9 Biện pháp rèn học sinh lười, không tự giác trong giờ học

Rèn luyện các học sinh yếu kém luôn là điều trăn trở của rất nhiều thầy cô. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số biện pháp rèn học sinh lười, không tự giác trong giờ học hiệu quả nhất. Mời các thầy cô cùng tham khảo trong nội dung sau đây.

1. Tạo cơ hội cho học sinh động não, tìm tòi, suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với bạn

Để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên rất nhiều điều, phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ. Ngoài ra giáo viên muốn phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh động não, tìm tòi, suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với bạn.

Thường xuyên áp dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động người học, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó người thầy giáo đóng vai trò tổ chức hoạt động học của học sinh, thông qua hoạt động, mỗi học sinh đều được hoạt đông, được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển.

Giáo viên giảm thời lượng thuyết trình của mình đến mức thấp nhất, tăng hoạt động tìm tòi, tăng tính chủ động bằng những tình huống gợi vấn đề và những câu hỏi gợi mở kích thích tính tò mò, tạo động lực để cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá bản thân, đưa ra những ý kiến riêng, bộc lộ những quan điểm ban đầu, học sinh tự tìm tòi, thực nghiệm để tìm ra câu trả lời.

2. Sử dụng trò chơi học tập

Con người nói chung và học sinh nói riêng có 2 kiểu học - đó là "lấy việc chơi làm học" và "lấy việc học làm chơi", nhiều học sinh suốt ngày ngồi nghiên cứu, đọc sách, ... một cách không biết mệt mỏi, và họ tìm niềm vui trong lúc học; lại cũng có nhiều người chỉ đọc được vài trang sách là ... ngáp và buồn ngủ. Nhưng khi được hoạt động, hoặc làm việc thì lập tức họ biến thành con người khác, thật thông minh và khéo léo. Chính vì thế, để tạo hứng thú học tập cho các em học sinh nói chung và đối với các học sinh lười nói riêng, thầy cô nên khéo léo kết hợp các trò chơi học tập trong quá trình giảng dạy.

Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển. Vì vậy tổ chức trò chơi chú ý những đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn - Có ích; trong đó bao gồm cả giải trí, thư giãn được xem là một yếu tố cơ bản của trò chơi. Trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh, có hai đặc điểm cơ bản sau:
Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học, đó là nội dung chính của bài học.

Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi: Có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa học sinh các nhóm.

3. Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học

Với 2 mục đích chính đó là:

Làm tăng hứng thú nhận thức của học sinh

Tạo điều kiện để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

4. Sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức lớp học khác nhau

Sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức lớp học khác nhau, tạo nên sự mềm dẻo, linh hoạt và sinh động cho quá trình dạy học. Việc sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức lớp học khác nhau cho phép giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương pháp dạy học khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên cụ thể hoá việc dạy học, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng của chính các em.

5. Xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học và hoạt động dạy học

Kế hoạch bài học phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học và hoạt động dạy học. Giáo viên cần lựa chọn hoặc xây dựng các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu của bài, phù hợp với đối tượng và điều kiện của học sinh. Giáo viên cần lên kế hoạch, bố trí thời gian cho hoạt động dạy - học đã xác định.

Trong từng hoạt động phải nêu rõ mục tiêu, cách tiến hành hoạt động, hoạt động nào của giáo viên, hoạt động nào của học sinh. Hoạt động dạy học phải sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia.

6. Sử dụng khẩu lệnh ngắn, rõ và không có cảm xúc

Rất dễ dàng để bạn có thể quát, mắng thậm chế là mỉa mai học sinh đó nhưng chắc chắn những điều bạn làm không hẳn có tác dụng vì vậy hãy dừng lại một nhịp và nói rõ những điều mà mình mong muốn một cách trực tiếp bằng giọng điệu nghiêm túc và cố gắng hạn chế cảm xúc. Ví dụ

Cô muốn con…
Làm ơn…
Tập trung vào…
Thầy không thích…
Thầy không hài lòng…
Nhìn lên bảng…

Nếu học sinh nhanh chóng điều chỉnh chúng ta có thể chuyển tiếp sang một nội dung mới kèm theo một nụ cười để khuyến khích người học và xác nhận sự tiến bộ của chúng.

Nếu giáo viên nhắc lần thứ 2, hãy dùng kèm ngôn ngữ cơ thể, ví dụ: mở to mắt, nhướng lông mày và gật đầu.

Nếu lần thứ 3 hãy thể hiện rõ hơn biểu hiện trên khuôn mặt với giọng điệu cứng rắn hơn để học sinh thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề.

Điều quan trọng là giáo viên kiểm soát được cảm xúc và sự tức giận của bản thân và điều chỉnh được hành vi của người học, lôi cuốn chúng quay trở lại nhiệm vụ.

7. Đứng cạnh học sinh và nhìn chăm chú vào bài làm của học sinh đó

Khi bạn đang dạy học, bạn đi lại quanh lớp học và nhận ra một số học sinh chưa làm nhiệm vụ và có hành vi không đúng. Thay vì chỉ mặt, nhắc tên giáo viên có thể đứng cạnh học sinh đó và theo dõi bài làm mà em đó đã thực hiện. Đôi khi giáo viên vừa đứng cạnh học sinh có vấn đề về hành vi như một cách để cảnh báo nhưng đồng thời vẫn dạy hoặc vẫn nghe câu trả lời của học sinh khác như bình thường.

Nếu học sinh vẫn không có sự điều chỉnh, hãy dùng tay gõ nhẹ xuống bàn trong khi vẫn tiếp tục giảng bài. Khi học sinh đã giữ trật tự lặng lẽ dời đi và không giao tiếp bằng mắt với học sinh đó. Kinh nghiệm này hiệu quả đến 90% trong lớp học của tôi. Nếu cần thiết, tôi có thể ra tín hiệu sau đó đưa hướng dẫn (cô muốn con…) sau đó rời đi. Tôi không đợi cho đến khi trẻ dừng lại những hành vi mà để cho chúng tự điều chỉnh và có thời gian để điều chỉnh.

8. Hỗ trợ cho đến khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ

Đôi khi những nỗ lực của bạn để thu hút học sinh trong giờ học chỉ kéo dài một hoặc hai phút. Nếu bạn thấy rằng một học sinh đang bắt đầu nhận được rằng chúng không tập trung vào nhiệm vụ có nghĩa là bạn cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ học sinh đó. Nếu bạn rời đi câu chuyện sẽ chẳng có gì thay đổi.

Đừng giảng đạo hay cằn nhằn về hành vi của con, chỉ cần đi qua chỗ ngồi của học sinh đang mất trật tự và nói, “Vậy là chúng ta đang thảo luận mục 1, bây giờ các con sẽ quay sang người bên cạnh chia sẻ câu trả lời của mình? “Hãy dừng lại một vài phút để đảm bảo học sinh hiểu chúng cần phải làm gì và làm thế nào để thành công. Hãy đưa ra lời khen trước khi bạn rời đi, vì dụ như: “Thầy biết con có thể làm điều đó!” “Rất tốt, cảm ơn” hoặc “Con làm rất tốt!”.

9. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh

Giáo viên cần thường xuyên liên hệ với gia đình, phụ huynh học sinh. Vì ngoài việc học ở trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng, và những lúc ấy rất cần sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con chuyên tâm hơn cho việc học tập.

Trên đây là một số kinh nghiệm rèn học sinh lười, không tự giác và hay lơ là trong giờ học, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 6.275
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm