Giả thuyết hay giả thiết, từ nào viết đúng?

Giả thuyết và giả thiết là cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt. Các bạn đã biết cách dùng đúng của 2 từ này chưa?

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc bài Giả thuyết hay giả thiết, từ nào viết đúng?

1. Giả thiết là gì?

  • Theo từ điển tiếng Việt, giả thiết là điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Giả thiết còn một nghĩa nữa là điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận.

=> Giả thiết để chỉ một điều đúng, là cơ sở cho các quan điểm, phân tích của người dùng.

Ví dụ: Đề bài cho: cho tam giác ABC có AB=5cm...

=> AB=5cm chính là giả thiết, điều này đã được đề bài cho trước, dùng để phục vụ công việc tính toán, chứng minh yêu cầu đề

  • Còn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giả thiết là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực nghiệm.

Ví dụ: khi nói nước sôi ở 1000 C, người ta đã ngầm hiểu, nước đó được quy về những điều kiện giả định, đó là: (1) Nước nguyên chất, (2) Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm.

=> Nước nguyên chất, Được đun nóng dưới áp suất là 1 atm là những giả thiết

=> Nó cũng có nghĩa tương tự như trong từ điển tiếng Việt (đều là những điều được cho trước, coi như có thật, dùng để làm căn cứ cho suy luận, phân tích...)

2. Giả thuyết là gì?

Giả thuyết hay giả thiết, từ nào viết đúng?

“Giả thuyết” là điều tạm nêu ra trong khoa học (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó hoặc giải thích sơ bộ về bản chất của sự vật.

Trong các bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa để người học dễ thao tác hơn, đó là: Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu, hoặc giả thuyết là luận điểm cần chứng minh của tác giả. Mendeleev nói: "Không một nghiên cứu nào không phải đặt giả thuyết".

=> Giả thuyết là luận điểm cần chứng minh, là cái nhận định cần chứng minh.

3. Giả thuyết hay giả thiết, từ nào viết đúng?

Từ đó có thể rút ra kết luận: giả thiết và giả thuyết đều là các từ đúng chính tả, tuy nhiên nó được sử dụng trong các trường hợp khác nhau:

  • Giả thiết: Căn cứ được cho sẵn để chứng minh phân tích, suy luận
  • Giả thuyết: Nhận định cần được chứng minh

=> Ta cũng có thể nói giả thiết chính là cơ sở để đưa ra giả thuyết

4. Giả thiết tiếng Anh là gì?

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, khái niệm giả thiết có nghĩa tiếng Anh là Assumption.

Assumption /ə'sʌmp∫n/: điều được nhận định là đúng, sẽ xảy ra

5. Giả thuyết tiếng Anh là gì?

Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm giả thuyết tiếng Anh là Hypothesis

Hypothesis /hai'pɔθisi:z/: giả thuyết

6. Ví dụ đặt câu với từ giả thiết

Ví dụ: Đó là một giả thiết thiếu logic

=> Câu này có nghĩa là cái cơ sở để chứng minh cho suy luận của bạn là phi logic

7. Ví dụ đặt câu với từ giả thuyết

Ví dụ: Thật là một giả thuyết điên rồ

=> Câu này có nghĩa là nhận định, kết luận của bạn thật khó tin

8. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn giả thiết và giả thuyết

Nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là do 2 từ này có cách đọc tương tự nhau nên nhiều người đọc, nghe nhầm, dẫn đến sự nhầm lẫn lan truyền

Bên cạnh đó, nhiều người chưa thực sự hiểu nghĩa của 2 từ giả thiết và giả thuyết nên cho rằng 2 từ này có chung một ý nghĩa, chỉ là có sự khác nhau trong cách đọc

Trên đây Hoatieu đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Giả thuyết hay giả thiết từ nào đúng chính tả?". Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Văn học, mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 19.218
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm