Bàng quang hay bàng quan, từ nào đúng chính tả?

Bàng quan - Bàng quang là 2 từ có cách đọc na ná nhau nhưng nghĩa thì "cách xa nhau cả cây số". Vậy khi nào thì dùng Bàng quang, khi nào dùng Bàng quan?

Hoatieu.vn gửi đến các bạn bài viết Bàng quan hay Bàng quang?

1. Bàng quang là gì?

Bàng quang là một bộ phận của cơ thể, nằm ở dưới phúc mạc, ngay sau khớp mu. Khi rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và tạng sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Chức năng bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nước tiểu ra ngoài thông qua đường niệu đạo.

Bàng quang còn có vai trò dự trữ nước tiểu cho cơ thể. Khi 3 lớp cơ của bàng quang hoạt động, nước tiểu sẽ được đẩy ra ngoài theo từng đợt.

2. Bàng quan là gì?

Bàng quang hay bàng quan, từ nào đúng chính tả?

Bàng quan nghĩa là gì ?

Bàng quan có nghĩa như sau:

  • Làm ngơ, đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không dính líu gì đến mình
  • Đứng bên ngoài mà xem chứ không dự vào

(Bàng : bên ngoài, bên cạnh ; quan : nhìn, xem)

=> Bàng quan chỉ người thờ ơ, không quan tâm đến các sự việc đang xảy ra xung quanh mình

3. Bàng quan tiếng Anh là gì?

  • Bàng quan (động từ): To look on (with indifference)
  • Bàng quan (danh từ: sự bàng quan): indifference /in'difrəns/

4. Ví dụ đặt câu với từ bàng quan

  • Cô ta bàng quan với sự đau khổ của anh ấy:

Câu này có nghĩa là "cô ta" không quan tâm, không để ý đến sự đau khổ, tâm trạng của "anh ấy"

  • Nhiều người dân vẫn bàng quan trước việc bảo vệ môi trường.

Câu này nghĩa là nhiều người vẫn còn không quan tâm, không để ý đến việc bảo vệ môi trường

5. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn bàng quan bàng quang

Bàng quan và bàng quang là 2 từ có cách đọc tương tự nhau nên nhiều người bị nhịu, từ đó gây nên sự nhầm lẫn khi những người sau cũng nghe và tiếp thu cách đọc đó

Bên cạnh đó từ "bàng quang" có vẻ dễ đọc hơn nên nhiều người thường nhầm lẫn, bị nhịu

Bàng và quang có vần "ang" giống nhau nên nhiều người vô thức nói thành bàng quang

Ngoài ra có thể còn lý do vùng miền, do cách đọc của từng địa phương.

6. Bàng quang hay bàng quan từ nào đúng chính tả?

Cả 2 từ bàng quan, bàn quan đều đúng chính tả, tuy nhiên chúng lại có cách sử dụng khác nhau nên khi các bạn sử dụng nhầm lẫn thì có thể gây nên nhiều tình huống dở khóc dở cười.

Ví dụ bạn muốn nói về sự vô tâm của một người, đáng nhẽ bạn nên diễn tả là "Anh ta thật bàng quan" thì bạn lại nói là "Anh ta thật bàng quang"

  • Bàng quang được dùng để chỉ bộ phận cơ thể
  • Bàng quan được dùng để miêu tả trạng thái, cảm xúc, tâm lý của con người

=> Các bạn nên lưu ý để sử dụng đúng mục đích của từ nhé

7. Bàng quan hay bàn quan?

Ngoài nhầm lẫn bàng quang - bàng quan ra, nhiều người cũng thường nhầm bàn quan với bàng quan

Câu trả lời đúng là bàng quan nhé.

8. Những cặp từ hay nhầm lẫn trong tiếng Việt

Bên cạnh bàng quan - bàng quang, nhiều cặp từ tiếng Việt khác cũng đang được sử dụng nhầm lẫn, sai mục đích do sự tương tự nhau trong cách đọc, cách viết. Cùng Hoatieu.vn xem đó là những cặp từ nào và từ nào mới là từ đúng nhé.

  • Nhận chức - nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
  • Giả thuyết - giả thiết

=> Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau:

Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

Để biết rõ thêm, mời các bạn tham khảo bài:  Giả thuyết hay giả thiết, từ nào viết đúng? 

  • Chín mùi - chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
  • Tham quan - thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
  • Tựu trung - tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là...)
  • Chuẩn đoán - chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sỹ xác định đó là bệnh gì)
  • Sáng lạng - xán lạn => Từ đúng là xán lạn (tươi sáng)
  • Huyên thuyên - luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn)
  • Đều như vắt chanh - vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh

Trên đây Hoatieu đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Bàng quang hay bàng quan từ nào đúng chính tả". Nói và sử dụng những từ đúng chính tả là một cách hữu hiệu để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Trong tiếng Việt, do nhiều nguyên nhân, có những cặp từ dễ dàng bị nhầm lẫn, do đó, chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc của những từ này để không bị sử dụng sai

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Văn học, mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 9.945
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm