Đáp án cuộc thi viết Tìm hiểu biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh

Đáp án cuộc thi viết Tìm hiểu biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh. Cuộc thi được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm hình thành, phát triển của lực lượng Bộ đội biên phòng của tỉnh. Đối tượng dự thi là những cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, đoàn viên thanh niên, hội viên, học sinh, sinh viên,… đang lao động và làm việc trên địa bàn tỉnh.

Hạn nhận bài dự thi là ngày 20/7 theo dấu bưu điện về địa chỉ: 379 - Phan Đình Phùng - Phường Duy Tân - Thành phố Kon Tum.

Đáp án thi viết Tìm hiểu biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh

Đây là đáp án do Hoatieu tự làm chỉ mang tính chất tham khảo không phải đáp án chính thức cuộc thi.Đáp án cuộc thi viết Tìm hiểu biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống BĐBP tỉnh

Đáp án chi tiết đang được cập nhật

Câu 1

Đồng chí (anh, chị, bạn) trình bày khái quát nhận thức về Biên giới Quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Luật Biên giới Quốc gia và Luật Biên phòng Việt Nam? Tình hình, đặc điểm đoạn Biên giới Quốc gia qua tỉnh Kon Tum và tình hình địa bàn Khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đang được quản lý, bảo vệ hiện nay?

Trả lời: 

+) Theo quy định của Luật biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Có thể hiểu biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biên giới bao gồm ranh giới trên đất liền, trên đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và cả vùng trời.

Hoạt động biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Vậy nên hoạt động biên phòng là hoạt động của lực lượng bộ đội biên phòng thuộc cơ quan nhà nước, được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp.

Lực lượng bộ đội biên phòng có nhiệm vụ là:

  • Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia;
  • Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.
  • Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
  • Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.
  • Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
  • Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.
  • Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

+) Tình hình biên giới quốc gia qua tỉnh Kon Tum

+) Tình hình địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum đang được quản lý và bảo vệ hiên nay

Câu 2

Cho biết quá trình hình thành và tên gọi đầu tiên của lực lượng tiền thân Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum ngày nay? Sự ra đời và tên gọi của lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới tỉnh Kon Tum sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước độc lập thống nhất (30/4/1975)? Quá trình sáp nhập, chia tách, chuyển giao lực lượng và tên gọi từng thời kỳ?

Trả lời:

- Ngày 8/10/1963, Ban An ninh vũ trang tỉnh Kon Tum được thành lập, đây chính là lực lượng tiền thân của Bộ đội biên phòng tỉnh ngày nay.

Cụ thể khoảng tháng 9/1963 trước sự mạnh mẽ của lực lượng và xúc tiến xây dựng lực lượng An ninh phát triển đều khắp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì tỉnh ủy quyết định đổi tên Ban bảo vệ thành Ban An ninh tỉnh do đồng chí Phạn Phụ bí thư tỉnh ủy làm trường ban. Còn đồng chí Đặng Hoàng là cán bộ An ninh khu 5 làm Phó Ban An ninh trực.

Ban an ninh sau đó được hướng dẫn của Bộ Công an và An ninh khu tiến hành xây dựng tổ chức nhiệm vụ An ninh các cấp và được cấp ủy thông qua với nhiệm vụ chính như sau:

  • Bảo vệ an toàn các khu căn cứ, bảo vệ cán bộ lãnh đạo tỉnh đi công tác, kết hợp với tổ chức Đảng bảo vệ sự thuần khiết bộ máy cơ quan lãnh đạo Đảng.
  • Nắm tình hình về tổ chức âm mưu thủ đoạn hoạt động của các tổ chức tình báo, gián điệp, cảnh sát, các tổ chức chính trị, đảng phái phản động và bộ máy kìm kẹp quần chúng, bọn tề ngụy ác ôn đầu sỏ của địch, tại địa bàn chính là thị xã, thị trấn, các ấp chiến lược, các khu dinh điền.
  • Kết hợp với lực lượng vũ trang, phát động phong trào quần chúng tiêu diệt những tên tề điệp, ác ôn đầu sỏ trong các tổ chức tình báo, cảnh sát, các tổ chức chính trị, phản động nhằm hỗ trợ chi viện xây dựng cơ sở, phát động phong trào, phát triển lực lượng.

Và sau đó Ban an ninh đã thành lập và xây dựng các lực lượng rộng khắp các huyện và thị xã.

- Đến năm 1975 khi đất nước thống nhất thì hai tỉnh Gia Lai Kon Tum được sáp nhập thành tỉnh Gia Lai Kon Tum nên hai lực lượng Bộ đội biên phòng được sáp nhập.

- Ngày 23/8/1991 Bộ tư lệnh BĐBP ra quyết định số 176 về việc tách BĐBP tỉnh Gia Lai Kon Tum thành BĐBP thành BĐBP tỉnh Gia Lai và BĐBP tỉnh Kon Tum. Khi đó BĐBP tình Kon Tum có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ trên 280 km đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.

- Kể từ đó đến nay, BĐBP tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng nhân dân, công an, các lực lượng bảo vệ biên giới của Lào và Campuchia thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra để bảo vệ vững chắc hệ thống cột mốc, biến giới của Việt Nam.

Câu 3

Trình bày quá trình hình thành và phát triển hệ thống Đồn, Trạm Biên phòng trên hai tuyến Biên giới tỉnh Kon Tum từ khi thành lập lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới (năm 1975) đến nay? Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh có bao nhiêu đơn vị cơ sở? Thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới bằng những biện pháp công tác Biên phòng nào?

