Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả?
Ngày nay do có sự khác biệt trong vùng miền mà có nhiều người đọc "chỉnh chu", cũng có nhiều người đọc "chỉn chu". Vậy từ nào mới là đúng?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi "Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả?" dựa trên từ điển Tiếng Việt.
Chỉnh chu hay chỉn chu?
1. Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả?
Trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi nghĩa của từ chỉn chu như sau:
Chỉn chu: chu đáo, cẩn thận, không chê vào đâu được
Còn chỉnh chu là một từ không có trong 4 cuốn từ điển:
- Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh;
- Thanh Nghị (1958), Từ điển Việt Nam, NXB ThờiThế, Sài Gòn;
- Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, NXB Trường Thi, Sài Gòn;
- Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
=> Khi muốn khen ai đó vẹn toàn, cẩn thận, chu đáo thì chúng ta dùng từ "chỉn chu"
2. Nghĩa của từ chỉn chu
Chỉn chu nghĩa là gì?
Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2007) định nghĩa “chỉn chu” như sau: “(t) chu đáo, cẩn thận, không chê trách gì được: quần áo chỉn chu, tính toán rất chỉn chu.
=> Vậy theo từ điển Hoàng Phê, “chỉn chu” dùng để chỉ những con người ngăn nắp, có nề nếp, kĩ lưỡng.
Chỉn là một từ Việt cổ. Theo Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San - Đinh Văn Thiện (2001), chỉn có nghĩa “chỉ, quả thực, vốn, thật”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1997) ghi nhận chỉn là một từ cũ và giảng là “vốn, vẫn”.
Chu là một yếu tố Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, chu thuộc bộ khẩu, có các nghĩa “vòng quanh, đủ, vẹn, toàn thể”. Vào tiếng Việt, chu là một hình vị độc lập, mang nghĩa “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm, hài lòng; ổn” (Từ điển tiếng Việt, sđd, tr.167).
=> Như vậy, chỉn chu nghĩa gốc là “rất đạt, thật ổn”.
3. Chỉn chu tiếng Anh là gì?
Chỉn chu tiếng Anh là Presentable
Presentable /pri´zentəbl/: Chỉnh tề, bảnh bao; trưng bày được, phô ra được, coi được, chỉn chu
4. Ví dụ đặt câu với từ Chỉn chu
Khi muốn khen một ai đó chu toàn, cẩn thận mọi mặt thì chúng ta thường dùng từ Chỉn chu
Sau đây là một vài ví dụ về câu có từ chỉn chu:
- Trông cô ấy chỉn chu quá!: câu này có nghĩa khen người con gái gọn gàng, ăn mặc sạch sẽ, cẩn thận
- Anh ấy tính toán thật chỉn chu!: câu này có nghĩa khen người con trai tính toán cẩn thận mọi mặt, kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
5. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn chỉnh chu - chỉn chu
Theo Hoatieu.vn có hai nguyên nhân chính:
- Về âm, chỉnh chu và chỉn chu có cách phát âm rất gần (ở một số địa phương, phát âm như nhau); hơn nữa, chỉnh chu dễ phát âm và thuận tai hơn so với chỉn chu.
- Về nghĩa, yếu tố chỉnh gợi liên tưởng đến các từ nghiêm chỉnh, chỉnh đốn, chỉnh tề, hoàn chỉnh… tạo cảm giác vừa dễ hiểu vừa phù hợp với yếu tố chu mang nghĩa trong các từ chu đáo, chu tất, chu toàn… và nghĩa chung của cả từ. Trong khi đó, với người Việt hiện nay, chỉn gần như vô nghĩa. Thực tế, “chỉn” cũng là một từ đã xuất hiện trong các tư liệu chính thống. Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng rằng: “Chỉn: vốn, vẫn (tiếng trợ từ).
Do đó chuyện nhầm lẫn là dễ hiểu
Trên đây Hoatieu đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Chỉn chu hay chỉnh chu, từ nào là đúng chính tả?". Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Văn học, mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27