Đáp án thi viết Tìm hiểu Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển

Đáp án thi viết Tìm hiểu Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ về lịch sử, truyền thống hào hùng, tiềm lực của tỉnh Quảng Ninh trong 60 năm qua. Cuộc thi được tổ chức với 3 cuộc thi nhỏ là thi viết, thi trắc nghiệm và thi văn nghệ. Bài thi viết được tổ chức từ tháng 3 đến hết tháng ngày 1/7/2023.

Đáp án bài thi viết Tìm hiểu Quảng Ninh 60 năm xây dựng và phát triển

Đáp án dưới đây đang được Hoatieu.vn tìm hiểu và cập nhật liên tục. 

Câu hỏi số 1

Tỉnh Quảng Ninh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng thế mạnh của tỉnh?

* Quá trình thành lập tỉnh

- Thời tiền sử:

Thời tiền sử thì tỉnh Quảng Ninh được biết đến sớm nhất là địa điểm thuộc Văn hóa Soi Nhụ. Khoảng 18.000 năm trước, là thời kỳ của văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, lúc đó băng hà lần cuối cùng phát triển, mực nước biển Đông hạ thấp xuống sâu đến 110 mét – 120 mét dưới mực nước biển hiện tại.

Khi đó, vịnh Hạ Long là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trong vùng đất của Quảng Ninh và khu vực Vịnh Hạ Long, bấy giờ là một đồng bằng cổ. Lúc đó đã tồn tại một cộng đồng dân cư tiền sử lớn, họ sống ở các hang động đá vôi trên địa bàn độc lập với dân cư Hòa Bình – Bắc Sơn, đã tạo nên một nền văn hóa song song, nền văn hóa Soi Nhụ. Nền văn hóa cổ này đã làm nền tảng hình thành nên những văn hóa tiến bộ mới tại Cái Bèo, kế tiếp là nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng.

- Thời thời phong kiến:

  • Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi chép, từ thời Hùng Vương, nước ta được chia thành 15 bộ, trong đó có Ninh Hải, Lục Hải là khu vực thuộc tỉnh Quảng Ninh bây giờ.
  • Ninh Hải và Lục Châu sau này được gọi là Hải Đông, quá trình này là cả một thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng và phát triển. Trong suốt 10 thế kỷ thì vùng đất Hải Đông đã ghi danh nhiều chiến công lừng lẫy nhất lịch sử với ba lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Vùng đất này còn là miền đất phát triển kinh tế phồn vinh nhất thời phong kiến với thương cảng Vân Đồn.
  • Thời Lý Trần, lại không có nhiều ghi chép về quá trình biến đổi của đất Hải Đông. Năm 1242, nhà Trần nâng Hải Đông lên thành lộ và đến cuối thế kỷ XIV thì được gọi là An Bang, còn Đông Triều là một châu của lộ Hải Dương. Sau đó dân cư An Bang ngày càng phát triển, ruộng đất được mở rộng.
  • Thời Lê Anh Tông, vì kỵ húy nên nhà vua đổi gọi thành An Quảng. Đến thời nhà Tây Sơn, thì phủ Kinh Môn với 7 huyện, có cả Đông Triều sáp nhập vào An Quảng.
  • Sau khi Nguyễn Ánh thu phục được kinh đô Phú Xuân thì đã lên ngôi, và An Quảng được giữ nguyên là một ngoại trấn.
  • Năm Minh Mạng thứ ba, trấn An Quảng được đổi tên thành trấn Quảng Yên.
  • Năm 1831, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh do Tổng đốc Hải An kiêm quản.
  • Năm 1836, phủ Hải Đông được đổi tên gọi là phủ Hải Ninh, châu Vân Đồn được gộp vào huyện Hoa Phong và được gọi là tổng Vân Hải. Sau đó, nhà Nguyễn tách huyện Hoành Bồ, huyện Hoa Phong và huyện Yên Hưng ra khỏi phủ Hải Đông lập thành phủ Sơn Định, cho tri huyện Hoành Bồ kiêm quản.

- Vào đầu thế kỷ XIX.

- Ngày 12/3/1883, sau khi đánh chiếm xong Hà Nội, 500 lính Pháp do đích thân Henri Rivière - tên tổng chỉ huy cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai cầm đầu - đã tiến hành đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh.

- Giai đoạn từ 1885 đến những năm đầu thế kỷ XX.

- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta. Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 11 năm 1945, chính quyền nhân dân được thiết lập trên toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Yên. Gần một năm sau ngày tổng khởi nghĩa, Hải Ninh mới hoàn thành về cơ bản việc giành chính quyền trong tỉnh. Trừ hai huyện Hà Cối, Ba Chẽ và quần đảo Cô Tô lúc này còn bị tàn quân Pháp và bọn phỉ chiếm đóng, tất cả các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh đã được giải phóng và có chính quyền cách mạng của nhân dân.

- Ngày 31 tháng 3 năm 1947, liên tỉnh Quảng Hồng được thành lập bao gồm tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và các huyện Thủy Nguyên, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Đến tháng 8 năm 1947, phần lớn địa bàn hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn được sáp nhập vào liên tỉnh Quảng Hồng.

- Ngày 16 tháng 12 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã quyết định tách tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai.

- Ngày 22 tháng 2 năm 1955, theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Động, Linh Môn, Nam Sách, Chí Linh) đã được thành lập.

- Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.

- Sự kiện Bác Hồ đặt tên cho tỉnh Quảng Ninh: 

Trong năm 1963, khi việc hợp nhất hai tỉnh Hồng Quảng và Hải Ninh đã được quyết định thì chỉ còn việc đặt tên, nên đã họp hội đồng nhân dân để lấy ý kiến về tên sau sáp nhập. Tất cả các đồng chỉ nhất trí chọn tên Hải Đông, và đồng chí Hoàng Chính đã đinh ninh cái tên Hải Đông sẽ được Bác đồng ý.

Nhưng đến tháng 9 năm 1963, đồng chí Hoàng Chính về sự cuộc họp các Bí thư Tỉnh ủy, sau cuộc họp thì Bác đã bảo đồng chí Hoàng Chính ở lại ăn cơm với Bác. Trong bữa cơm Bác hỏi về chuyện đặt tên tỉnh nên đồng chí Hoàng Chính thưa lại.

Bác cười và nói: “Tên Hải Đông gợi nhớ thời Trần oanh liệt, nhưng thực chất nó chỉ có nghĩa chỉ vùng biển về phía Đông. Bác đã hỏi ý kiến nhiều đồng chí, Bác đề nghị lấy mỗi tỉnh một chữ cuối của Hồng Quảng và Hải Ninh, ghép lại thành Quảng Ninh, vừa dễ hiểu, vừa dễ nhớ, lại có nhiều nghĩa. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên vui, bền vững. Quảng Ninh là một vùng rộng lớn, yên vui, bền vững. Ông cha ta đã chẳng từng đặt những tên An Bang, Ninh Hải, Hải Ninh, An Quảng, Quảng Yên đó sao?

Bác còn nói thêm: “Nước bạn có Quảng Đông, Quảng Tây, ta có Quảng Ninh. Đôi bên cùng nhau xây dựng tình hữu nghị, cùng nhau thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, được không?”. Đồng chí Hoàng Chính đã hiểu ra ý nghĩa sâu xa của hai chữ Quảng Ninh nên không thể không cảm phục Bác.

Và vào ngày 30/10/1963 trong phiên họp toàn thể Quốc Hội, kỳ họp thứ 7, tất cả các đại biểu đều thông qua việc sáp nhập tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh.

* Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh:

- Vị trí địa lý: Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc.

- Khí hậu: Có đặc trưng của khí hậu đại dương. Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.

- Đặc điểm địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.

- Sông ngòi và chế độ thuỷ văn: Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2, trong đó có 4 con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. 

Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500m3/s, chênh nhau 1.000 lần. 

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Tài nguyên khoáng sản: phong phú, trữ lượng lớn, than đá ở mức 3,2 tỷ tấn (hơn 90% trữ lượng cả nước); khoáng sản ven bờ biển (cát, ti tan…); Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lượng tương đối lớn, phân bố khắp các địa phương trong tỉnh. Nhiều mỏ nước khoáng có thể sử dụng vào nghỉ dưỡng, chữa bệnh. 

+ Tài nguyên biển: tỉnh Quảng Ninh sở hữu hơn 250km bờ biển, rộng trên 6.000km2 mặt biển, trên 1.000km2 diện tích hải đảo, cùng với phong cảnh thiên nhiên biển đảo độc đáo

+ Tài nguyên du lịch: Du lịch tỉnh Quảng Ninh vẫn là một thế mạnh với du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh. Có nhiều địa điểm du lịch vô cùng thu hút khách trong nước và quốc tế.

+ Tài nguyên đất: dồi dào với đất nông nghiệp chiếm 75,4%, đất có rừng chiếm 51,9%, diện tích chưa sử dụng chiếm 10,9% tập trung ở vùng miền núi và ven biển

+ Tài nguyên rừng: hiện nay tỉnh Quảng Ninh có trên 190.000 ha rừng sản xuất, chiếm trên 60% tổng diện tích rừng toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Chẽ (gần 34.000 ha); Hoành Bồ (trên 28.000 ha); Tiên Yên (trên 28.000 ha)… Đây là những vùng nguyên liệu gỗ lớn cung cấp, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh.

+ Tài nguyên nước: phong phú và đặc sắc, nước mặt ước tính 8.776 tỷ m3

* Nêu khái quát về điều kiện xã hội

- Dân số:

  • Dân số Quảng Ninh: 1,415 triệu người
  • Kết cấu dân số ở Quảng Ninh: Kết cấu dân số trẻ tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%; nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%).
  • Mật độ Dân số Quảng Ninh: 193 người/km2

- Các dân tộc sinh sống: Toàn tỉnh có 22 thành phần dân tộc, trong đó có 21 dân tộc thiểu số, có 5 thành phần dân tộc sống tập trung thành bản làng.

- Các đơn vị hành chính: Tỉnh có 14 đơn vị hành chính gồm 04 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 186 xã, phường, thị trấn. 

- Hệ thống giao thông: tỉnh Quảng Ninh đang có một mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ với các tuyến quốc lộ gồm: QL 18A, QL 18C, QL 4B, QL 10 và QL 279 với tổng chiều dài 381km; trong đó QL18 là tuyến trọng yếu của tỉnh dài gần 250km xuyên suốt từ Đông Triều đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái; có 324km đường tỉnh lộ và hơn 2.000km đường liên huyện, liên xã. Cùng với đó có 642km đường thuỷ nội địa và khoảng 200km đường hàng hải với 147 cảng bến các loại, trong đó có 5 cảng biển; có 65km đường sắt quốc gia nhánh Yên Viên - Cái Lân (hiện đang được cải tạo nâng cấp), ngoài ra còn khoảng 200km đường sắt chuyên dùng của ngành Than ở khu vực Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả. Về đường hàng không, có bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở Hạ Long và Móng Cái, hiện đang xúc tiến triển khai dự án xây dựng sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vân Đồn.

- Danh lam thắng cảnh:

- Lễ hội truyền thống:

- Di tích lịch sử văn hóa:

* Một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh:

- Tỉnh duy nhất cùa Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng - tài nguyên - biển - du lịch - biên giới, thương mại...

- Có điều kiện thông thương với Trung Quốc tốt nhất Việt Nam quan hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển.

- Trung tâm số một Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, ngoài ra còn có công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng...

- Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch Miền Bắc Việt Nam; Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử được xếp hạng; hội tụ đây đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ.... đặc biệt có Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận “Di sản thiên nhiên thế giới” về giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo và vừa được vinh danh là một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới cùa thế giới.

- Tỉnh duy nhất có 04 thành phố trực thuộc tỉnh (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả) và 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều); có 03/28 Khu Kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh).

- Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.

- Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cách hành chính của Chính phủ, hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện từ để đẩy mạnh hơn nữa cái cách thù tục hành chính.

- Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở nước ta vừa có đường biên giới trên bộ vừa trên biển với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Quảng Ninh có vị trí địa lý chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự và đối ngoại; với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng; Quảng Ninh nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung; Hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore...

- Quảng Ninh tự hào về truyền thống Vùng mỏ anh hùng; quyết tâm vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đoàn kết, kế tục và phát huy truyền thống cao quý của các thế hệ cha anh đi trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh.

Câu hỏi số 2

Lịch sử thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh? Kể từ khi thành lập cho đến nay Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã trải qua bao nhiêu kỳ đại hội? Nêu khái quát từng kỳ Đại hội (Thời gian, địa điểm tổ chức, số lượng đại biểu tham dự, tên các đồng chí Bí thư Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ, nội dung cơ bản của Nghị quyết các Đại hội)?

* Lịch sử thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh:

- Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh được thành lập vào cuối tháng 2 năm 1930 tại Mạo Khê.

- Sau khi chi bộ Đảng ở Mạo Khê được thành lập, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, các chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Uông Bí - Vàng Danh lần lượt ra đời.

- Bối cảnh thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

Hiệp định Genève ký kết ngày 21/7/1954 theo đó quân đội và chính quyền Pháp sẽ rút khỏi lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Toàn bộ miền Bắc và từ vĩ tuyến 17 trở ra được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản.

Ngày 25/4/1955, Khu mỏ Quảng Yên được giải phóng, Đảng bộ khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh được thiết lập lãnh đạo khu vực tiếp quản. Xét thấy vị trí địa lý chính trị và quốc phòng khu vực phía Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định hợp nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh.

Đầu tháng 7/1963, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Ninh đã tổ chức Hội nghị liên tịch bàn và nhất trí đề nghị Trung ương hợp nhất. Hội nghị đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị hợp nhất 2 tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Bí thư Khu ủy Hồng Quảng Bùi Thủy và Bí thư Tỉnh ủy Hải Ninh Hoàng Chính.

Ngày 4/10/1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng có công văn gửi Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Văn phòng Nội chính, Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Tỉnh ủy Hải Ninh về việc: "Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng làm một Tỉnh" để nghiên cứu kế hoạch thi hành.

Ngày 7/10/1963, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Ninh họp Hội nghị liên tịch ra nghị quyết về việc hợp nhất Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh. Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Ninh và Hội đồng nhân dân khu Hồng Quảng đã tổ chức hội nghị thảo luận, nhất trí tán thành hợp nhất hai đơn vị hành chính thành một, lấy tên là tỉnh Hải Đông và đề nghị Trung ương phê duyệt.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa II ngày 30/10/1963, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ung Văn Khiêm thay mặt Hội đồng Chính phủ đọc tờ trình, đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới.

Ngày 18/11/1963, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết nghị hợp nhất Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh. Ban Chấp hành Khu ủy Hồng Quảng và Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hải Ninh hợp nhất thành Ban Chấp hành Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Ngày 12/12/1963, Hội nghị Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Ninh họp thống nhất phân công nhân sự Ban Thường vụ lâm thời Tỉnh ủy Quảng Ninh.

* Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ khi thành lập cho đến nay:

Từ năm 1963 đến nay đã trải qua 15 kỳ đại hội cụ thể:

1- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ I (1969 - 1971), đại hội được tổ chức từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 10 năm 1969 tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

2- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ II (1971 - 1974), đại hội được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 1971, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

3- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ III (1974 - 1976), đại hội được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 01 năm 1974, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

4- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV (1976), đại hội được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1976, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

5- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V vòng I (1976 - 1977), đại hội được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 11 năm 1976 tại thị xã Hòn Gai

6- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ V vòng II (1977 - 1980), đại hội được tổ chức từ ngày 20 tháng 4 năm 1977, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

7- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VI (1980 - 1982), đại hội được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 5 năm 1980, tại Hội trường Giao Tế - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

8- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII vòng I (1982 - 1983), đại hội được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 1 năm 1982, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

9- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII vòng II (1983 - 1986), đại hội được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 11 năm 1983, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

10- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1986 - 1991, đại hội được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 1986, tại Nhà văn hóa hữu nghị Việt - Nhật và Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

11- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX vòng I (1991), đại hội được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 4 năm 1991, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

12- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ IX vòng II (1991 - 1996), đại hội được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 10 năm 1991, tại Hội trường Khách sạn Vườn Đào - Bãi Cháy, thị xã Hòn Gai.

13- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 1996 - 2001, đại hội được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 1996, tại Hội trường Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh.

14- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2001 - 2005, đại hội được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 1 năm 2001, tại Hội trường Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố Hạ Long).

15- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005 - 2010, đại hội được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 11 năm 2005, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị tỉnh.

16- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, đại hội được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, tại thành phố Hạ Long.

17- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đại hội được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 10 năm 2015, tại thành phố Hạ Long.

18- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đại hội được tổ chức từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 2020, tại thành phố Hạ Long.

Câu hỏi số 3

Nêu những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh từ khi thành lập đến nay? Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã được Đảng, nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý nào?

* Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh từ khi thành lập đến nay (1963 - 2023)

- Giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1986 (Từ khi thành lập tỉnh đến trước thời kỳ đổi mới):

Tìm hiểu những tài liệu lịch sử, có thể tự hào nhận thấy rằng, trong thời kỳ chiến tranh bom đạn, bên cạnh việc anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, tỉnh Quảng Ninh vẫn tập trung chỉ đạo, điều hành sản xuất, đảm bảo đời sống, giữ vững an ninh chính trị, duy trì, nâng cao các hoạt động văn hóa xã hội… Mọi lĩnh vực hoat động trên đất mỏ không những giữ được ổn định mà còn tiếp tục phát triển. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp năm 1975 của tỉnh Quảng Ninh đạt 2.169 tỷ đồng, tăng 594 tỷ đồng so với năm 1965 (giá cố định 1970). Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1975 bằng 1,21 lần so với năm 1965.

Đại thắng mùa xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội theo cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976). Song, ngay tức thì, đất nước ta lại đứng trước những khó khăn, thách thức không hề nhỏ.

Trong bối cảnh chung của đất nước, của vùng mỏ là vậy, song thật đáng tự hào khi nhớ lại những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, các lực lượng vũ trang, đội ngũ công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh đã tự tháo gỡ khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hàng vạn thợ mỏ vẫn bám tầng, bám máy để sản xuất thật nhiều than cho nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn này, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thành lập đoàn tàu viễn dương để buôn bán với nước ngoài; xuất khẩu hàng hóa để thu ngoại tệ. Từ 1981 đến 1985, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 26.713.881 đồng Rúp và Đô-la. Ngoại tệ thu được đã đầu tư cho các ngành, các địa phương trong tỉnh phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và tích lũy.

- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2016 (Quảng Ninh 30 năm đổi mới cùng đất nước):

Thực hiện công cuộc đổi mới theo đường lối Đại hội lần thứ VI của Đảng (12-1986), tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển các ngành khai thác than đá, sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Việc thực thi cơ chế chính sách đổi mới đã tạo cho Quảng Ninh một diện mạo mới và bước phát triển nhanh chóng. GDP tăng bình quân từ 9,6%/ năm giai đoạn 1986 - 1995 lên 12,65%/ năm trong giai đoạn 1996 - 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 18 đến 20% năm… Từ một tỉnh Trung ương phải hỗ trợ 90% nhu cầu lương thực, thực phẩm, 70% - 80% về ngân sách, đến năm 1995, tỉnh Quảng Ninh đã cân đối được ngân sách, có đóng góp cho Trung ương, tự giải quyết được những khó khăn lớn về hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm…

Giai đoạn 2006-2011, tỉnh Quảng Ninh có mức tăng trưởng cao với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 12%/năm, cao gần gấp đôi mức tăng trưởng trung bình của cả nước là 6,5%. GDP bình quần đầu người năm 2011 dạt 46,7 triệu đồng, cao gấp 1,6 lần mức trung bình cả nước. Tỉnh đã có bước tiến dáng kể trong việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào nông nghiệp và khai thác than; ngành dịch vụ chiếm 37% tỷ lệ đóng góp vào GDP.

Cũng trong giai đoạn này tỉnh thu hút được khối lượng đầu tư lớn. Vốn đầu tư phát triển tăng gấp đôi từ 16,5 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 38,4 nghìn tỷ đồng năm 2011. Mức vốn đầu tư trung bình hàng năm đạt 96% GDP, lớn gấp 2,3 lần mức đầu tư trung bình của Việt Nam. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng hơn 5 lần từ 6,679 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 37,398 nghìn tỷ đồng năm 2011. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đạt những thành tựu nổi bật về y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường.

- Giai đoạn từ năm 2016 đến nay (tháng 2/2023):

* Những phần thưởng cao quý mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Câu hỏi số 4

Trình bày những đặc trưng cơ bản về văn hóa, con người Quảng Ninh? Khẩu hiệu “Kỷ luật và Đồng tâm! Chúng ta sẽ thắng!” ra đời trong hoàn cảnh nào? Phân tích để thấy rõ truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bản sắc văn hóa người thợ Mỏ, người dân Đất Mỏ?

* Quá trình hình thành và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh:

Quảng Ninh được biết đến không chỉ là một vùng công nghiệp than lớn nhất Việt Nam, mà còn bởi những di sản thiên nhiên, văn hoá quý báu, do thiên nhiên ban tặng và con người sáng tạo. Chính vì thế, giới thiệu về Quảng Ninh trên trang web chính thức, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Quảng Ninh là một trong những tỉnh có kho di sản văn hoá lớn nhất, phong phú, đa dạng nhất”... Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất xác định văn hóa Quảng Ninh được hình thành và kết hợp bởi nhiều yếu tố như: văn hóa biển đảo, văn hóa công nhân mỏ và sự hội tụ, giao thoa giữa nền văn minh sông Hồng với văn hóa vùng Đông Bắc.

- Văn hóa biển đảo: Văn hóa biển đảo là văn hóa gắn liền với người dân Quảng Ninh từ xa xưa. Toàn tỉnh người dân đều những lễ hội về biển, người dân hình thành những tín ngưỡng thờ cũng thần linh, các thế lực siêu nhiên đề tìm sự bảo trợ về đời sống lao động. Các hoạt động tín ngưỡng của người dân vùng biển, đảo tỉnh Quảng Ninh còn là cách thức để nhân dân bày tỏ lòng tri ân với các anh hùng của địa phương, của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

- Văn hóa công nhân mỏ: Là một tỉnh có tiềm năng khai thác khoáng sản về than, các mỏ than được xây dựng lên, vì thế lực lượng lao động chủ yếu ở nơi đây là công nhân mỏ than. Từ đó văn hóa công nhân mỏ được hình thành. Thế hệ thợ mỏ đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa vật thể cho vùng mỏ như di tích miếu mỏ địa điểm khai thác đầu tiên, đền Bà Chúa Kẽm, tượng đài Ngô Huy Tăng,… Những người công nhân mỏ đã chung sống hài hòa, tạo nên sự giao thoa đặc biệt về văn hóa.

- Văn hóa Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa của nền văn minh Sông Hồng với văn hóa vùng Đông Bắc:

* Phẩm chất con người Quảng Ninh:

- Bản lĩnh mạnh mẽ, kiên cường:

- Tập quán “mình vì mọi người”:

- Tính cố kết cộng đồng, tinh thần hợp tác:

- Hào sảng Quảng Ninh:

- Lòng trung thành với Đảng:

- Tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm”:

- Sự cần cù, chịu khó, sáng tạo:

- Lòng cởi mở, bao dung:

Như vậy, với khí chất mạnh mẽ, khoáng đạt, mộc mạc của văn hóa biển kết hợp với tinh thần đoàn kết, kỷ luật, bao dung của văn hóa công nhân mỏ cùng với sự linh hoạt của nền văn minh sông Hồng, sự giản đơn, thật thà của văn hóa vùng Đông Bắc đã dần hình thành những giá trị đặc trưng riêng biệt mà ở đó có nhiều phẩm chất quý báu được chắt lọc, kết tinh, tôi luyện để có được hình ảnh về mảnh đất và con người Quảng Ninh như ngày hôm nay. Một Quảng Ninh được đông đảo bạn bè xa gần ghi nhận, đó là: sự chính trực, tinh thần hào sảng, tính cách khoáng đạt đầy tình nhân văn, sự chân thành trong giao tiếp, ứng xử.

* Khẩu hiệu “Kỷ luật và Đồng tâm! Chúng ta sẽ thắng!” ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Những điều kiện lịch sử làm bùng nổ cuộc Tổng bãi công tháng 11 năm 1936:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

+ Thời kỳ 1931 - 1936, bọn chủ mỏ thực dân và chính quyền thực dân Pháp ở khu mỏ Quảng Ninh đã tiến hành khủng bố dã man phong trào công nhân mỏ

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế mới của chủ nghĩa tư bản (1936 - 1937) tác động vào khu mỏ Quảng Ninh, càng làm đảo lộn hơn nữa tình trạng xã hội ở khu mỏ vốn đã mục nát và rối loạn. Hậu quả của nó làm cho đời sống người lao động vốn đã điêu đứng lại càng thêm điêu đứng, quẫn bách.

+ Sự phục hồi và hoạt động của Đảng ở khu vực mỏ Quảng Ninh tạo nên ý thức giác ngộ chính trị trước tình thế mới trong công nhân mỏ là nguyên nhân quyết định đưa cuộc đấu tranh bùng nổ đúng lúc, đúng hướng. Phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Quảng Ninh không thể có được nếu thiếu đi sự phục hồi và hoạt động của Đảng.

- Diễn biến cuộc Tổng bãi công tháng 11 năm 1936

Đêm ngày 12/11/1936, cuộc bãi công của đông đảo công nhân mỏ Cẩm Phả - mở đầu cho cuộc Tổng bãi công Vùng mỏ, để chuẩn bị cho cuộc tổng bãi công, ban lãnh đạo đã lên kế hoạch cụ thể và phân công nhiệm vụ cho các thành viên rất rõ ràng thể hiện tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” ngay từ khâu chuẩn bị.

Thợ đình công đổ về các phố, tụ tập quanh những áp phích đã dán sẵn trên các bức tường:

“Hỡi anh chị em !

Chúng ta làm lụng cực khổ, lương không đủ sống

Chúng ta không muốn chết đói, chết ốm

Vậy tất cả hãy bãi công

Đòi chủ tăng lương lên 3 hào một ngày

Đòi chủ phát cuốc, xẻng

Anh chị em hãy đồng tâm, đừng để người ta phá cuộc đấu tranh của chúng ta! Hãy tỉnh táo! Đừng mắc mưu khiêu khích.

Kỷ luật và đồng tâm! Chúng ta sẽ thắng”

- Công nhân toàn Khu mỏ tổng bãi công: Ngày nổ ra cuộc tổng bãi công (ngày 12/11/1936), đã trở thành ngày “Hội truyền thống của công nhân Vùng mỏ”. Thắng lợi của cuộc bãi công của thợ mỏ đã chứng minh một chân lý “Kỷ luật và Đồng tâm! Chúng ta sẽ thắng!”. Cũng từ đây, đánh dấu sự ra đời truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” của công nhân mỏ Quảng Ninh.

* Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bản sắc văn hóa người thợ Mỏ, người dân Đất Mỏ

Nói đến sự phát triển của Quảng Ninh không thể không nói đến ngành Than và ngược lại. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Quảng Ninh và ngành Than luôn gắn bó mật thiết, máu thịt “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Chiếm đến 95% trữ lượng Than của cả nước, đất Quảng Ninh được cấu thành chủ yếu từ than. Than gắn với Đất, gắn với Người Quảng Ninh, vì có than mà đất Quảng Ninh được gọi là “Đất Mỏ”; trước đây ngày 12/11 hằng năm còn được gọi là ngày “Miền mỏ bất khuất” in sâu trong trái tim và khối óc của biết bao người con đất Mỏ; truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong bản sắc văn hóa người thợ Mỏ, cũng là của người dân Đất Mỏ. Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” đã tạo nên sức mạnh nội sinh cho sự phát triển tỉnh Quảng Ninh:

- Với tinh thần Kỷ luật và đồng tâm của công nhân mỏ trong phong trào đấu tranh đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang cho Vùng mỏ mà đỉnh cao là cuộc Tổng bãi công Vùng mỏ tháng 11/1936

- Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” đã tiếp thêm sức mạnh góp phần giải phóng hoàn toàn Vùng mỏ khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp (ngày 25-4-1955), để từ đó người dân Quảng Ninh chính thức làm chủ vùng đất; thợ mỏ cùng với toàn dân Quảng Ninh tự hào lao động xây dựng cuộc sống mới.

- Vùng mỏ Quảng Ninh Phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của những người thợ mỏ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng đất nước

- Người thợ Mỏ, người dân Đất Mỏ phát huy tinh thần Kỷ luật và Đồng tâm góp phần xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu, đẹp như ngày nay.

Câu hỏi số 5

“Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Câu nói này của ai? Bạn hãy nêu ý nghĩa và giá trị của câu nói đó đối với tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đất nước ta nói chung trong thời đại ngày nay?

* Lời căn dặn của Bác Hồ “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”:

- Tỉnh Quảng Ninh vinh dự 9 lần được Bác Hồ về thăm (nêu sơ lược về các chuyến thăm của Bác)

- Tháng 3/1961, đi cùng các cán bộ, chiến sĩ quân chủng hải quân vào thăm hang Đầu Gỗ (Hạ Long, Quảng Ninh), “công binh xưởng” xưa kia quân của Trần Hưng Đạo làm cọc cắm trên sông Bạch Đằng để chống quân Nguyên, Bác Hồ căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Lời căn dặn của Bác không chỉ nói đến giá trị của biển đảo mà còn nói đến chủ quyền đất nước của con người Việt Nam. Gìn giữ đất nước, biển đảo là gìn giữ chủ quyền đất nước ta sau bao năm chiến đấu.

* Ý nghĩa và giá trị lời Bác dạy “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”:

- Giá trị và vai trò của biển, đảo:

  • Biển đảo đóng vai trò là nền tảng gìn giữ chủ quyền, đất nước, con người Việt Nam;
  • Biển đảo đem lại giá trị về kinh tế cho người dân Quảng Ninh với cuộc sống ấm no;
  • Biển đảo đem lại giá trị văn hóa biển đảo, giá trị tinh thần cho con người Quảng Ninh;

- Giữ vững chủ quyền biển, đảo:

Chủ quyền biển đảo là một phần của lãnh thổ Việt Nam, vùng biển mà người dân ta mất bao công gìn giữ giữ, bao thế hệ anh hùng hi sinh. Bác căn dặn những điều ấy là căn dặn người dân tỉnh Quảng Ninh phải biết giữ vững chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước Việt Nam.

- Khai thác nguồn lợi từ biển, đảo:

Khi có được vùng biển đẹp đẽ với nhiều giá trị như vậy thì con người phải biết khai thác giá trị hiệu quả nhưng cũng phải biết gìn giữ lại nét đẹp, giá trị đó cho bền vững. Bởi việc khai thác nguồn lợi không có ý thức sẽ dần khiến cho tự nhiên bị phá hủy.

- Đảng, Chính quyền, Nhân dân Quảng Ninh làm theo lời dạy của Bác:

+ Về bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo:

  • Chính quyền, nhân dân tuân theo định hướng của Đảng và nhà nước;
  • Thực hiện tốt những chủ trương của Đảng và nhà nước;
  • Nhân dân chủ động tích cực tham gia hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo;

+ Khai thác phát huy tiềm năng thế mạnh của kinh tế biển:

Câu hỏi số 6

Ông, bà, anh, chị, đồng chí hãy nêu cảm nghĩ của mình về những đổi thay của tỉnh Quảng Ninh kể từ khi được thành lập đến nay? Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong xây dựng và phát triển Quảng Ninh trong thời gian tới.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài Liệu chuyên mục Bài thu hoạch bài dự thi liên quan.

Đánh giá bài viết
42 33.727
0 Bình luận
Sắp xếp theo