Trả lời:

+) Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Đồn, Trạm Biên phòng trên hai tuyến Biên giới tỉnh Kon Tum từ khi thành lập lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới (năm 1975) đến nay?

+) Hiện nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh có bao nhiêu đơn vị cơ sở?

+) Thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới bằng những biện pháp công tác Biên phòng nào?

Câu 4

Tình hình và kết quả quá trình đàm phán, phân giới, cắm mốc, tăng dày, tôn tạo mốc Quốc giới trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đoạn qua tỉnh Kon Tum? Hiện nay, đang còn tồn đọng những vấn đề gì liên quan đến kết quả phân giới, cắm mốc?

+) Tình hình và kết quả quá trình đàm phán, phân giới, cắm mốc, tăng dày, tôn tạo mốc Quốc giới trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đoạn qua tỉnh Kon Tum?

+) Hiện nay, đang còn tồn đọng những vấn đề gì liên quan đến kết quả phân giới, cắm mốc?

- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Lào còn tồn đọng những vấn đề liên quan đến kết quả phân giới, cắm mốc như sau:

  • Đường biên giới khá dài 2.337 km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào với địa hình hết sức phức tạp, hiểm trở dù đã được hình thành từ trong lịch sử và thể hiện trên bản đồ do người Pháp xuất bản. Nhưng đường biên giới này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và không phải là kết quả do hai quốc gia độc lập xác định.
  • Tình trạng mật độ mốc đã cắm quá thưa trung bình 10km một mốc, có nơi gần 40km một mốc.

- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia còn tồn đọng những vấn đề liên quan đến kết quả phân giới, cắm mốc như sau:

  • Tính chất đường biển giới khu vực Việt Nam và Campuchia phức tạp hơn so với đường biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Trung Quốc do khu vực là đường biên giới quốc tế và là đường biên giới hành chính so chính quyền thực dân Pháp thiết lập (Trung Kỳ và Campuchia)
  • Hiện nay biên giới đã hoàn thành pháp lý cắm mốc với 1045km đường biên giới tương đương 84% tổng đường biển giới của Việt Nam và Campuchia.

Câu 5

Hãy cho biết sự ra đời và ý nghĩa của “Ngày Biên phòng toàn dân”, “Ngày hội Biên phòng toàn dân” và “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới”? Địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân đồng chí (anh, chị, bạn) đã hưởng ứng, tổ chức tham gia các hoạt động này bằng những hành động, việc làm cụ thể nào?

Trả lời:

+) Sự ra đời và ý nghĩa của “Ngày Biên phòng toàn dân”, “Ngày hội Biên phòng toàn dân”

- Ngày Biên phòng toàn dân ra đời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Nhằm tăng cường công tác quản lý, Đảng nhận thấy cần có một lực lượng riêng biệt, vững mạnh để có thể bảo vệ được tuyến biến giới của Tổ quốc.

Lực lượng Công an Nhân dân Vũ trang là tiền thân của Bộ đội Biên phòng Việt Nam, lực lượng này được thành lập vào ngày 3/3/1952. Đến ngày 17/6/2003 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã lấy ngày 3/3 hằng năm là ngày hội Biên phòng toàn dân. Trải qua 63 năm xây dựng, chiến đấu và phát triển thì Bộ đội Biên phòng luôn hoàn thành được các nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

- Ngày hội Bộ đội Biên phòng có ý nghĩa:

Sự ra đời của Bộ đội Biên phòng đã mang nhiều công lao to lớn đối với Tổ quốc. Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng mang nhiều ý nghĩa với đất nước và toàn dân:

  • Giúp nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của toàn dân, các dân tộc ở khu vực biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và an ninh biên giới.
  • Nhằm nâng tinh thần đoàn kết giữa lực lượng biên phòng và nhân dân cùng với các lực lượng khác để chống lại những hành vi xâm phạm vùng lãnh thổ biên giới đất nước.
  • Đây là dịp để khen thưởng những lực lượng, nhân dân đã có công trong cuộc xây dựng và bảo vệ vùng biên giới.

+) Sự ra đời và ý nghĩa của “Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia trong tình hình mới”

Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới được ra đời theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015. Hằng năm phong trào được tổ chức ở các tỉnh, khu vực có biên giới, bờ biển.

- Phong trào này mang ý nghĩa:

  • Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội ở khu vực biên giới bởi đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và lực lượng cho trang.
  • Phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân, toàn quân vì mục tiêu chung bảo vệ đất nước.

+) Địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân đồng chí (anh, chị, bạn) đã hưởng ứng, tổ chức tham gia các hoạt động này bằng những hành động, việc làm cụ thể nào?

Với câu hỏi này sẽ tùy thuộc vào hoạt động được tổ chức tại địa phương của mình và nêu rõ những đóng góp trong hoạt động đó..

Gợi ý những hoạt động:

  • Hoạt động toàn dân tổ chức tuần gia bảo vệ đoạn biên giới và cột mốc quốc gia;
  • Tham gia với chính quyền và các ngành giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh biên giới;
  • Hỗ trợ các lực lượng khắc phục hậu quả thiên tai;
  • Hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng các công trình;
  • Hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà đoàn kết hướng tới ngày hội Bộ đội biên phòng toàn dân;
  • Công tác tuyên truyền sửa chữa đường giao thông nông thôn, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh;
  • Tặng quà cho xác gia đình chính sách;
  • Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Bài thu hoạch, bài dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
1 2.654
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm