây dựng giáo trình phục vụ các tiết dạy học, thực hành để giúp học sinh sinh viên phát triển tài năng của mình đồng thời giáo viên cũng là người trực tiếp kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi để giúp đánh giá năng lực học tập của học sinh sinh viên.

Nam giới làm giáo viên được gọi là thầy giáo

Nữ giới làm giáo viên được gọi là cô giáo.

Giáo viên là gì? Giáo viên không chỉ là người vô cùng quan trọng trong vai trò người truyền đạt tri thức mà họ còn là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn cách để học giỏi, tư vấn, người cân đo đong đếm sự công bằng cho các hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên phải có năng lực truyền cảm hứng và dạy học tốt thì học sinh mới học giỏi được.

Người giáo viên luôn phải có tư duy tự ý thức hoàn thiện bản thân bắt đầu từ nhân cách, đạo đức, lối sống, đến việc làm sao để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy khả năng sáng tạo, suy nghĩ độc lập, tự thân phấn đấu trong hoạt động sự nghiệp giáo dục của mình, biết phối hợp nhịp nhàng với các giáo viên khác trong nhà trường để cùng hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục. Ngoài ra, giáo viên còn nên sở hữu năng lực giải quyết những vấn đề khó thường hay phát sinh trong tiến trình dạy và học để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người làm nghề giáo.

2. Nhiệm vụ và vai trò của nghề giáo

Trong các nền văn hóa khác nhau vai trò của giáo viên là gì? sẽ được hiểu khác nhau.

Các nhiệm vụ giảng dạy của người làm nghề giáo gồm có các việc chuẩn bị các bài học chuẩn bị nội dung dạy học theo chương trình tổng quan của nhà trường đề ra, đưa ra các bài học để giảng dạy cho học sinh từ kết quả của các bài kiểm tra tiến hành đánh giá tiến độ học tập kết quả học của từng học sinh.

Nhiệm vụ chuyên môn của một giáo viên chính là việc giảng dạy trong nhà trường. Bên ngoài lớp học, giáo viên có thể tham gia hoạt động ngoại khóa như chuyến đi thực địa với học sinh, bên cạnh đó là thực hiện việc giám sát các phòng học, giúp tổ chức tốt các khóa học của trường đề ra.

3. Các ngành của giáo viên là gì?

Làm nghề giáo viên bạn có thể tham gia dạy ở rất nhiều ngành dạy học cho học sinh:

- Giáo viên cho các bé mầm non

- Giáo viên cho bậc Tiểu học 6-10 tuổi

- Giáo viên cho bậc Trung học 11-14 tuổi

- Giáo viên văn hóa nghệ thuật

- Giáo viên bộ môn thể dục thể thao

- Giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên

- Giáo viên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

- Giáo viên ngoại ngữ: Anh Nhật Trung Pháp Đức…

4. Những tố chất để trở thành giáo viên giỏi

Quan tâm đến bản thân

Ai trong chúng ta cũng đều thông cảm cho nghề giáo – ngành nghề phải đối mặt với vô số các cảm giác bực bội, khó chịu, mất tập trung và lừ đừ khi đứng lớp lúc mệt mỏi. Mà nghề giáo ảnh hưởng tới tương lai của lớp lớp người đến học. Do đó để đứng lớp được hiệu quả, người giáo viên phải biết quan tâm tới bản thân mình.

Là giáo viên để đứng lớp được tỉnh táo, bạn cần phải ngủ đủ giấc. Trước khi đi ngủ 1 giờ đồng hồ, hãy tắt hết tất cả các thiết bị có ánh sáng xanh như tivi điện thoại đi để giấc ngủ đạt được trạng thái sinh lý. Tránh ăn vặt muộn vào mỗi tối trước giờ đi ngủ và hạn chế hay nếu có thể hãy cai thuốc lá thủ phạm gây viêm phổi khó thở.

* Thiền

Làm giáo viên, phải đối mặt với lũ nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò bạn không ít lần dễ nổi nóng. Khi đó để đối mặt với những cơn tức giận này, thiền sẽ giúp giáo viên dễ chấp nhận những khó khăn, thử thách mà nghề giáo mang lại, từ đó giải quết êm thấm tất cả những phát sinh nảy sinh trong thời gian dạy học. Đây là 1 hoạt động lành mạnh giúp bạn cải thiện tâm trạng cũng như kiềm chế tốt hơn.

* Tập thể dục thường xuyên

Mỗi tuần chăm sóc tim của bạn nhiều hơn 3 lần nhé với các hoạt động như bơi, quần vợt, bóng rổ, đi bộ hoặc đi dạo, hít đất hoặc tham gia lớp thể thao. Khi thực hiện hoạt động này, não sẽ tiết ra chất giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn với các cơ được kéo giãn nhịp nhàng. Bạn cũng sẽ sở hữu cơ thể lý tưởng khi chơi các bộ môn thể thao này.

* Ghi chú những gì quan trọng

Trong một ngày công tác sẽ có rất nhiều điều bạn cần ghi nhớ, hãy đảm bảo ghi lại tất cả những gì bạn cảm thấy không được quên ví dụ mà nghề giáo viên là gì? yêu cầu như: học sinh thắc mắc điều gì để đưa ra ý kiến trả lời sớm nhất, ý tưởng mới khi tiến hành dạy và học, nhắc nhở thời gian cuộc họp chuyên môn diễn ra...

* Chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp

Chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp là việc làm vô cùn cần thiết. Không chỉ chuẩn bị về tinh thần thoải mái mà còn cần chuẩn bị tốt phần giáo trình. Ghi nhớ mọi ngõ ngách trong bài giảng ngày hôm đó để đứng lớp tự tin, giúp học sinh học hết chương trình mà trong thời gian có hạn.

Việc lên kế hoạch trước khi đến lớp giảng dạy sẽ giúp bạn diễn giảng bài giảng không bị ngắt quãng và quỹ thời gian sẽ được bạn sử dụng hợp lý từ đó tăng hiệu quả dạy và học, làm giáo viên tự tin hơn khi đến lớp giảng bài mỗi sáng.

* Hãy sáng tạo

Hãy sử dụng sách tham khảo nhưng không có nhà soạn sách tham khảo nào có thể soạn riêng giáo trình phù hợp với lớp học của bạn. Do đó bạn cần vận dụng tối đa khả năng sáng tạo của bản thân. Và Internet và sự giúp đỡ của các giáo viên nước ngoài cũng như bản xứ, sẽ là nguồn tin giúp bạn tạo nên những bài giảng đáng nhớ có hiệu quả cao trong giảng dạy và học. Dần dà bạn nên tự mình thêm vào tài liệu của riêng mình: những đoạn bài đọc nhỏ về tình hình thế giới, trò chơi ô chữ, bài tập sửa lỗi sai, hoạt động thảo luận, viết sáng tạo, nói chung thêm vào những hoạt động bổ trợ cho việc học tốt hơn.

Thỏa sức sáng tạo là một trải nghiệm vô cùng lý thú, hãy tự xây dựng bài học dành riêng cho học sinh từng lớp thay vì lệ thuộc vào sách giáo khoa hay sách tham khảo. Mỗi học sinh sẽ có nhu cầu học khác nhau mà bạn là người giáo viên phải đảm nhiệm giải quyết nhu cầu đó.

* Dạy học chuyên nghiệp là nói không với thiên vị

Không có học sinh hư, chỉ có giáo viên tồi. Mà lúc này vai trò của giáo viên là gì? Là bạn có thể thấy đôi khi có một vài học sinh học rất chậm, thiếu độ tập trung hoặc quá nghịch ngợm với bạn, nhưng tôi không nghĩ rằng mình không chỉnh đốn được học sinh này (trừ những trường hợp liên quan đến bệnh lý) chỉ cần bạn nghiêm túc với nghề giáo, bình tĩnh và kiên nhẫn thì bạn chắc chắn có thể cảm hóa mọi sinh viên của mình.

Mặt khác, thiên vị quá mức một học sinh nào đó cũng là việc không thể chấp nhận được của người giáo viên. Tôi cảm thấy khá đáng sợ khi thầy cô giáo gội em này ngoan quá em kia hư quá em này dốt em kia quá giỏi… như vậy là bạn đã phân chia giai cấp. Mỗi em, dù có là con của người nổi tiếng xỡ nào, sở thích và thái độ khác nhau đều có thể xuất sắc theo cách của riêng mình. Do đó đừng thiên vị mà hãy dạy dỗ học sinh bằng hết khả năng của mình.

* Không nổi nóng

Đôi khi bạn dành cả ngày để chuẩn bị cho một buổi lên lớp đặc biệt nào đó nhưng học sinh chỉ biết miệt mài mất trật tự mà không thèm để ý tới việc học buổi lên lớp ngày hôm đó thậm chí phớt lờ hướng dẫn của bạn. Lúc ấy bạn sẽ rất dễ nổi nóng, đổ lỗi cho chúng và quát chúng, nhưng đừng làm như vậy vì làm thế vừa khó coi vừa thiếu chuyên nghiệp.

Với nhiều nền văn hóa, một khi bạn nóng giận quát tháo là bạn đã thất bại: mất tự chủ là điều thất bại đau đớn ở nhiều nước quan niệm, và đương nhiên không ai đề cao năng lực của một người không thể làm chủ cảm xúc của mình. Dù người nào có lỗi thì thay vì la hét quát tháo họ bạn có thể dùng sự bao dung của mình để cảm hóa. La toáng lên chỉ thể hiện bạn thật tệ và làm học sinh thêm chống đối. Với học sinh thì 100% điều này sẽ xảy ra.

* Tự đánh giá bản thân của giáo viên là gì?

Khi học sinh đã tan tiết học là thời gian lý tưởng để bạn tự đánh giá chất lượng buổi học của mình lớp có đạt được những kiến thức bạn vừa dạy không? Không khí lớp trầm lắng hay cô trò sôi nổi trao đổi? Mọi người có nó ra điều mình nghĩ không? Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn phát hiện ra những gì chưa đạt được để cố gắng đạt được trong những tiết dạy sau.

Học hỏi đồng nghiệp

Dù bạn đã dạy học với cả tuổi trẻ cả đời gắn bó với nghề nhưng đừng vì thế mà coi thưởng kinh nghiệm của người khác. Dù đồng nghiệp của bạn trẻ tuổi hơn bạn họ vẫn có những kinh nghiệm dạy học của riêng mình rất đáng để học hỏi. Không phải ai khuyên bạn điều gì cũng áp dụng được trong lớp học của bạn và đôi khi bạn có thể không đồng tình với ý kiến kinh nghiệm của người khác. Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua khi đồng nghiệp trải lòng về việc dạy học của họ. Đừng cố chấp hãy tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy của những người giáo viên đồng nghiệp vì biết đâu họ được đào tạo bài bản hơn bạn có tri thức hợp thời hơn bạn và thường có nhiều ý tưởng hay hơn bạn.

Cuối cùng, hãy nhớ là luôn luôn duy trì trạng thái tâm lý tích cực, lối sống lạc quan, không lo âu, luôn chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp. Đó chính là toàn bộ chìa khóa dẫn tới công việc giáo viên thành công đấy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.058
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm