Đề cương thi báo cáo viên giỏi năm 2024
Hội thi báo cáo viên giỏi năm 2023 nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp về vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền miệng, từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên. Sau đây là Đề cương thi báo cáo viên giỏi năm 2023, mời các bạn tham khảo và tải về.
2 bài dự thi báo cáo viên giỏi năm 2024
1. Bài dự thi báo cáo viên giỏi năm 2024
ĐỀ CƯƠNG
NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII
CHUYÊN ĐỀ
6 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ 3 ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TRONG NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
---------
Được sự phân công của và thống nhất của BTC, Tôi xin giới thiệu với các đồng chí Chuyên đề “6 Nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá chiến lược được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII” Chuyên đề gồm 2 phần lớn: (1) Kết quả đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. (2) 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược được Đảng ta xác định trong Đại hội lần thứ XIII. Trong đó xin phép được tập trung nhấn mạnh vào nội dung nhiệm vụ thứ nhất về công tác xây dựng Đảng
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
Thưa toàn thể các đồng chí!
Trong phần này, Tôi xin báo cáo với các đồng chí một số nội dung sau:
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; các vấn đề an ninh phi truyền thống... đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ và tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn diễn biến phức tạp; sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn; đặc biệt, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có công tác xây dựng Đảng.
Trong bối cảnh đó, Công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ được tổ chức toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01/2011 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng như: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam...
Đặc biệt đại hội thành công trên cả 3 phương diện:
Thứ nhất đó là công tác xây dựng văn kiện
Thưa các đồng chí
So với Đại hội XII, số lượng các văn kiện được Đại hội XIII thảo luận và thông qua thì nhiều hơn, phạm vi thì rộng hơn, nội dung thì phong phú, toàn diện, và sâu sắc hơn. Đặc biệt, ngoài Báo cáo chính trị, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, thì Ban Chấp hành Trung ương khóa XII còn có Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII mà rất ít nhiệm kỳ trước có báo cáo này .
Thứ 2 đó là thành công về công tác nhân sự công tác nhân sự
Công tác nhân sự đại hội 13 đã nhận được sự thống nhất cao, do đó, Đại hội đã bầu một lần là đủ số lượng, với số phiếu tập trung cao. Tất cả các nhân sự thuộc "trường hợp đặc biệt" được Trung ương khóa XII giới thiệu cũng đã được Đại hội tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Điều này đã giúp Đại hội hoàn thành sớm hơn gần 2 ngày so với kế hoạch trong đó đại hội đã bầu 200 đồng chí vào BCH trung ương bao gồm 180 uỷ viên chính thức và 20 uỷ viên dự khuyết. BCH TƯ đã bầu 18 đồng chí vào bộ chính trị 5 đồng chí tham gia ban bí thư, 19 đồng chí tham gia uỷ ban kiểm tra trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư BCH TƯ khoá 12 tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư BCH TƯ khoá XIII, đây là thành công rất lớn đối với công tác nhân sự của đại hội XIII thể hiện sự đoàn kết thống nhất của trung ương đồng thời cũng thể hiện sự sự tin tưởng kỳ vọng của cán bộ đảng viên các tầng lớp nhân dân đối với đại hội
Và như các bác các đồng chí biết, ngay sau đại hội 13 thì công tác nhân sự cũng tiếp tục được củng cố kiện toàn đảm bảo hoạt động lãnh đạo chỉ đạo của trung ương, Bộ chính trị cũng đã phân công nhiệm vụ tới các uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên ban bí thư, và kỳ họp thứ 11 quốc hội khoá 14 cũng đã tiến hành kiện toàn chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chú tịch nước, Thủ tướng chính phủ, rồi các phó chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch nước, các phó thủ tướng và lãnh đạo một số bộ ban ngành trung ương cũng như địa phương
Thứ 3 đó là thành công trong các khâu tổ chức đại hội: bài bản, chặt chẽ đúng theo quy định
Phần thứ hai
6 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ 3 ĐỘT PHÁT CHIẾN LƯỢC TRONG NHIỆM KỲ MỚI
Trước hết tôi đi vào các mục tiêu trong đó có mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể là:
Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao./.
Để đạt những mục tiêu như vậy, thì chúng ta cần phải xác định được nhiệm vụ cụ thể và tạo ra những đột phá toàn diện như thế nào
Thưa các đồng chí
Một là: Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố lòng tin, sự gắn bó của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Như các đồng chí đã biết, đây là một trong những nội dung mà Đảng ta rất quan tâm, đặc biệt liên quan tới công tác xây dựng chỉnh dốn Đảng, trong nhiệm kỳ đại hội 12 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 04 nghị quyết chuyên đề và 01 quy định về xây dựng Đảng; Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 130 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ
- Trung ương đã ban hành đồng bộ các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo; các cấp uỷ, tổ chức đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, đề án phù hợp để thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và các mối quan hệ công tác của một số tổ chức trong hệ thống chính trị để khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp tinh gọn hơn; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố được hợp nhất, sắp xếp lại cho phù hợp.
- Việc thực hiện tinh giản biên chế đạt kết quả rõ nét, biên chế của cả hệ thống chính trị giảm liên tục qua các năm gần đây đã góp phần giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển.
Đối với Hà Nội của chúng ta thì các bác các đồng chí biết rồi, sắp tới thì chúng ta sẽ thực hiện thí điểm mô hình hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố với việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường thuộc các quận và Thị xã trên địa bàn, và ngay trong cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 chúng ta đã không tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân đối với các phường trên địa bàn thành phố. Căn cứ các quy định nghị định hướng dẫn thực hiện nghị quyết 97 thì trong thời tới chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện các bước đặc biệt liên quan tới tổ chức, đến nhân sự, công tác cán bộ.. rồi vai trò giám sát của MTTQ các đoàn thể nhân dân sau khi không còn Hội đồng nhân dân cấp phường…. như thế nào thì chúng ta sẽ từng bước triển khai thực hiện. Rồi 1 nội dung nữa mà chúng ta đã làm đó là việc triển thực hiện đề án 21 của Thành uỷ Hà Nội về sắp xếp bố trí kiêm nhiệm các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
Qua việc triển khai đề án, ban đầu toàn thành phố có 55.300 người hoạt động không chuyên trách ở phường, xã, thị trấn và thôn, tổ dân phố. Dự kiến sau khi thực hiện Đề án số 21-ĐA/TU, thành phố sẽ giảm 33.000 người hoạt động không chuyên trách, giúp tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí.
Thực tế thực hiện thí điểm tại một số quận huyện thì đã cho thấy hiệu quả rất tốt……
- Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và có chuyển biến tích cực. Số lượng đảng viên tiếp tục tăng, số lượng tổ chức cơ sở đảng giảm do được kiện toàn phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, số lượng kết nạp đảng viên tuy giảm so với nhiệm kỳ trước nhưng chất lượng được nâng lên, khắc phục một bước tình trạng chạy theo số lượng.
Liên quan tới công tác cán bộ Trung ương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành 12 quy định, quy chế, kết luận về công tác cán bộ, trong đó có một số quy định sau khi tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả thiết thực, như Quy định 102 về xử lý đảng viên vi phạm có thời hiệu; Quy định 105 về phân cấp quản lý cán bộ; Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Quy định 89, 214 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ...
- Công tác đánh giá cán bộ được đổi mới theo hướng: liên tục, xuyên suốt, nhiều chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, so sánh với các chức danh tương đương, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, thông qua khảo sát và công khai kết quả theo quy định. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ ở các cấp được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Bộ Chính trị đã chỉ đạo tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác cán bộ trong toàn hệ thống chính trị. Ban Bí thư đã ban hành kết luận chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh công tác cán bộ và xử lý dứt điểm những tập thể, cá nhân vi phạm. Đã siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, có chuyển biến tích cực và bước đầu được kiềm chế, ngăn chặn.
- Công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng có nhiều đổi mới; được chỉ đạo chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản; tiến hành từng bước, từng việc theo quy trình 5 bước, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, làm đến đâu chắc đến đó và tạo được sự thống nhất cao.
- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn; việc thẩm định, kết luận tiêu chuẩn chính trị, nhất là vấn đề chính trị hiện nay được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hơn, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ, đảng viên và nâng cao chất lượng công tác cán bộ, phục vụ việc chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.
Liên quan tới công tác công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt.
- Nhiều quy định, quy chế, hướng dẫn được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ hơn, là cơ sở chính trị, pháp lý để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Đã tập trung kiểm tra những lĩnh vực, địa bàn, vị trí dễ phát sinh tiêu cực; những nơi có vấn đề nổi lên và xử lý kịp thời, nghiêm minh, có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm đã được xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo quyết liệt các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả tích cực. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận.
- Các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phát hiện, đấu tranh, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng chặt chẽ, hiệu quả hơn.
Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên; thi hành kỷ luật hơn 1.000 tổ chức đảng và hơn 87.000 đảng viên, trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu.
Điều đó đã khẳng định quyết tâm chính trị cao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bản lĩnh của ngành kiểm tra trong công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Nội dung nữa đó là về công tác dân vận nhất là dân vận chính quyền;
- Đã ban hành nhiều chủ trương về công tác dân vận và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, nhất là ở những địa bàn, lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, những nơi xảy ra điểm nóng, khiếu kiện kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là dân vận chính quyền được đẩy mạnh và thực hiện khá đồng bộ ở các cấp, các ngành, tạo chuyển biến về nhận thức và nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Công tác tiếp dân và đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền từng bước đi vào nền nếp. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực. Phong trào thi đua "Dân vận khéo" được mở rộng về phạm vi, đối tượng và có hiệu quả cao hơn.
Nội dung nữa đó là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Đã quán triệt và vận dụng sáng tạo 5 phương thức lãnh đạo của Đảng là: (1) Ban hành đường lối, chủ trương, nghị quyết; (2) Tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; (3) Công tác tổ chức, cán bộ; (4) Công tác kiểm tra, giám sát; (5) Sự gương mẫu của đảng viên, cụ thể như sau:
- Việc ban hành chủ trương, nghị quyết của Đảng luôn bám sát thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt. Sau khi có Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị ban hành kế hoạch thực hiện; chỉ đạo các cơ quan Nhà nước bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.
- Đổi mới việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với cách làm thiết thực, hiệu quả hơn.
- Sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức của hệ thống chính trị sau đại hội Đảng các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá nhân, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò chủ động của các tổ chức.
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các nghị quyết của Trung ương được coi trọng hơn, nhất là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt, phổ biến, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả.
- Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp. Phong cách, lề lối làm việc của nhiều cơ quan lãnh đạo được đổi mới theo hướng bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở.
Trên cơ sở nhìn lại 35 năm đổi mới, nhất là 5 năm thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong nhiệm kỳ, Đại hội XIII đã khẳng định “Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng các nhiệm kỳ qua và nhiệm kỳ Đại hội XII đã góp phần rất quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay; làm cho Đảng ta đoàn kết, thống nhất và trong sạch, vững mạnh hơn; niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới”.
Tuy nhiên, Đại hội cũng chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm và một số bài học kinh nghiệp để thực hiện trong nhiệm kỳ đại hội XIII bao gồm 5 tồn tại hạn chế và 5 bài học kinh nghiệm
Đó là nhiệm vụ thứ nhất
Hai là: Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vắc-xin COVID-19 cho cộng đồng;
Nội dung kết quả đợt dịch thứ 4
phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất, kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững;
Nội dung chuyển đổi số quốc gia…hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.
Lấy hiến pháp là đạo luật gốc để tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung hệ thống pháp luật sao cho hài hoà, đồng bộ tạo đột phá phát triển đất nước trên cơ sở giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam…. Thì đó là nội dung nhiệm vụ thứ 2
Ba là: Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đây cũng là một nội dung vô cùng quan trong trong nhiệm kỳ khoá 13 đặc biệt là những nhận thức và tư duy mới về quốc phòng an ninh, đầu tư cho quốc phòng an ninh là đầu tư cho sự phát triển bền vững và ngược lại quốc phòng an ninh phát triển là một trong những điều kiện đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đất nước
Thì đây là nội dung nhiệm vụ thứ 3, còn sâu hơn riêng đối với nội dung những nhận thức mới, tư duy mới về quốc phòng an ninh chúng ta ít nhất phải ngồi với nhau nghiên cứu 2 ngày mới cơ bản đầy đủ được những nội dung này
...
Mời bạn đọc tải file đầy đủ để tham khảo thêm
2. Bài dự thi tuyên truyền viên giỏi cấp xã
Lưu ý: Bài viết đã được Hoatieu.vn biên soạn lại. Nghiêm cấm sao chép.
ĐẢNG BỘ XÃ....................... CHI BỘ TRƯỜNG THCS..................... | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
ĐỀ CƯƠNG DỰ THI
Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi cấp thị xã năm 20...
Chuyên đề
NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XII
Về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “ tự diễn biến”,“tự chuyễn hóa” trong nội bộ.
Họ và tên: .........................................................................................................
Chức vụ: Bí thư chi bộ trường THCS................................................................
Kính thưa Quý vị đại biểu!
Kính thưa ban giám khảo cùng các đồng chí về tham dự hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi cấp Thị xã năm 20... (Tự giới thiệu)
Tham gia hội thi tôi xin phép được trình bày nội dung cơ bản của Nghị quyết TW4 khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “ tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa” trong nội bộ.
Nội dung trình bày gồm 4 phần:
Phần 1: Nguyên nhân, thời cơ thách thức, sự cần thiết ban hành Nghị quyết TW4
Phần 2: Nội dung cơ bản của biểu hiện suy thoái tư tưỡng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa”
Phần 3: Giải pháp ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái tư tưỡng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa”
Phần 4: Liên hệ thực tế và kết luận
Kính thưa quý vị đại biểu!
Phần 1: Nguyên nhân, thời cơ thách thức, sự cần thiết ban hành Nghị quyết TW4
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Trải qua 93 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân làm nên cách mạng tháng 8 thành công, đưa nước ta từ một nước thuộc địa thành một nước độc lập có chủ quyền, đánh thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ, thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh. Đảng ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, cho đến nay, các nước đế quốc và bè lũ phản động luôn tìm cách xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay, thời đại của công nghệ số, nền kinh tế tri thức, nước ta đang gặp rất nhiều thách thức trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng chống phá của chế độ cũ, sự cám dỗ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường khiến một bộ phận không nhỏ đảng viên sa ngã, bị đồng tiền chi phối, chạy chức chạy quyền, dẫn đến tệ nạn tham nhũng, suy thoái về tư tưỡng chính trị, đạo đức lối sống, là những con sâu ung nhọt của Đảng. "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ngay trong Đảng là mối nguy hiểm khôn lường, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Nếu không cương quyết xử lý "ung nhọt", trong khi đó các thế lực phản động bên ngoài vẫn đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình", lợi dụng các vấn đề "dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo" bóp méo tình hình, chống phá cách mạng, Đảng ta sẽ suy yếu và dễ rơi vào "vết xe đổ" của nước Nga Xô Viết. Nói về những cán bộ đã xử lý kỷ luật trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chia sẻ: Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân".
Chúng ta cần nhận diện những biểu hiện của đảng viên thoái hóa, biến chất, sống cá nhân chủ nghĩa và bất mãn chính trị với 9 biểu hiện như sau:
+ Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”
+ Phản bác, phủ nhận nền dân chủ, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”.
+ Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ, tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước
+ Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin…để nói xấu, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi phi chính trị hoá quân đội và công an. Xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
+ Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập, vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
+ Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi giữa Việt Nam với các nước.
+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học – nghệ thuật.
+ Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
Từ thực tế trên, tại hội nghị TW4 khóa XI, Đảng ta đã ra nghị quyết TW 4 với nội dung “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nhằm xây dựng và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.
Kính thưa hội thi!
Qua hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng; có tác động thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố thêm niềm tin trong Đảng và nhân dân, đặc biệt đã đưa đất nước ta vượt qua thời kỳ dịch bệnh khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại mặt hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục. Cụ thể:
+ Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ Đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình.
+.Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên chưa được đẩy lùi, còn diễn biến tinh vi phức tạp hơn, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào một số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
+ Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ còn phổ biến. Nhiều tổ chức Đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện về đấu tranh ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
+ Việc đấu tranh phản bác những luận điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén, hiệu quả chưa cao.
Phần 2: Nội dung cơ bản của biểu hiện suy thoái tư tưỡng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa”
Việc tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là vấn đề sống còn của Đảng.
Từ những hạn chế khuyết điểm trên, việc nhận diện những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những thách thức đối với công tác xây dựng Đảng và sự tồn vong của chế độ thể hiện qua cách biểu hiện sau:
– Suy thoái về tư tưởng, chính trị: (có 9 biểu hiện)
+ Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin.
+ Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng, phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, sai trái.
+ Nhận thức sai lầm về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập chính trị.
+ Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, sa sút ý chí phấn đấu, né tránh trách nhiệm.
+ Trong tự phê bình còn dấu giếm, không dám nhận khuyết điểm. Trong phê bình thì nể nang né tránh, ngại và chạm thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
+ Nói, viết không đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm.
+ Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình, không chịu học tập lắng nghe tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
+ Tham vọng quyền lực, không chấp hành sự phân công của tổ chức kén chọn chức danh, vị trí công tác. Tìm mọi cách vận động, tác động tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho các nhân không lành mạnh.
+ Vướng vào “Tư duy nhiệm kỳ” chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt có lợi cho mình. Tranh thủ bổ nhiệm người thân, người nhà dù không đủ điều kiện.
– Biểu hiện về suy thoái đạo đức lối sống: (có 9 biểu hiện)
+ Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ thực dụng, cơi hội, vụ lợi… không muốn người khác hơn mình.
+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ, đoàn kết viên chức, dân chủ hình thức, cục bộ, bè phái
+ Kê khai tài sản thiếu trung thực
+ Mắc bệnh thành tích, háo danh phô trương, che dấu khuyết điểm
+ Quan liêu xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan đơn vị, thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm với nhân dân
+ Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài sản ngân sách nhà nước…
+ Tham ô, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp đối tượng khác để trục lợi, dung túng bao che tiếp tay cho tham nhũng
+ Thao túng trong công tác tổ chức cán bộ, chạy chức, chạy quyền, chạy chổ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội
+ Đánh bạc, rượu chè bê tha, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp sa vào tệ nạn xã hội
Phần 3: Giải pháp ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái tư tưỡng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyễn hóa”
Kính thưa quý vị đại biểu!
Để khắc phục những mặt tồn tại, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tôi cho rằng, cần tập trung vào các giải pháp sau:
1. Trước hết, cần làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mức độ nguy hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh. Tức là, cần làm cho mọi người nhận thức được những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành; thấy được việc phòng, chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh hết sức cam go, phức tạp diễn ra ngay trong nội bộ, giữa ta với ta,...
Đồng thời, làm rõ sự nguy hiểm của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nếu không phòng, chống, đấu tranh kịp thời, kiên quyết. Trên cơ sở nhận thức đúng, đề cao quyết tâm, ý thức trách nhiệm, dám nói, dám làm, dám đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nâng cao khả năng “miễn dịch” của mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng trước sự tác động chuyển hóa, cùng những tiêu cực trong đời sống xã hội.
2. Hai là, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW4 khóa XII, khóa XIII. Việc ban hành Nghị quyết TW4-khóa XII cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng trong ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, Nghị quyết đã thẳng thắn chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm cơ sở để đấu tranh, khắc phục.
Nghị quyết xác định 4 nhóm giải pháp mang tính cơ bản, toàn diện, khoa học và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gắn thực hiện nghị quyết TW4 với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Quy định về những điều đảng viên không được làm, tạo sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đồng thời, làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, phát huy vai trò của các tổ chức đảng và đảng viên trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, trách nhiệm năng lực tốt và động cơ phấn đấu đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân.
3. Ba là, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, đề cao vai trò tiền phong, gương mẫu của người đứng đầu. Tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng ta. Thông qua việc làm này, cơ thể Đảng như được gột sạch những vết nhơ; cán bộ, đảng viên nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình để phấn đấu và rèn luyện; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ được nhận diện và khắc phục. Bởi thế, cần đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong hoạt động và sinh hoạt Đảng với tinh thần xây dựng, trung thực, chỉ rõ những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường “sức đề kháng” nhằm vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởng, thâm nhập, chuyển hóa, lũng đoạn nội bộ, tha hóa cán bộ Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch. Vận dụng linh hoạt các biện pháp xử lý đối với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; “xây” đi liền với “chống”, nói đi đôi với làm, tạo môi trường thuận lợi phòng, chống có hiểu quả biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
4. Bốn là, phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trước mắt, cần tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, internet và các trang mạng xã hội; chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời. Chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành quả trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương “người tốt, việc tốt”; đồng thời, có những bài viết sắc sảo, ý thức chính trị cao nhằm phê phán, lên án những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội và những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đi đôi với khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích; cần xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thông tin, báo chí, tuyên truyền và lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái.
Kính thưa Quý vị Đại biểu! Thưa ban chỉ đạo hội thi!
Việc nhận diện đúng, đấu tranh, khắc phục kịp thời những biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là biện pháp hết sức quan trọng để khắc phục những hiểm họa khôn lường mà nó gây ra đối với Đảng và chế độ ta. Tuy nhiên, khắc phục như thế nào lại cần các biện pháp, chế tài xử phạt nghiêm minh, không bao che, không có "vùng kín", xử lý đúng tội, đúng người. Làm được như vậy không chỉ góp phần nâng cao công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên tinh nhuệ, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chế độ, với Đảng, mà còn giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, làm thất bại âm mưu "chiến lược hòa bình" hòng chống phá Đảng ta của các thế lực thù địch.
Phần 4: Liên hệ thực tế và kết luận
Kính thưa Quý vị Đại biểu! Thưa ban chỉ đạo hội thi!
Đối với chi bộ trường THCS............... trong những năm qua, việc thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XI, khóa XII, Khóa XIII và chỉ thị 03-CT/TW, gắn với chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “ đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã trở thành sinh hoạt chính trị sâu rộng trong chi bộ, giúp cho mỗi cán bộ đảng viên nhìn và soi lại bản thân, chủ động khắc phục hạn chế, khuyết điểm, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, tạo được niềm tin của quần chúng vào tổ chức Đảng.
Vì vậy, mặc dù có nhiều biến động và diễn biến phức tạp trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, tôn giáo và đời sống xã hội, nhưng nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưỡng vì vậy đội ngủ cán bộ đảng viên, nhà giáo và học sinh trường luôn trung thành với Đảng, Bác Hồ, không dao động trước các cám dổ, bằng lý luận kết hợp với thực tiễn đấu tranh chống việc truyền đạo trái phép các tà đạo "Pháp luân công, H ội thánh đức chúa trời,...", đi ngược với thuần phong mỹ tục và truyền thống dân tộc.
Đơn vị không có thành viên và người thân tham gia các tà đạo trên... Phát huy được tính tự giác, đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân tinh thần tập thể tốt, đoàn kết nội bộ cao hăng hái thi đua "dạy tốt- học tốt".
Thông qua kiểm tra, giám sát, chi ủy nắm vững tình hình mọi mặt của chi bộ, nắm chắc đội ngũ cán bộ, đảng viên chấp hành quan điểm, đường lối của Đảng, để có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp.
Công tác phát triển Đảng được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng Đảng. Trong nhiệm kỳ, Chi bộ nhà trường đã tổ chức kết nạp 5 đảng viên mới, có 02 quần chúng đã học xong lớp cảm tình Đảng, vượt chỉ tiêu 2 đồng chí.
Kết quả phân tích chất lượng Đảng viên trong nhiệm kỳ, cả 3 năm ...% đảng viên đều xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có ...% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ 3 năm liền đều được đảng bộ công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng đảng. Chi ủy đã lãnh đạo chính quyền xây dựng nhà trường phát triển vững chắc và đạt nhiều thành tích quan trọng, năm học 20...-20..., chất lượng GD Giỏi trên ...%; Khá trên ...%, chất lượng mũi nhọn tăng cả quy mô và số giải. Học sinh năng khiếu luôn duy trì và giữ vững, tỷ lệ tốt nghiệp ổn định trên ...%.
Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao, giáo viên được đào tạo trên chuẩn tăng từ ...% lên...%. Đặc biệt năm học 20...-20... nhà trường đạt và hoàn thành các chỉ tiêu của tập thể lao động tiên tiến: ..................................
Tiếp tục phát huy thành quả đạt được, năm học 20...-20... đội ngủ cán bộ-giáo viên – nhân viên trường đã tiếp tục phấn đấu đạt nhiều kết quả quan trọng:
- Về học sinh: Chất lượng đại trà
+ Hạnh kiểm: Tốt: ...em, tỷ lệ ...%; Khá: ... em, tỷ lệ ...%;
+ Học lực: Giỏi: ...em, tỷ lệ...; Khá ...em, tỷ lệ ...%; T Bình: ...em, tỷ lệ ...%; Yếu: ... em, tỷ lệ ...%. So với chỉ tiêu: Giỏi tăng ...%; Khá tăng: ...%; Khá giỏi vượt ...%;
Thi học sinh giỏi VH lớp 9 đạt ...giải cấp thi xã (...giải nhất, ... giải 3, ... giải KK ), đạt ... giải cấp tỉnh (... giải nhỉ,... giải khuyến khích)
– Năng khiếu: Cấp thị xã ... giải (... nhất, ... nhì, ... ba, ...KK).
– Thi chỉ huy Đội giỏi đạt ...giải.
Có... tập thể lớp đạt tiên tiến xuất sắc, ... tập thể lớp đạt tiên tiến ... lớp còn lại hoàn thành nhiệm vụ
- Về Giáo viên:
- Thi giáo viên giỏi cấp thị xã: Có ...giáo viên đạt giỏi, trong đó có (... giải nhì và ...giải KK, ... đạt giỏi); vượt chỉ tiêu ... giáo viên, đơn vị có giáo viên đạt giỏi đứng đầu của thị xã
- Xếp loại thi đua cuối năm có ... giáo viên đề nghị công nhận chiến sỉ thi đua cơ sở đạt ...%; ...đạt lao động tiên tiến tỷ lệ ...%; hoàn thành nhiệm vụ ...tỷ lệ ...%, đơn vị đề nghị công nhận tập thể lao động tiên tiến.
Có được thành tích trên, nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng. Tập thể chi ủy, chi bộ, nội bộ đoàn kết nhất trí cao, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Động viên, khen thưởng kịp thời và phát huy tốt các tấm gương tiêu biểu, các điển hình tiên tiến.
Kính thưa Quý vị Đại biểu! Thưa ban chỉ đạo hội thi!
Với truyền thống và bản chất tốt đẹp của Đảng được nhân dân đồng tình ủng hộ. NQ TW4 Khóa XII, Khóa XIII đã sớm đi vào cuộc sống, tạo bước chuyển mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đưa đất nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập và phát triển toàn diện với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Xin trân trọng cám ơn Quý vị đại biểu, ban tổ chức, ban giám khảo và các thành viên tham gia hội thi đã lắng nghe./.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Nhân vật lịch sử nào được gọi là Ông tổ nghề xẩm
Đề thi viết công chức tỉnh đoàn (20 đề)
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2023 tỉnh Bắc Kạn
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024
Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái năm 2023
Đáp án cuộc thi tìm hiểu về Dân vận khéo tỉnh Thừa Thiên Huế Tuần 6 (2024)
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương năm 2024
(3 Mẫu) Báo cáo tháng hành động vì trẻ em 2024
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở Cà Mau năm 2024
-
Đáp án cuộc thi tìm kiếm Đại sứ trẻ em năm 2023 tỉnh Đồng Tháp
-
Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp đi đến đoạn đường đôi có dải phân cách cứng ở giữa
-
Vào kỳ nghỉ hè các bạn nam trong khu phố thường tổ chức chơi đá bóng trên đường giao thông
-
Bài dự thi viết Biển, đảo trong trái tim tôi 2024
-
Theo em cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
-
Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ 2024
-
Đáp án Tìm hiểu Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng Yên Bái 2023
-
Đáp án thi Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất 2024 Kỳ 2 (Chính xác)
-
Cơ quan, tổ chức có ý tưởng sáng tạo gì cho lực lượng Công an nhân dân để triển khai tốt các quy định của Luật Căn cước năm 2023
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Bài thu hoạch, bài dự thi
Đáp án Thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam
Đáp án thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông" Hậu Giang 2021
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết số 11 và số 28 BCHĐB tỉnh Hà Giang
Trình bày nội dung giữ vững QPAN có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, giải quyết vấn đề dân tộc tôn giáo
Cách tổ chức đại hội chi Đoàn 2024
Thầy cô cần làm những gì để nâng cao tỷ lệ đội mũ bảo hiểm hàng ngày cho học sinh