Giành giật, giành dật, dành giật, từ nào đúng chính tả?
Từ lâu việc phân biệt và sử dụng đúng âm "gi", "d" đã là một việc khó khăn trong học sinh và thậm chí là nhiều người lớn khác.
Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc bài viết Giành giật, giành dật, dành giật, từ nào đúng chính tả?
Giành giật, giành dật hay dành giật?
1. Giành giật, giành dật, dành giật, từ nào đúng chính tả?
- “Dành” ở đây tức là cất giữ một thứ gì đó, để dùng sau này hoặc để “dành”cho ai đó. Nói cách khác dành chính là một động từ, mang tính chất lưu trữ, cất giữ thứ gì đó cho mình hoặc cho người khác. Ở đây các bạn lưu ý về trường hợp sử dụng từ “Dành”.
Ví dụ: Tôi dành cái này cho con của mình
=> Người bố/mẹ muốn để lại vật đó cho con của mình
- Còn đối với từ “Giành“: Nghĩa của từ này được hiểu chính xác là một động từ để chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn không thuộc sỡ hữu của bản thân, hoặc chấm dứt sự sở hữu của người khác và giành được nó, và thông thường là những thứ chẳng dễ dàng có được, muốn có được phải bỏ ra công sức, nỗ lực để giành lấy, giành giật,…
Ví dụ: Trong cuộc thi bơi tôi giành được giải nhất
=> Vận động viên đó đạt giải nhất
- "Dật" theo từ điển Hán nôm có nghĩa là nhàn, rỗi, ẩn, trốn
Ví dụ: Sống ẩn dật
=> Sống mà không muốn ai hay biết về thông tin của mình.
- "Giật" có các nghĩa:
- Giành lấy được về cho mình bằng sự nỗ lực (thường nói về giải thưởng)
- Làm cho rời ra, cho di chuyển một quãng ngắn bằng một động tác nhanh, gọn. Ví dụ: cướp giật
=> Trong 3 từ giành dật, giành giật, dành giật thì giành giật là đúng chính tả.
Giành giật nghĩa là có gắng lấy được, đạt được cái gì đó về cho mình
2. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn giành dật, giành giật, dành dật
Nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải đó chính là sự mơ hồ trong cách dùng "d", "gi"
"d", "gi" là những âm đầu dễ gây nhầm lẫn vì cách sử dụng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể và đều có chung một cách đọc
Bên cạnh đó nhiều người còn chưa hiểu rõ nghĩa của từ "dật" và "giật", "dành" và "giành". Cả hai cặp từ này đều có nghĩa, đều đúng chính tả tuy nhiên cách dùng và ngữ nghĩa thì lại khác hẳn nhau. Việc không hiểu rõ đó dẫn đến việc dùng sai trường hợp, mình muốn dùng nghĩa này nhưng lại dùng nhầm từ có nghĩa khác.
Cách hiểu 4 từ trên đã được Hoatieu.vn trích dẫn và đưa ra cho các bạn tại mục 1
3. Làm thế nào để tránh nhầm lẫn giành giật, dành giật, giành giật?
Để tránh nhầm lẫn thì các bạn phải hiểu rõ nghĩa của các tiếng: "giành", "dành", "giật", "dật"
Khi hiểu rõ nghĩa rồi thì các bạn có thể ghép các tiếng lại với nhau để tạo thành từ có nghĩa mà bạn muốn sử dụng
Bạn cũng cần lưu ý ngữ cảnh sử dụng của những từ này để có thể tạo nên từ có nghĩa sát với nghĩa mà bạn muốn diễn tả nhất
4. Đặt câu với từ giành giật
Ví dụ: Anh ta là một người thích giành giật mọi thứ về mình
=> Anh ta là một người tham lam, cái gì cũng muốn lấy về phía mình, muốn có mọi thứ.
Trên đây Hoatieu đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Giành giật, giành dật, dành giật, từ nào đúng chính tả?. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Văn học, mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mẫu bài thu hoạch học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025
Vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Hướng dẫn viết thu hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025
Mẫu powerpoint họp phụ huynh cuối học kì, cuối năm học 2024
Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn
Phạt nguội là gì? Tra cứu phạt nguội Online 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27